B-52F đang ném bom Mk 117 750 lb (340 kg) trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Chiếc Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng từ năm 1955, thay thế cho các kiểu Convair B-36 và Boeing B-47. Được chế tạo để mang vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó chỉ được dùng để thả các vũ khí quy ước trong các cuộc chiến tranh thực tế. Máy bay này là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất, và mang được đến 27 tấn vũ khí.
Máy bay B52 có chiều dài 48,5 mét; cao 12,4 mét; sải cánh dài 56,4 mét; trọng lượng cất cánh tối đa là 220 nghìn kilogam. Trần bay của B52 có thể đạt tới 17 nghìn mét, mang theo khoảng 27 nghìn tấn bom đạn, vũ khí.
Động cơ Pratt & Whitney TF33
B52 sử dụng 8 động cơ Pratt & Whitney TF33-P-3/103 turbo quạt ép công suất 17.000 lbf (76 kN) mỗi động cơ
Không lực Mỹ bắt đầu đưa B-52 vào hoạt động năm 1955 trong các đơn vị thuộc Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược, sau được sáp nhập vào Bộ chỉ huy Không quân năm 1991.
Pháo đài aby B52 có 16 phiên bản khác nhau sau những lần cải tiến. Có tổng cộng 744 chiếc B-52 được chế tạo. Chiếc cuối cùng là một chiếc B-52H số hiệu 61-0040, rời nhà máy vào ngày 26 tháng 10 năm 1962.
Động cơ Pratt & Whitney TF33 tại Bảo tàng Chiến thắng B52. Ảnh: Việt Hưng.
Vào Đông Nam Á từ năm 1964 nhưng đến tháng 5/1965, B52 mới thực hiện nhiệm vụ đầu tiên trong “Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất”.
Đến khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Mỹ thừa nhận có 31 chiếc B-52 đã bị phá hủy hoàn toàn tại Việt Nam. Trong đó, 17 bị bắn rơi tại chỗ do tên lửa đất đối không, 2 chiếc khác bị tên lửa bắn hỏng nặng tới mức không thể sửa chữa được và bị tháo dỡ (coi như là bị tiêu diệt). Hai chiếc B-52F bị mất do va chạm trên không trong chiến dịch Arc Light đầu tiên. Bảy chiếc B-52G bị mất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (sáu chiếc do tên lửa SAM và một chiếc do lỗi kỹ thuật) và 9 chiếc phiên bản khác cũng bị mất trong chiến dịch này.
Bảo tàng CHiến thắng B52 tại Hà Nội. Ảnh: Việt Hưng.
Ngoài 31 chiếc bị phá hủy, một số nguồn thống kê có 16 chiếc B-52 khác bị phòng không Việt Nam bắn hỏng (nhưng không rơi mà quay về được sân bay), trong đó có 9 chiếc bị bắn hỏng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Ngoài ra, còn có vài chiếc B-52 bị đặc công Việt Nam đột nhập vào sân bay để đánh hỏng tại kho chứa.
Như vậy, ngoài 31 chiếc B-52 bị phá huỷ, tổng số B-52 bị bắn hỏng (nhưng chưa bị phá hủy hoàn toàn) vào khoảng 25 chiếc, tất cả số B-52 bị phá hủy hoặc hư hại trong chiến tranh Việt Nam là khoảng 66 chiếc.
Còn theo thống kê từ phía Việt Nam, tổng số B-52 bị tiêu diệt là 68 chiếc (tính cả số bị phòng không - không quân bắn rơi và số bị đặc công phá hỏng tại sân bay).
Lịch sử cũng ghi nhận, lần đầu tiên trên thế giới cho đến nay, B-52 bị bắn rơi bằng máy bay MiG 21 do phi công Phạm Tuân của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Thời điểm B52 thất bại hàng loạt trên bầu trời Việt Nam, hãng tin AP đã có bình luận: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì chỉ sau ba tháng, B-52 sẽ tuyệt chủng".
"Những thất bại trên là do lực lượng phòng không của Việt Nam đã biết khai thác triệt để các kẽ hở rất mờ nhạt trong hệ thống phòng thủ của B52. Ngược lại, việc triển khai ồ ạt B-52 trong khoảng thời gian ngắn không cho phép Mỹ khắc phục những điểm yếu, dẫn đến B-52 bị các tên lửa đất đối không của Việt Nam tiêu diệt", hãng thông tấn AP bình luận.
Đây là thất bại nặng nề và duy nhất của loại máy bay này trên chiến trường, dẫn đến việc thay đổi hoàn toàn chiến lược sử dụng B-52 trong các giai đoạn sau.
Các chuyên gia quân đội của Mỹ đánh giá, những chiếc B52 còn lại đến ngày nay còn đủ sức phục vụ quân đội Mỹ tới năm 2040.
Hoàng Lan