Nhiều hoạt động thú vị tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Thứ sáu, 12/04/2024 15:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 12/4, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục xuất bản, In và Phát hành và ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chủ trì chương trình họp báo cung cấp thông tin về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Cục trưởng Cục xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên cho biết, chương trình năm nay mang đến 4 thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”. Cả 4 thông điệp đều hướng đến bạn đọc, nhấn mạnh sách là cốt lõi của văn hóa đọc.

Bên cạnh đó, khuôn viên tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay sẽ có nhiều khu vực được bố trí đặc biệt như quầy thông tin điện tử; khu trưng bày sách của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sách đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia; giới thiệu cuốn sách 3D về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

nhieu hoat dong thu vi tai ngay sach va van hoa doc viet nam hinh 1

Ông Nguyễn Nguyên (bìa trái) và ông Nguyễn Việt Hùng (bìa phải) tại buổi thông tin báo chí. Ảnh: laodong

Nói về thông điệp văn hóa của chuỗi hoạt động, ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, việc chọn địa điểm tổ chức ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Di tích này là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là không gian linh thiêng. Dù vậy, mặt bằng và khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám không phải nơi dành để tổ chức sự kiện văn hóa đông người. Nên, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tổng thể, đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong và sau sự kiện. 

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số.

Độc giả cả nước có thể tham gia Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách...

Lễ khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba sẽ được tổ chức vào hồi 19h00, ngày 17/4/2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội (Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám) tổ chức trưng bày triển lãm các bộ sách quý về Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Hội chợ sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba diễn ra tại khu vực Hồ Văn (nằm trong quần thể khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám) với đầy đủ không gian giới thiệu, quảng bá sách của các nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp công nghệ.

Dự kiến có khoảng 60 đơn vị tham gia, trưng bày, giới thiệu và cung cấp cho bạn đọc trên 40.000 đầu sách có giá trị. Hội chợ sách diễn ra từ ngày 17 - 21/4/2024.

Ngoài ra, triển lãm và hội chợ sách online cũng được tổ chức trên nền tảng số quốc gia vietnam.vn (từ ngày 15 đến 30/4/2024) với chủ đề “Sách hay tìm bạn đọc” phục vụ đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

PV

Bình Luận

Tin khác

Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

(CLO) Ngày 16/5, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí cao đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 và lựa chọn biểu tượng NTM 787 bản gốc là biểu tượng thành phố.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

(CLO) Tối 15/5, tại không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức "Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội" năm 2024.

Đời sống văn hóa
Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước đã tạo cho mình bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc, trong đó có nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen' lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen" lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

(CLO) Chiều ngày 15/5, giữa mùa sen nở, mùa Phật đản lại về trên mảnh đất Cố đô Huế. Phật giáo Huế long trọng tổ chức Triển lãm “Hương Sen", đây là điểm nhấn để mở đầu cho tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa
Kiệt tác ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới

Kiệt tác ballet 'Hồ thiên nga' trở lại với diện mạo mới

(CLO) Việc đưa kiệt tác ballet “Hồ thiên nga” trở lại nhằm đáp ứng niềm mong mỏi được thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của khán giả tại Việt Nam.

Đời sống văn hóa