Nhiều trường đại học gặp khó vì quy định mở ngành mới còn nhiều bất cập

Thứ năm, 17/10/2024 06:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chia sẻ của các chuyên gia trong việc mở ngành mới nhất là các ngành lần đầu được đưa vào đào tạo ở bậc đại học gặp khó khăn để có một tiến sĩ đúng chuyên ngành như yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại tọa đàm “Trường đại học khó tìm “tiến sĩ ngành phù hợp” để mở ngành” do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 16/10, nhiều ý kiến của các thầy cô đến từ các trường đại học phản ánh về tình trạng khó khăn, bất cập trong việc tìm tiến sĩ phù hợp cho việc mở ngành mới.

Theo đó, Tiến sĩ Trần Văn Hưng - Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, các quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay nhìn chung đã có sự rõ ràng hơn so với quy định trước đây.

Tuy nhiên, yêu cầu “cần có ít nhất 1 tiến sĩ ngành phù hợp” chịu trách nhiệm chủ trì ngành còn một số bất cập gây khó khăn cho các trường trong việc mở ngành mới.

nhieu truong dai hoc gap kho vi quy dinh mo nganh moi con nhieu bat cap hinh 1

Đại học mở ngành mới là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong xã hội để theo kịp với sự thay đổi của đời sống xã hội (ảnh nguồn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam).

Thực tế tại Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, việc tìm được những tiến sĩ có chuyên ngành phù hợp là rất khó khăn, nhất là các ngành mới hoặc chưa được đào tạo nhiều ở Việt Nam.

Đơn cử như ngành bất động sản, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn khi tìm tiến sĩ để chủ trì ngành, bởi rất khó để tìm được tiến sĩ có nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực bất động sản, hoặc có đề tài tiến sĩ đã làm về bất động sản.

Bên cạnh đó, việc xác định ngành đào tạo phù hợp với trình độ tiến sĩ của giảng viên, đặc biệt đối với những tiến sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài hoặc những tiến sĩ đã tốt nghiệp từ lâu cũng gặp nhiều nan giải.

Cụ thể, nhiều ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài hiện cũng chưa có trong danh mục thống kê ngành đào tạo của Việt Nam.

“Hay với các tiến sĩ tốt nghiệp từ trước năm 2000, việc xác định ngành gần và tên chuyên ngành phù hợp rất khó khăn. Vì hầu hết các thầy cô này đến nay cũng đã lớn tuổi, vì vậy các hồ sơ về tiến sĩ như tên đề tài, quyết định giao đề tài,… gần như bị thất lạc hết. Tuy nhiên, khi làm giấy để xác nhận với các trường thì các trường cho biết không có căn cứ xác nhận được do những tiến sĩ cấp thời đó là do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp chứ không phải do cơ sở giáo dục đại học cấp”, Tiến sĩ Trần Văn Hưng dẫn chứng thực tế.

Bên cạnh đó, để chứng minh một ngành chưa được đào tạo ở trong nước trình độ tiến sĩ, hoặc chưa có người tốt nghiệp cũng gặp khó khăn do không có đầy đủ thông tin về các ngành đào tạo tiến sĩ đang được triển khai tại các trường, số lượng tiến sĩ tốt nghiệp trong thời gian gần đây ra sao.

Để giải quyết các khó khăn trên, lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về các ngành đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam, bao gồm thông tin về các trường đang đào tạo và số lượng tiến sĩ tốt nghiệp trong khoảng từ 10-15 năm gần đây.

Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc công nhận tương đương và chuyển đổi ngành đối với các tiến sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài, nhằm tránh sự hiểu lầm và áp dụng không thống nhất giữa các trường.

Thứ ba, cần có hướng dẫn chi tiết hơn về việc xác định tiến sĩ ngành phù hợp.

“Đơn cử, đối với những giảng viên tốt nghiệp từ nước ngoài thì căn cứ vào các công trình nghiên cứu, các đề tài, luận án tiến sĩ để xác định được ngành phù hợp.

Đối với những tiến sĩ đã tốt nghiệp từ lâu, đặc biệt những giảng viên đã được công nhận giáo sư, phó giáo sư, có thể căn cứ vào các công trình nghiên cứu, giáo trình, bài báo khoa học gần đây để xác định ngành phù hợp, thay vì chỉ dựa vào ngành đào tạo tiến sĩ”, Tiến sĩ Trần Văn Hưng đề xuất.

Cùng trao đổi tại tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có chia sẻ về những khó khăn và thách thức của các cơ sở đào tạo đặc thù về thể dục thể thao khi không tìm được tiến sĩ chuyên ngành hẹp (về lĩnh vực thể dục thể thao) để mở ngành đào tạo mới.

Theo Phó Giáo sư Mỹ Linh, hiện Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đào tạo 4 ngành (bậc cử nhân), đó là: Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Quản lý thể dục thể thao và Y sinh học thể dục thể thao.

Trong khi đó, khảo sát hiện nay cho thấy những sinh viên của Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp không chỉ làm những công việc như huấn luyện thể thao, giáo dục thể chất mà tham gia vào tất cả những ngành nghề liên quan như sức khỏe, thể thao, dinh dưỡng thể thao, hay quản lý tại các câu lạc bộ thể thao trong lĩnh vực y tế, sức khỏe doanh nghiệp,… Do vậy, việc tiếp cận để mà mở những ngành mới là một trong những mục tiêu hàng đầu nhà trường đặt ra.

Tuy nhiên, việc mở ngành đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc quản lý, phân chia các ngành học hiện chưa có sự phù hợp, khi các ngành liên quan đến thể dục thể thao lại nằm trong các nhóm ngành khác nhau như sức khỏe và sư phạm..., gây khó khăn trong việc mở ngành.

Cụ thể, trong lĩnh vực thể dục thể thao, ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hiện mới chỉ có 1 mã ngành là Giáo dục học. Trong khi đó, Thông tư 04/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ lại quy định ngành Y sinh học thể dục thể thao nằm trong nhóm ngành sức khỏe; ngành Giáo dục thể chất về thể dục thể thao nằm trong nhóm ngành sư phạm.

Một khó khăn khác là thiếu giảng viên có trình độ tiến sĩ chuyên ngành hẹp trong lĩnh vực thể dục thể thao.

“Trường của chúng tôi hiện nay thì có 10 phó giáo sư, 30 tiến sĩ và 106 thạc sĩ trên tổng số giảng viên. Tuy nhiên trong 30 tiến sĩ của trường, chỉ 2 thầy cô tốt nghiệp ở nước ngoài có chuyên môn đúng với ngành hẹp, đó là tiến sĩ về Quản lý kinh tế thể thao và tiến sĩ về Y sinh học thể dục thể thao.

Còn lại tất cả những tiến sĩ được đào tạo trong nước đều là tốt nghiệp tiến sĩ ngành Giáo dục học. Do vậy, giống với Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi cũng gặp khó khăn khi tìm tiến sĩ chuyên ngành hẹp để mà đứng ra chủ trì ngành đào tạo mới”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.

Ngoài ra, Phó Giáo sư Mỹ Linh cũng đề cập khó khăn trong việc tuyển dụng, thu hút và giữ chân đội ngũ các chuyên gia, tiến sĩ có chuyên môn sâu về lĩnh vực thể dục thể thao về làm việc tại trường.

Trước những khó khăn trên, lãnh đạo Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề xuất cần phải có những quy định cụ thể hơn về chuyên môn phù hợp của giảng viên trình độ tiến sĩ để các cơ sở đào tạo có căn cứ phân công người chủ trì cho ngành dự kiến mở; đồng thời cần có hướng dẫn cụ thể chi tiết và rõ ràng hơn để các trường dễ dàng, thuận lợi hơn trong triển khai và xây dựng các ngành mới.

Cũng là cơ sở đào tạo các ngành đặc thù, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Vinh Hưng - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết, hiện các ngành truyền thống của nhà trường như đào tạo giáo viên âm nhạc, nghệ thuật, đã có hơn 50 năm lịch sử. Tuy nhiên, đối với một số ngành mới như sư phạm mỹ thuật, đòi hỏi tiến sĩ đúng chuyên ngành vẫn là một khó khăn.

Theo đó, tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, hiện nhà trường đang đào tạo từ bậc đại học đến tiến sĩ. Trong đó, ở trình độ tiến sĩ hiện đã có nghiên cứu sinh học về Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc, Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Mỹ thuật.... Đây được xem là những chuyên ngành hẹp, tuy nhiên cũng phải vài năm nữa mới có tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Mỹ thuật tốt nghiệp.

Do vậy, Phó Giáo sư Lê Vinh Hưng cho rằng, cần có cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với các ngành truyền thống và ngành mới.

Trong đó, đối với các ngành mới, cần có hướng tiếp cận mở rộng hơn. Đơn cử, trong lĩnh vực nghệ thuật, do đặc thù lĩnh vực nên không có nhiều người “mặn mà” với việc học lên trình độ tiến sĩ. Do đó, Phó Giáo sư Lê Vinh Hưng đề xuất cần phát huy vai trò của các nghệ nhân, nghệ sĩ nhân dân trong việc đào tạo, thay vì chỉ dựa vào những tiêu chuẩn học vị chính thống. Điều này giúp phát huy hiệu quả sở trường của các nghệ nhân và nâng cao hiệu quả trong đào tạo.

Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cũng đề xuất cần có hướng dẫn, tiêu chí cụ thể, chi tiết hơn về tiến sĩ ngành gần.

Minh Triết

Tin mới

Đường sắt chạy tăng cường nhiều tàu khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

Đường sắt chạy tăng cường nhiều tàu khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dự báo sẽ tăng cao dịp Tết Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt sẽ chạy thêm nhiều đoàn tàu khách.

Giao thông
Google Pixel cập nhật tính năng theo dõi nhiệt độ thiết bị trực tiếp

Google Pixel cập nhật tính năng theo dõi nhiệt độ thiết bị trực tiếp

(CLO) Google Pixel cập nhật ứng dụng Troubleshooting, bổ sung tính năng đo nhiệt độ trực tiếp, giúp người dùng dễ dàng theo dõi nhiệt độ thiết bị mà không cần ứng dụng ngoài.

Sức sống số
Doanh thu vũ khí toàn cầu đạt kỷ lục 632 tỷ USD do chiến tranh và căng thẳng địa chính trị

Doanh thu vũ khí toàn cầu đạt kỷ lục 632 tỷ USD do chiến tranh và căng thẳng địa chính trị

(CLO) Doanh thu từ việc bán vũ khí của các nhà sản xuất lớn trên toàn cầu đã tăng mạnh trong năm qua, đạt mức kỷ lục 632 tỷ USD vào năm 2023.

Thế giới 24h
Thanh Hoá: Tạm giữ nhiều mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh Hoá: Tạm giữ nhiều mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Sáng 3/12, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá đang tạm giữ một số mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ; trong đó có một số mặt hàng có dấu hiệu là hàng giả.

Đời sống
Gấu hoang tấn công nhân viên, lục tung quầy thịt trong siêu thị Nhật Bản

Gấu hoang tấn công nhân viên, lục tung quầy thịt trong siêu thị Nhật Bản

(CLO) Một con gấu đã gây náo loạn tại một siêu thị ở miền bắc Nhật Bản, tấn công nhân viên và lục tung khu bán thịt, trước khi bị bắt hai ngày sau đó.

Thế giới 24h
Gần 700 gian hàng tại Chợ hoa xuân 'Trên bến dưới thuyền' Tết Ất Tỵ

Gần 700 gian hàng tại Chợ hoa xuân 'Trên bến dưới thuyền' Tết Ất Tỵ

(CLO) Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” Tết Ất Tỵ mang đến một không gian đầy sắc màu và hương vị Tết đặc trưng trên tuyến đường Tạ Quang Bửu và khu vực kênh Tàu Hủ.

Đời sống văn hóa
Điều tra vụ việc nữ sinh 15 tuổi gục chết bất thường bên vệ đường ở Hà Tĩnh

Điều tra vụ việc nữ sinh 15 tuổi gục chết bất thường bên vệ đường ở Hà Tĩnh

(CLO) Ngày 3/12, thông tin từ UBND xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ một nữ sinh 15 tuổi tử vong bất thường.

Đời sống
Tin đồn và kỳ vọng về những cải tiến mới của Samsung Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7

Tin đồn và kỳ vọng về những cải tiến mới của Samsung Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7

(CLO) Samsung Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 hứa hẹn nâng cấp màn hình đáng kể, dù thị trường điện thoại gập đang chững lại. Cùng khám phá tin đồn và kỳ vọng mới!

Sức sống số
Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Nam Định

Tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Nam Định

(CLO) Ngày 3/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 1.200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn.

Đời sống
Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) doanh thu tăng trưởng, hủy kế hoạch phát hành 8,8 triệu cổ phiếu

Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) doanh thu tăng trưởng, hủy kế hoạch phát hành 8,8 triệu cổ phiếu

(CLO) Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (Mã: NHA) vừa ghi nhận kết quả kinh doanh Quý 3/2024 tương đối tích cực. Công ty cũng vừa dừng kế hoạch phát hành 8,8 triệu cổ phiếu để huy động vốn.

Kinh doanh - Tài chính
Bỉ phải bồi thường vì đánh cắp trẻ sơ sinh ở các thuộc địa cũ

Bỉ phải bồi thường vì đánh cắp trẻ sơ sinh ở các thuộc địa cũ

(CLO) Tòa Phúc thẩm của Bỉ đã ra phán quyết yêu cầu Chính phủ Bỉ bồi thường cho 5 phụ nữ, những người bị tách khỏi mẹ và đưa vào trại trẻ mồ côi trong thời kỳ Bỉ cai trị thuộc địa ở châu Phi. Tòa xác nhận rằng hành động tách trẻ khỏi mẹ là tội ác chống lại loài người.

Thế giới 24h
Sắp hết năm, nhưng 4/10 Bộ chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2024

Sắp hết năm, nhưng 4/10 Bộ chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2024

(CLO) Ngày 3/12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị với các bộ, ngành về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024 để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy giải ngân.

Kinh tế vĩ mô
Báo Indonesia có động thái lạ khi Xuân Son sắp khoác áo tuyển Việt Nam?

Báo Indonesia có động thái lạ khi Xuân Son sắp khoác áo tuyển Việt Nam?

(CLO) Ngày 3/12 (giờ Việt Nam), trang CNN Indonesia có bài viết khẳng định sự hiện diện của Nguyễn Xuân Son sẽ giúp tuyển Việt Nam nâng cấp vượt trội khả năng tấn công.

Thể thao
6 năm tới sẽ là thời đại của khí đốt tự nhiên

6 năm tới sẽ là thời đại của khí đốt tự nhiên

(CLO) Trong 6 năm tới, khí đốt tự nhiên dự kiến tăng 6% nhờ chính sách năng lượng mới, đánh dấu bước ngoặt lớn trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu bùng nổ.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP. HCM: Thêm bé gái 12 tháng tuổi tử vong vì mắc sởi

TP. HCM: Thêm bé gái 12 tháng tuổi tử vong vì mắc sởi

(CLO) Sở Y tế TPHCM cho biết, trường hợp mắc sởi tử vong được ghi nhận gần đây trên địa bàn thành phố là của bé gái 12 tháng tuổi, ngụ TP Thủ Đức.

Công luận 24H
TP. HCM: Đề nghị xử lý 79 bến cóc trên địa bàn

TP. HCM: Đề nghị xử lý 79 bến cóc trên địa bàn

(CLO) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải TP. HCM vừa đề nghị Công an TP phối hợp thực hiện xử lý hàng loạt bến bãi đón, trả khách hoạt động không đúng quy định (bến cóc) trên địa bàn.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Đại học Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký kỳ thi đánh giá tư duy

Đại học Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký kỳ thi đánh giá tư duy

(CLO) Đại học Bách khoa Hà Nội vừa mở cổng đăng ký cho các thí sinh có nguyện vọng tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) năm 2025. Đây là đơn vị bắt đầu cho mùa tuyển sinh năm 2025 sớm nhất với các kỳ thi riêng.

Giáo dục
Thay đổi quy định trong tuyển sinh đại học không ảnh hưởng tới quyền lợi thí sinh

Thay đổi quy định trong tuyển sinh đại học không ảnh hưởng tới quyền lợi thí sinh

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin, đối với thí sinh, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau đã và đang chuẩn bị.

Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận có tình trạng mất công bằng trong tuyển sinh đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận có tình trạng mất công bằng trong tuyển sinh đại học

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, chênh lệch điểm trúng tuyển một cách bất hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển, đồng thời đẩy điểm chuẩn của phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT lên rất cao do chỉ tiêu dành cho phương thức này không còn nhiều.

Giáo dục
Hạn chế xét tuyển sớm không ảnh hưởng đến các phương thức tuyển sinh

Hạn chế xét tuyển sớm không ảnh hưởng đến các phương thức tuyển sinh

(CLO) Theo bà Nguyễn Thu Thủy: “Thí sinh không cần lo lắng, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau mà các em đã và đang chuẩn bị”.

Giáo dục
Xét tuyển bằng học bạ yêu cầu bắt buộc phải là điểm tổng kết cả năm lớp 12

Xét tuyển bằng học bạ yêu cầu bắt buộc phải là điểm tổng kết cả năm lớp 12

(CLO) Tình trạng xét tuyển đại học dựa vào kết quả tổng kết nhưng không căn cứ điểm tổng kết của học kỳ II lớp 12 dẫn tới tình trạng chưa học xong phổ thông đã trúng tuyển đại học cũng như tình trạng sao nhãng học tập ở những tháng cuối cấp.

Giáo dục
Bộ Y tế: Một số tỉnh triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ không đúng tiến độ

Bộ Y tế: Một số tỉnh triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ không đúng tiến độ

(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 961.793 trẻ được tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 tại 31 tỉnh, thành phố.

Giáo dục
Đề xuất siết chặt tuyển sinh đại học sớm: Tạo công bằng, tránh chạy theo số lượng trong tuyển sinh

Đề xuất siết chặt tuyển sinh đại học sớm: Tạo công bằng, tránh chạy theo số lượng trong tuyển sinh

(CLO) Hiện nay, việc các trường đua nhau tuyển sinh sớm, tuyển sinh thiếu quy chuẩn dẫn đến chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp thấp, đẩy điểm chuẩn đầu vào lên rất cao, có ngành gần điểm tuyệt đối gây nên bất bình đẳng. Điều này sẽ được thay đổi nếu như đề xuất trong Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thông qua.

Giáo dục
Vẫn còn một số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định chất lượng lần nào

Vẫn còn một số cơ sở giáo dục đại học chưa kiểm định chất lượng lần nào

(CLO) Theo ông Hùng Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, nhóm các trường đặc thù như nghệ thuật, văn hóa, hay một số trường mới mở, liên kết quốc tế hiện chưa được kiểm định chất lượng.

Giáo dục
Cần trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ em bảo vệ mình khi sử dụng internet

Cần trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ em bảo vệ mình khi sử dụng internet

(CLO) Thiếu tá Đào Mạnh Tú (Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) cho biết: Tình trạng an toàn mạng đối với trẻ em tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp. Các em tiếp cận Internet từ rất nhỏ, nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận diện và phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng.

Giáo dục
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào đối với ngành sư phạm, sức khỏe

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào đối với ngành sư phạm, sức khỏe

(CLO) Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo sư phạm và y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.

Giáo dục