Nhóm lợi ích đấu Nghị định 69!

Thứ sáu, 03/04/2015 23:20 PM - 0 Trả lời

Nhóm lợi ích đấu Nghị định 69!

Báo Công luận

Chính sách về thu hồi đất cần quan tâm đến
đời sống người nông dân. Ảnh minh họa.

Mới đây một loạt các doanh nghiệp (DN), hiệp hội bất động sản (BĐS) đã “kêu cứu” vì vướng mắc khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Nghị định 69.

Tại một số hội thảo diễn ra gần đây, đại diện nhiều DN kinh doanh BĐS lần lượt lên tiếng “kêu khổ” với cơ quan chức năng về việc họ phải nộp tiền sử dụng đất sát với giá thị trường. Theo họ Nghị định 69/2009/NĐ- CP có những điểm bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhiều dự án bị đình đốn. Thậm chí có vị còn đe dọa rằng DN mình sẽ… phá sản nếu nhà nước cứ tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường…

Trong một thời gian dài, những chính sách về đất đai ở nước ta còn bất cập, thiếu đồng bộ, thị trường BĐS phát triển tự phát, méo mó. Cơ chế chính sách về thu hồi đất, về bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều lỗ hổng, dẫn đến tình trạng nhiều DN lợi dụng chính sách, mua rẻ- bán đắt và thu được lợi nhuận khổng lồ.

Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam kinh doanh BĐS là dễ ăn nhất, lợi nhuận lớn nhất; chả thế mà nhiều DN có máu mặt đều muốn nhảy vào. Thực tế là cho đến nay chưa có DN kinh doanh BĐS nào thua lỗ, ngược lại nhờ nhảy vào buôn bán nhà đất mà nhiều DN làm ăn bết bát đã sống lại, thậm chí trở thành những đại gia chỉ sau ít năm.

Ở một phía khác, do cơ chế chính sách còn bất cập, nguồn thu của Nhà nước từ tài nguyên đất đai quý giá này chưa tương xứng với giá trị của nó. Người bị thu hồi đất chỉ được đền bù với giá rẻ mạt, họ bị thua thiệt đủ đường, bị đẩy ra bên lề của sự phát triển. Thực tế này đã dẫn đến những vụ khiếu kiện kéo dài.

Nghị định 69 ra đời đã khắc phục được nhiều bất cập nói đến ở trên nên được coi có nhiều điểm ưu việt: Giảm đi những thủ tục hành chính phiền hà, thúc đẩy tiến độ GPMB, tăng thu cho ngân sách Nhà nước... Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với nhiều lợi ích của giới kinh doanh BĐS bị cắt giảm.

DN kinh doanh BĐS lấy cớ “giá thị trường luôn thay đổi” để nói rằng khó khăn không thể chủ động tính toán được giá thành đầu vào của sản phẩm và đẩy các dự án bất động sản đến rủi ro rất cao. Nhưng thử hỏi có ngành nghề kinh doanh nào mà doanh nhân không phải động não, không hề có rủi ro? DN cho rằng không nên tính giá đầu vào theo giá thị trường nhưng thử hỏi giá bán sản phẩm của họ có theo giá thị trường không?

Giải quyết hài hòa quyền lợi của Nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp và của người bị thu hồi đất là điều mà bất kỳ chính sách nào cũng phải hướng đến. Không có lý gì chính sách lại chỉ phục vụ lợi ích cục bộ của một nhóm nhỏ trong xã hội.

Thế Vũ

Bạn có nhận xét gì về những lý lẽ mà DN kinh doanh BĐS đưa ra để đòi xem xét lại một số điều khoản của Nghị định 69?
Theo bạn, có phải lợi ích nhóm đã thể hiện rõ trong những hội thảo do các DN, hiệp hội BĐS vừa tổ chức?

Mời bạn gửi phản hồi cho tòa soạn vào ô thảo luận cuối bài viết (vui lòng điền đầy đủ thông tin và gõ nội dung bằng tiếng Việt có dấu). Trân trọng cảm ơn!


___________________________________________________________________________

Nghị định đâu chỉ phục vụ một nhóm người!

Nghị định ban ra là để phục vụ lợi ích của đất nước của nhân dân chứ đâu phải chỉ phục vụ cho riêng một ai đó mà muốn thay thì thay muốn đổi thì đổi.

Lý lẽ mà nhóm DN đưa ra chỉ là những lý sự cùn khi mà lợi ích của họ bị đụng mạnh mà thôi, làm nghe gì mà chẳng có rủi ro cơ chú thật là phi lý. Nếu ai cũng chăm chăm lo cho lợi ích của mình thử hỏi kinh tế đất nước có phát triển được không.

Văn Hoàng

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn