Nhiều tỉnh lên kế hoạch “mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ”, sớm trở về trạng thái bình thường

Thứ ba, 10/08/2021 17:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 ở các tỉnh như Tiền Giang, Sóc Trăng đã kéo dài gần 20 ngày, nhiều F0 đã được phát hiện, nay đẩy mạnh xét nghiệm để mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ.

Tiền Giang cần đẩy mạnh xét nghiệm để tìm F0 trong cộng đồng

Sáng 10/8, đoàn công tác hỗ trợ của Bộ Y tế tại Tiền Giang đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Tiền Giang và 11 huyện, thị trên địa bàn tình nhằm thảo luận và thông qua kế hoạch phân vùng nguy cơ, tầm soát diện rộng.

BS Trương Công Hiếu, thành viên đoàn công tác Bộ Y tế cho biết, dựa trên QĐ 2686/QĐ-BYT đánh giá vùng nguy cơ, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang những huyện, thị có nguy cơ rất cao gồm: TP. Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, huyện Châu Thành; Nhóm nguy cơ cao bao gồm: Huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phước, huyện Cái Bè, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây và thị xã Cai Lậy; Nhóm bình thường mới: Huyện Cai Lậy và huyện Tân Phú Đông.

Tăng cường xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện F0 để sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới (ảnh TL).

Tăng cường xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện F0 để sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới (ảnh TL).

Đoàn công tác cùng với UBND Tiền Giang cũng thống nhất về quan điểm phòng, chống dịch sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (đến hết ngày 16/8); Tập trung mọi nguồn lực để bảo vệ vùng xanh, giảm mức độ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19 sau ngày 16/8, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các vùng nguy cơ không để xảy ra ca mắc mới trong vòng 5 ngày sau đó chuyển sang trạng thái bình thường mới (vùng xanh).

Về các biện pháp phòng, chống dịch đối với các phường, xã có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, cơ quan ban ngành cần phải siết chặt quản lý, tăng cường giám sát việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Tổ chức xét nghiệm toàn bộ cộng đồng 3 lần cách nhau 3 ngày/lần để sàng lọc phát hiện F0, cách ly F1 để làm sạch cộng đồng, từng bước tháo bỏ phong toả và giảm mức độ giãn cách xã hội.

Lấy truy vết F1, F2 của F0 làm nòng cốt để loại bỏ các chùm ca bệnh có liên quan khỏi cộng đồng.

Theo kế hoạch, đối với xã, phường có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, mỗi hộ làm 1 test nhanh gộp 3 mẫu lấy từ các thành viên có nguy cơ cao nhất trong gia đình (3 người/hộ) làm xét nghiệm 3 ngày/lần, trong vòng 9 ngày.

Đối với các xã, phường có nguy cơ, tổ chức lấy mẫu đại diện hộ gia đình (1 người có nguy cơ cao nhất/hộ) làm xét nghiệm 5 ngày/lần, mỗi hộ được xét nghiệm 2 lần trong vòng 2 tuần.

Đối với các xã, phường bình thường mới, lấy mẫu khoảng 5% dân số cho đối tượng nguy cơ tại nhà trọ, chợ, đầu mối cung cấp thực phẩm, tạp hóa, ngân hàng…Mỗi đối tượng được xét nghiệm 1 lần trong vòng 9 ngày.

Tuỳ theo nguồn lực địa phuơng, các xã, phường, thị trấn đánh giá nguy cơ theo QĐ 2686/QĐ-BYT tới từng thôn, ấp, khu phố, tổ dân phố để chọn địa bàn can thiệp ưu tiên, tránh lãng phí nguồn lực.

Sau khi thực hiện sàng lọc cộng đồng, dựa trên kết quả sàng lọc và yếu tố dịch tễ đánh giá nguy cơ mà UBND xã, phường, thị trấn lên kế hoạch thực hiện xét nghiệm phù hợp với nguy cơ được đánh giá lại trên địa bàn.

Bên cạnh đó, về công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện, các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cần thành lập các ban chỉ huy chiến dịch để điều hành hoạt động của các đội thực hiện công tác xét nghiệm tại cộng đồng, cơ cấu đội trưởng của mỗi đội lấy mẫu và xét nghiệm test nhanh kháng nguyên vào ban chỉ huy chiến dịch của từng xã, phường, thị trấn để đảm bảo thống nhất hoạt động.

Các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch về ban chỉ đạo thành phố trước 17h30 hàng ngày, đồng thời báo cáo khẩn các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện về ban chỉ đạo tỉnh để kịp thời có phương án xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Lắng nghe những ý kiến đóng góp của đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mười khẳng định sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch mà đoàn công tác đã đưa ra, đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh phải quyết tâm, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ truy vết, tầm soát diện rộng, kịp thời khoanh vùng xác định F0 để triệt tiêu hoàn toàn mầm mống dịch bệnh trong cộng đồng.

Sóc Trăng tranh thủ thời gian giãn cách còn lại để dập dịch

Tại  tỉnh Sóc Trăng, cũng đang cố gặng thực hiện các biện pháp phòng dịch để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới. Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn tỉnh, Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, kể từ ngày 2/8 đến nay, sau 7 ngày tỉnh tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội giai đoạn 2 theo Chỉ thị 16 đã giúp khoanh vùng, sàng lọc, phát hiện người nhiễm trong cộng đồng.

Tận dụng khoảng thời gian giãn cách xã hội, tỉnh đã thực hiện truy vết nhanh, xử lý triệt để các “ổ dịch”; áp dụng biện pháp cách ly phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ. Sau 7 ngày thực hiện giai đoạn 2, tỉnh đã phát hiện được 144 trường hợp F0.

Đối với công tác an sinh xã hội, Tỉnh đã duyệt mức chi để hỗ trợ cho 32.187 người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh, với tổng kinh phí hỗ trợ là trên 48 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Tổ công tác Bộ Y tế thường trực tại Sóc Trăng, hiện toàn tỉnh còn 54 xã, phường, thị trấn có nguy cơ, trong đó 5 xã có nguy cơ rất cao (vùng đỏ), 9 xã nguy cơ cao, 40 xã nguy cơ và 55 xã ở mức bình thường mới (vùng xanh).

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian 7 ngày giãn cách còn lại là khoảng thời gian “vàng” mà Sóc Trăng phải tận dụng để sàng lọc hết đối tượng F0 ra khỏi cộng đồng, mở rộng “vùng xanh”, hạn chế “vùng đỏ”.

“Đây là nhiệm vụ khó khăn vì hiện dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, từng người dân, với chiến lược sàng lọc diện rộng, cách ly triệt để, tăng cường tiêm vaccine, tin rằng, Sóc Trăng sẽ từng bước khống chế được dịch bệnh, dần gỡ bỏ cách ly, đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới” - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu nhận định.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe