Nhiều trường đại học đua nhau mở ngành mới: “Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”

Thứ tư, 01/02/2023 17:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng năm, các trường đại học nước ta mở hàng trăm chuyên ngành đào tạo mới nhưng thực tế đang có tình trạng “cũ người mới ta”. Trong khi đó, nhiều ngành nghề mới thế giới xuất hiện nhưng ta chưa thể cập nhật.

"Cũ người mới ta"

Mở ngành nghề mới đào tạo theo nhu cầu nhân lực là xu thế tất yếu của các trường đại học. Thậm chí, hiện nay, các trường đại học trên thế giới liên tục cập nhật giáo trình và mở thêm các ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội.

Bên cạnh những nỗ lực mở thêm ngành mới nhằm theo kịp bước tiến của giáo dục trong thời đại toàn cầu thì có những trường mở ngành mới theo xu hướng thị hiếu, trào lưu mà thiếu đi tính đột phá.

nhieu truong dai hoc dua nhau mo nganh moi thay nguoi ta an khoai cung vac mai di dao hinh 1

Chất lượng đào tạo đại học là điều cả xã hội rất quan tâm (ảnh minh họa - nguồn đại học quốc gia Hà Nội).

Trong đó, nhiều trường kinh tế chạy theo đào tạo kỹ thuật, trường đa ngành nghề lại chuyển sang đào tạo y khoa – một lĩnh vực đòi hỏi chuyên sâu là điểm mới trong tuyển sinh giáo dục đại học trong vài năm qua.

Theo báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 4 nhóm ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất là: Máy tính và Công nghệ thông tin, Kinh doanh và quản lý, Công nghệ kỹ thuật, Kinh doanh và quản lý. Cùng với việc mở một số ngành mới để đáp ứng nhu cầu xã hội, một số trường đại học cũng dừng tuyển sinh các ngành sau nhiều năm không tuyển sinh được.

Trường đại học Thủy Lợi năm 2022 mở thêm 6 ngành mới: An ninh mạng, Tài chính – ngân hàng, Kiểm toán, Kinh tế số, Luật, Kỹ thuật Robot và điều khiển thông minh. Năm nay, Trường tiếp tục mở 2 ngành mới là Ngôn ngữ Hàn, Trung.

Năm 2022, Trường Đại học Hoa Sen dự kiến mở thêm một loạt ngành học mới như Thương mại điện tử, Digital Marketing, Phim, Quan hệ công chúng, Kinh tế thể thao, Trí tuệ nhân tạo… Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn mở Dược học.

Theo xu hướng đua nhau mở ngành mới, trong mùa tuyển sinh năm 2023, các trường tiếp tục mở thêm chuyên ngành đào tạo được cho là hút thí sinh. Theo ghi nhận của phóng viên, năm nay Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở nhiều ngành mới như Công nghệ tài chính (Fintech), Marketing công nghệ (Martech), Kinh doanh số (Digital business), Robot và trí tuệ nhân tạo (Robot & AI), Công nghệ logistics (Logtech)…

Ngoài ra, trường sẽ cho ra mắt các chương trình song ngành/song bằng tích hợp mới là Kinh tế chính trị và luật, Quản trị địa phương.

Trường Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh cho phép các trường đại học thành viên mở thí điểm mở ngành Trí tuệ nhân tạo (Trường Đại học Công nghệ thông tin); Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ vật lý điện tử và tin học, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, Thú y (Trường Đại học An Giang); Y học cổ truyền và ngành điều dưỡng (Khoa Y).

Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở 5 ngành học mới là: Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu, Luật, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội mở thêm các chuyên ngành như Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử, Y sinh, Ngôn ngữ học. Trường Đại  học Ngoại thương mở hai ngành là Kinh tế chính trị và Kinh tế chính trị quốc tế.

Nhìn qua xu hướng mở ngành của các trường đại học cho thấy, các ngành nghề tuy mới của trường này nhưng lại quá cũ với các trường khác. Đặc biệt, các lĩnh vực như y khoa, dược học, ngôn ngữ Anh, Hàn quốc học, Nhật Bản học... đó là những ngành truyền thống và thế mạnh từ lâu của các trường đại học top đầu.

Đua nhau mở ngành nhưng lại thiếu tính đột phá

Hàng năm, việc các trường đại học Việt Nam đua nhau mở ngành mới tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, hiện có nhiều ngành nghề mới các nước họ mở đào tạo nhiều năm nay nhưng ở Việt Nam chưa có.

Đây là một trong những bất cập cho thấy giáo dục đại học vẫn chưa bắt kịp được với xu hướng của thời đại.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Giáo sư Phạm Tất Dong, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, nếu trường  đại học bắt kịp được xu thế và tiến bộ thì đó là một ưu điểm.

Giáo dục đại học cần đào tạo nguồn nhân lực hướng đến có thể làm việc được ở nước ngoài tức là công dân toàn cầu. Đào tạo nhân lực để hướng đến khởi nghiệp. Nếu các trường đại học làm được điều đó thì quá tiến bộ.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề hiện nay nhiều trường đại học gặp khó đó là việc đầu tư cho công nghệ mới không được cao lắm. Nhất là khu vực khoa học xã hội. Nếu những trường chỉ giảng lý thuyết thì hiện rất lạc hậu.

Trong khi nhiều trường thiếu đầu tư bài bản nhưng lại chạy theo lợi nhuận, đua nhau mở ngành, tăng học phí nhưng chất lượng đào tạo không cao.

“Hình như các trường đại học của chúng ta chưa bắt kịp được với xu hướng của thế giới. Rõ ràng đây là vấn đề” – ông Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, hiện nhà nước đang giao cho nhiều trường đại học tự chủ nhưng cứ lúng túng mãi chứng tỏ phương hướng phát triển không rõ ràng.

Trong khi nhiều trường lại chạy theo những danh hiệu phù phiếm như chạy theo xếp hạng quốc tế, mua công bố khoa học để tăng thứ hạng.

“Các ngành nghề mới cần được nghiên cứu và cập nhật một cách có hệ thống. Hiện nhiều nước đào tạo một số lĩnh vực nhưng ở Việt Nam chưa thấy. Có thể do trình độ sản xuất ở Việt Nam chưa cao, nhưng cũng phải bắt đầu nghiên cứu để chuẩn bị đào tạo.

Vì muốn hay không muốn, khi thế giới phẳng nếu đại học trong nước không cập nhật chắc chắn sẽ không thu hút được sinh viên nước ngoài mà còn mất sinh viên từ trong nước khi các em chọn lựa du học.

Mở ngành mới là phải theo hướng những ngành mà tương lai rất cần” – vị này nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia cho rằng xu hướng mở ngành hiện đang theo trào lưu và nhu cầu học tập của sinh viên; đang thiếu đi những ngành có tính đột phá, tiên phong nhằm chuẩn bị nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước lâu dài.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Ngày 19/9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Giáo dục
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục