Hà Nội đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng 3 cầu vượt sông Hồng bằng vốn đầu tư công
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có kết luận buổi làm việc về tình hình triển khai xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
Theo dõi báo trên:
Đó là trăn trở của TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khi trả lời phỏng vấn Báo Nhà báo & Công luận.
+ Cho đến hết tháng 7, theo các số liệu thống kê chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn giảm, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng, số doanh nghiệp thành lập mới giảm… cho thấy doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Trong khi từ đầu năm,Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Vậy doanh nghiệp vẫn khó khăn do đâu?
- Cho đến nay nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rủi ro bên ngoài vẫn hiện hữu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách hỗ trợ đồng bộ, xuyên suốt và khá đầy đủ (chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách về một số lĩnh vực “nóng” như BĐS, y tế, đầu tư công...). Theo đó, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam đã có một số kết quả tích cực.
Nhưng nhìn chung, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ngày càng rõ nét hơn, do cả những nguyên nhân khách quan bên ngoài và do cả những nguyên nhân chủ quan với những yếu tố nội tại của nền kinh tế và bản thân doanh nghiệp.
Bên ngoài thì kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại; lạm phát, lãi suất vẫn ở mức cao; đầu tư giảm, nhu cầu tiêu dùng thấp.
Nội tại bên trong thì sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, lãi suất cho vay vẫn ở mức cao; Năng lực quản trị, cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp lại gặp nhiều khó khăn và rào cản về vấn đề pháp lý và môi trường kinh doanh mà nguyên nhân một phần là do quy định pháp luật chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng, nhưng chủ yếu là do trình độ của công viên chức còn hạn chế và khâu phối hợp chưa tốt. Và còn do nỗi lo sợ trách nhiệm, sợ sai của cán bộ, công chức khiến nhiều vấn đề của doanh nghiệp không được giải quyết.
Khó khăn nữa của doanh nghiệp là về tài chính, về thanh khoản và tiếp cận vốn. Kênh huy động vốn từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn bị thu hẹp (6 tháng đầu năm 2023, mới có gần 49 nghìn tỷ đồng TPDN được phát hành, giảm 73,3% so với cùng kỳ năm 2022).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang nghẽn cả đầu vào lẫn đầu ra. Chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, logistics, lãi vay) đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, trong khi đầu ra bị thu hẹp, đơn hàng giảm mạnh, một số lĩnh vực chỉ mới có tín hiệu phục hồi đơn hàng từ đầu quý III/2023.
Khó khăn tiếp theo là về lao động. Thị trường lao động thay đổi nhiều sau dịch bệnh, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa theo kịp, vẫn xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu (chỗ thiếu, chỗ thừa)...
+ Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp đang thiếu vốn, khó khăn về dòng tiền. Trong khi lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm, và Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, bổ sung nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân và doanh nghiệp nhưng tín dụng vẫn tăng thấp, vì sao?
- Giảm lãi suất chỉ là một vế của vấn đề, chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, và đây mới là điều kiện quan trọng.
Tín dụng ngân hàng tăng thấp do bốn nguyên nhân chính:
Thứ nhất, do bối cảnh chung nhiều rủi ro và thách thức hơn, nợ xấu gia tăng khiến các tổ chức tài chính trên thế giới và cả Việt Nam trở nên thận trọng hơn;
Thứ hai, khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của bên vay ở mức thấp hơn vì năng lực tài chính suy giảm, giá trị tài sản bảo đảm (nhất là BĐS) bị giảm;
Thứ ba nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp, cầu tín dụng cũng không thể tăng cao được.
Thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp... nên nhu cầu vay vốn của cả doanh nghiệp và hộ gia đình ở mức thấp.
Thứ tư, một số lĩnh vực lâu nay dựa nhiều vào vốn ngân hàng hay TPDN như lĩnh vực BĐS, công nghiệp, dịch vụ khác và tiêu dùng lại đang suy giảm, dẫn đến nhu cầu tín dụng của những lĩnh vực này cũng giảm theo.
+ Vậy để tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, dòng vốn thẩm thấu vào doanh nghiệp, giúp nền kinh tế tăng tốc, thì cần phải làm gì, theo ông?
- Để tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, theo chúng tôi, cần ưu tiên thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp hỗ trợ cả phía cung và phía cầu như sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và các chỉ thị, nghị quyết, nghị định gần đây của Quốc hội, Chính phủ; Đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật các TCTD, và các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn...).
Rút ngắn độ trễ chính sách và phải có giải pháp hạn chế tâm lý đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Phải có chế tài nghiêm với người không thực hiện nhưng cũng cần xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm.
Thứ hai, đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công; chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế (nhất là các doanh nghiệp nhà nước, dự án yếu kém, TCTD yếu kém…) nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Thứ ba, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó cần chú trọng các động lực tăng trưởng, quyết tâm đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và kích cầu tiêu dùng nội địa.
Theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nếu giải ngân được 95% tổng vốn 713 nghìn tỷ đồng thì đầu tư Nhà nước có thể tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2 điểm % vào tăng trưởng GDP năm 2023.
Và khi tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng thêm 1 điểm % thì GDP tăng thêm 0,2 điểm %.
Thứ tư, phối hợp chính sách hiệu quả (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác) nhằm tiếp tục giảm lãi suất, bình ổn tỷ giá, giá cả hàng hóa thiết yếu và các thị trường tài chính, đất đai, xây dựng, BĐS…;
Thứ năm, đánh giá đúng và trúng thực trạng doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời và chính xác những tồn tại, vướng mắc; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.
Thứ sáu, phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN để giảm bớt áp lực tín dụng trung dài hạn cho hệ thống ngân hàng.
Chú trọng gia tăng nguồn lực cho các TCTD để có thể hỗ trợ nền kinh tế (đặc biệt là vấn đề tăng vốn).
Thứ bảy, doanh nghiệp cần quyết tâm cơ cấu lại, giảm chi phí; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm sử dụng vốn, đa dạng hóa nguồn vốn và giải quyết đúng các cam kết trả nợ (chấp nhận bán tài sản, nếu cần). Doanh nghiệp cũng cần tính cả bài toán dài hơi hơn như chú trọng chuyển đổi số và đẩy mạnh xanh hóa.
Thứ tám, các tổ chức tài chính (bên cho vay) chủ động thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ, Thông tư 06 (sửa đổi Thông tư 39) về hoạt động cho vay của TCTD; rà soát, linh hoạt hơn, phù hợp hơn trong việc áp dụng các điều kiện tín dụng (không hạ chuẩn) như phương án nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa, hàng tồn kho...; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số (vừa tiết giảm chi phí, vừa giảm thủ tục giấy tờ và phù hợp với xu thế) v.v...
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hà Nguyễn (Thực hiện)
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có kết luận buổi làm việc về tình hình triển khai xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn thành phố.
(CLO) Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo).
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Đang lưu thông trên cầu Bình Thành (Huế), xe chở rác bất ngờ va vào lan can rồi lao xuống sông ở độ cao hàng chục mét khiến 2 người trên xe mất tích.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Ngày 21/11, chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiện Joe Biden đã xóa 4,7 tỷ đô la khoản vay của Mỹ cho Ukraine, theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller.
(CLO) Trở thành mái ấm của biết bao trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, trung tâm Phúc Tuệ (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hoạt động hơn 20 năm qua. Đây là nơi để các bạn kém may mắn được chăm sóc, dạy dỗ, thắp lên ước mơ và khát vọng.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Ngày 22/11, Vương quốc Anh và Romania đã khẳng định hỗ trợ Moldova trước những tác động của cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) TP.HCM rà soát công trình, dự án tồn đọng.
(CLO) Chưa từng trượt thầu kể từ khi được phê duyệt lên Mạng đấu thầu Quốc gia, Công ty TNHH An Khánh là một trong những nhà thầu được nhắc tên trong hàng loạt những gói thầu lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, nhiều gói thầu có sự tham gia của công ty này đang có tỷ lệ tiết kiệm được ghi nhận ở mức thấp hoặc rất thấp.
(CLO) Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
(CLO) Ngày 22/11, chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo sẽ cung cấp mìn sát thương cho Ukraine khi chiến sự với Nga đang leo thang và được dự báo sẽ rất ác liệt trên chiến trường sắp tới.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất trong tháng 12/2024.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định) và Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).
(CLO) Sở Xây dựng Hải Dương dự kiến tổng ngân sách để thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.