Nhóm bạn trẻ Hà Nội “tái tạo sự sống” cho những đôi giày

Thứ tư, 14/04/2021 06:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bỗng chốc trở nên màu sắc, thu hút dưới bàn tay của nhóm bạn trẻ Hà Nội, những đôi giày lỗi size, cũ hỏng… tưởng chừng chẳng còn giá trị lại có thể làm chậu cây, bán gây quỹ và lan tỏa hành động bảo vệ môi trường.

Nửa năm trở lại đây, những vị khách quen của quán Kafela tại quận Ba Đình, Hà Nội thường rất thích thú khi thấy những cây sen đá trồng trong giày được bài trí trong không gian quán.

Họ cũng có thể bắt gặp một nhóm bạn trẻ cặm cụi với bút lông, màu vẽ, đất, cây và những đôi giày cũ vào mỗi cuối tuần. Đây chính là hoạt động “Những đôi giày hạnh phúc”, trồng cây trong những chiếc giày lỗi, hỏng để gây quỹ từ thiện của nhóm sinh viên Hà Nội.

Hoạt động “Những đôi giày hạnh phúc” do các bạn trẻ đến từ CLB Tình nguyện viên chữ thập đỏ liên kết với CLB Hoa Trên Đá tổ chức.

Hoạt động “Những đôi giày hạnh phúc” do các bạn trẻ đến từ CLB Tình nguyện viên chữ thập đỏ liên kết với CLB Hoa Trên Đá tổ chức.

Nguyễn Thị Tố Uyên, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng được coi là trưởng nhóm chia sẻ: “Cuối năm 2020, một người chị làm ở công ty giày xuất khẩu có chia sẻ mong muốn sử dụng những đôi giày lỗi, lệch size, hỏng vào một việc ý nghĩa nào đó. Sau thời gian tìm hiểu, mình và anh Việt Anh - người sáng lập nhóm từ thiện Hoa Trên Đá quyết định thực hiện hoạt động tái chế giày”.

Bước đầu, nhóm bạn trẻ phải tập trung phân loại khối lượng lớn giày trong kho. Những đôi còn có thể sử dụng đã được tổ chức hoạt động “đổi rác lấy giày” tại địa phương nghèo Ka Ai, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình dịp Tết dương lịch 2021 vừa qua.

Số giày lỗi, bị nổ da, hỏng thì sẽ được lên ý tưởng, tô, vẽ bắt mắt và biến thành chậu cây cảnh rồi bán cho khách, lấy tiền làm từ thiện. Cây trồng trong giày có thể sử dụng được ở nhiều không gian khác nhau, trên bàn làm việc, góc học tập hay trang trí trong nhà.

Theo Tố Uyên, sản phẩm này rất ý nghĩa với người sử dụng: “Nó có thể khuyến khích mọi người sử dụng đồ tái chế để bảo vệ môi trường. Ngoài ra, quỹ xây dựng được từ việc bán giày sẽ được tổ chức cho những hoạt động thiện nguyện”.

Các bạn trẻ tích cực thảo luận để tạo nên những tác phẩm mang ý nghĩa tích cực đến cộng đồng.

Các bạn trẻ tích cực thảo luận để tạo nên những tác phẩm mang ý nghĩa tích cực đến cộng đồng.

Trung bình mất 2-3 tiếng để tạo nên “sức sống” cho một chiếc giày. Đầu tiên là chọn giày, sau đó lên ý tưởng, bắt tay vào vẽ và trồng cây lên. Mỗi bạn sẽ có ý tưởng riêng và tự sáng tạo, phá cách theo những trải nghiệm của riêng mình, vì vậy, tất cả đều là sản phẩm độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng thảo luận với nhau để có những ý tưởng hay, lan tỏa điều tích cực đến mọi người.

Bạn Ngọc Dung – Đại học KHXH&NV cho biết: “Lên ý tưởng là công đoạn khó nhất. Bọn mình thường tham khảo ý tưởng trên mạng, đôi khi mình muốn biết xem tác phẩm gốc qua đôi tay mình sẽ được thể hiện như thế nào. Cũng có thể tận dụng chính những vết xước, nổ trên giày để lên ý tưởng. Còn việc trồng cây thì bọn mình cũng có nghiên cứu, sen đá là loại cây dễ sống, chỉ cho ít đất và trồng cây vào, một tuần tưới nước 2-3 lần là cây có thể sống lâu”.

Chất liệu để vẽ lên giày là màu acrylic - loại sơn dễ bám dính, dễ khô, có thể chống nước nên hoàn toàn phù hợp với các chất liệu như vải, da.

Chất liệu để vẽ lên giày là màu acrylic - loại sơn dễ bám dính, dễ khô, có thể chống nước nên hoàn toàn phù hợp với các chất liệu như vải, da.

Mỗi cuối tuần, nhóm bạn trẻ khoảng 5-10 người lại tập trung vẽ giày tại quán cà phê quen thuộc. Các bạn đều là sinh viên, đến từ nhiều trường khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội như Đại học KHXH&NV, Y dược, Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân…

“Vì đến từ nhiều trường đại học khác nhau nên điều khó khăn nhất đối với bọn mình là việc sắp xếp thời gian để gặp nhau. Tuy nhiên, mọi người đều rất cố gắng vì những hoạt động ý nghĩa. Đôi khi, sau một tuần học tập căng thẳng, mệt mỏi; cuối tuần mọi người gặp nhau để làm một cái gì đó mới lạ thì ai nấy đều cảm thấy vui vẻ, năng động hơn”– Tố Uyên chia sẻ thêm.

Cả nhóm đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về loại cây, đất trồng và phân bón.

Cả nhóm đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về loại cây, đất trồng và phân bón.

Hiện tại, số lượng giày bán ra chưa được nhiều nhưng các bạn vẫn đang tích cực tạo ra nhiều sản phẩm mới. Các bạn tham gia sẽ tự đăng sản phẩm của mình trên các trang cá nhân và trên fanpage của nhóm. Ngoài ra, thông tin của nhóm cũng được ghi rõ trên tờ giới thiệu đặt tại góc trưng bày để khi mọi người đến quán Kafela có thể biết đến và đăng ký tham gia.

Bạn Bích Lệ - Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tham gia hoạt động này, được trực tiếp trải nghiệm nên mình rất hứng khởi. Mình thấy vẽ trên giày không khó lắm nhưng cần sự tập trung, tỉ mỉ và kiên nhẫn để có thể tạo nên tác phẩm ưng ý, giàu sức sống, màu sắc tươi mới”.

“Những đôi giày hạnh phúc” mang một sức sống mới, giá bán tùy vào người mua.

“Những đôi giày hạnh phúc” mang một sức sống mới, giá bán tùy vào người mua.

Thông qua dự án “Những đôi giày hạnh phúc”, Tố Uyên cùng nhóm bạn mong muốn lan tỏa sức trẻ của sinh viên đến với nhiều người, gửi đi thông điệp bảo vệ môi trường, sử dụng đồ tái chế nhiều hơn. Những đôi giày tái chế không có mức giá cố định mà hoàn toàn do người mua trả giá. Quỹ kiếm được từ hoạt động này để sử dụng cho các chuyến hoạt động thiện nguyện.

Quỹ đầu tiên thu được từ hoạt động này kết hợp với quỹ Hoa Trên Đá đã tổ chức chuyến thiện nguyện ở Quảng Bình dịp Tết dương 2021 vừa qua. Ngoài việc đổi rác lấy giày, nhóm thiện nguyện còn tổ chức những sân chơi tái chế, vẽ trường học cho trẻ em vùng cao. Sắp tới, quỹ sẽ được sử dụng cho chuyến thiện nguyện ở Hà Giang.

Trong tương lai, những người thực hiện dự án sẽ tích cực truyền tải rộng rãi để nhiều người biết đến và mua ủng hộ giày. Từ đó, các bạn có thể xây dựng được nhiều quỹ, tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hơn nữa.  Sau này, khi sử dụng hết số giày ở kho sản xuất, nhóm bạn trẻ cũng mong muốn mua lại hoặc nhận giày cũ từ phía mọi người như một cách để ủng hộ quỹ từ thiện.

Trang Ngân

Tin khác

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

Thanh Hoá xuất hiện mưa đá khiến 2 nhà dân bị tốc mái

(CLO) Trên địa bàn một số nơi tại Thanh Hoá xảy ra dông lốc, kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân.

Đời sống
Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

Tạm dừng khai thác mỏ đá vôi nổ mìn rơi đá vào nhà dân

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động khai thác, chế biến đá của Công ty CP Xây dựng Đô Thị 5 để tập trung khắc phục xong hậu quả đã gây ra.

Đời sống
Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Đời sống
Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà 'bất ngờ' bị đá rơi vào

Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà "bất ngờ" bị đá rơi vào

(CLO) Hàng chục ngôi nhà ở khu vực mỏ đá núi Bền, thôn 9, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa bị đá văng vào gây thiệt hại nhiều vật dụng, cây cối, mái ngói,...

Đời sống
TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

(CLO) Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 nhằm mục tiêu kích cầu du lịch nội địa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch TP HCM và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đời sống