(CLO) Trong suốt một năm chịu tác động bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam trong những ngày cuối cùng của năm Tân Sửu 2021 đã đón nhận nhiều thông tin tích cực và tạo tiền đề tăng trưởng trong năm mới.
Nhìn lại một năm kinh tế đầy “sóng gió”
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Trong năm 2021, Việt Nam mới chỉ đạt được 7/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, như vậy có 5 chỉ tiêu không đạt được. Trong đó, chỉ số tăng trưởng GDP chỉ tăng 2,58%, thấp hơn nhiều kế hoạch đã đề ra.
Ông Phương giải thích: Bên cạnh những khó khăn, thách thức khách quan chủ yếu do dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề, trong năm 2021, Việt Nam còn đối mặt với những hạn chế, khó khăn, thách thức chính từ nội tại nền kinh tế.
Trong năm 2021, Việt Nam mới chỉ đạt được 7/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, như vậy có 5 chỉ tiêu không đạt được.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế, gồm cả các lĩnh vực ưu tiên, các dự án thua lỗ bị chậm lại.
Cơ cấu giữa các ngành, lĩnh vực và nội ngành, lĩnh vực chuyển dịch chậm. Xuất khẩu phụ thuộc vào khu vực FDI và một số ít thị trường. Tiến độ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi còn thấp.
Hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sức chống chịu của nền kinh tế suy giảm mạnh; không ít doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, thậm chí bị giải thể, phá sản.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 12 tháng năm 2021 giảm 13,4% so với năm trước, đây là mức giảm sâu nhất giai đoạn 2017-2021. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 18% so với cùng kỳ... Tính bình quân, mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Công tác phòng, chống dịch có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng, thiếu nhất quán, nhất là giai đoạn đầu khi dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.
Một số quy định về đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương thiếu thống nhất. Năng lực y tế, nhất là ở cấp cơ sở, y tế dự phòng còn hạn chế, bất cập, dẫn đến quá tải và tử vong cao ở một số nơi trong giai đoạn đầu.
Lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề, số lượng người lao động tạm ngừng việc, thiếu, mất việc làm gia tăng. Đời sống một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn.
“Dịch bệnh không chỉ tác động trong ngắn hạn, mà còn trong dài hạn đến sức khỏe, tâm sinh lý của người dân, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tâm lý, tâm trạng xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”, ông Phương nói.
Năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư thẳng thắn bày tỏ quan điểm, một số chỉ tiêu không đạt được theo kế hoạch, cũng có một phần nguyên nhân đến từ các cơ quan chức năng, các cơ quan chỉ đạo còn lơ là, mất cảnh giác, bị động hoặc giải quyết quá cứng nhắc.
“Năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế; việc thực hiện các biện pháp, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về phòng, chống dịch, lưu thông hàng hóa, tổ chức sản xuất an toàn có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa nghiêm, áp dụng thiếu nhất quán, chưa linh hoạt. Điều này dẫn đến rất nhiều bất cập sau này”, ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Ông Nguyễn Chí Dũng tổng kết lại, năm 2021 nền kinh tế nước ta lần đầu tiên đối mặt với tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có trong lịch sử cả về y tế, kinh tế, xã hội.
Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đã tác động lớn đến mọi mặt của nền kinh tế, không chỉ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân mà còn phải đối mặt với sự tê liệt trong hoạt động các khu công nghiệp, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2021 nền kinh tế hiện đang bước vào quỹ đạo phục hồi, dần thích ứng linh hoạt với dịch bệnh; hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trên đà tăng trưởng trở lại; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động ổn định và phát triển trở lại trong trạng thái bình thường mới.
"Thực tế cho thấy sức cầu của nền kinh tế, dịch vụ, du lịch có thể tạo sức bật mạnh trở lại, đóng góp lớn vào tăng trưởng khi dịch bệnh được kiểm soát", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bước sang năm 2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận xét: Kinh tế Việt Nam tiếp tục có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều.
Dịch COVID-19 có thể xuất hiện phức tạp, nguy hiểm hơn. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều, chưa vững chắc và thấp hơn năm 2021; rủi ro tiếp tục gia tăng.
Trong nước, kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút.
Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của các Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và các chủ trương, chính sách lớn đã được thông qua trong năm 2021.
“Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương cần hết sức nỗ lực, đặc biệt tập trung vào những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2022”, ông Dũng cho biết.
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Ngày 6/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo khoảng 10 quả rocket được phóng từ thành phố Deir al-Balah, miền trung Dải Gaza, nhắm vào các thành phố ven biển Ashkelon và Ashdod ở miền nam Israel.
(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc công bố hôm nay cảnh báo làn sóng cắt giảm viện trợ y tế toàn cầu đang đe dọa nghiêm trọng đến những tiến bộ đạt được trong hai thập kỷ qua về giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ.
(CLO) Cả mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu lẫn sản lượng xe lắp ráp trong nước tháng 3/2025 đều tăng tốc mạnh mẽ so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái.
(CLO) Hôm 6/4, lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi tham vọng tổng thống sau khi bị kết tội tham ô và bị cấm đảm nhiệm chức vụ công.
Sáng 07/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Sáu (Từ ngày 31/3/2025 đến ngày 07/4/2025). Hệ thống ghi nhận 548 người dự thi, với 23.459 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 542. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Trần Minh Tuấn, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Sáu.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Tại lễ hội phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hơn 50 nghệ nhân từ Chi hội Phở Vân Cù đã chuẩn bị khoảng 6.000 bát phở, mang đến cơ hội thưởng thức phở chính gốc cho hàng nghìn du khách thập phương.
(CLO) Sáng 07/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại Đền Hùng.
(CLO) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu thi công xây dựng công trình, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức đầu tư công".
(CLO) Trung tâm Tư vấn khoa học và công nghệ cầu đường cảng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho 5 gói thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP HCM.
(CLO) Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật tạm thời tại khu vực cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), trong đó đáng chú ý là việc giới hạn tốc độ tối đa xuống 40 km/h và gia cố mố cầu bằng ván gỗ.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.