Nhu cầu điện tăng nhanh, giải pháp nào đảm bảo cung ứng mùa nắng nóng?

Thứ tư, 18/05/2022 19:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay khi dịch bệnh được khống chế, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi và tăng tốc. Để đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, làm gì để đảm bảo cung ứng nhu cầu này đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tại cuộc Tọa đàm: “Tiết kiệm năng lượng - Giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2022 ” do Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng Quốc gia - Bộ Công Thương, phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức tổ chức sáng nay (18/5), theo Ban tổ chức, theo dự báo của Trung tâm dự báo thời tiết Quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2022 sẽ liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng diện rộng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện trên cả nước tăng vọt. Việc đảm bảo cung ứng đủ điện năng cho sản xuất và tiêu dùng đang là bài toán khó ?

Nhu cầu điện cho nền kinh tế đang phục hồi

Căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, yêu cầu phục hồi kinh tế, EVN đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng phụ tải điện.

Theo đó, kịch bản 1 ở mức 8,3%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh. Kịch bản 2 - với mức tăng trưởng nhu cầu phụ tải ở mức cao 12,4%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt hơn 286 tỷ kWh.

Từ thực tế tăng trưởng GDP/tăng trưởng điện (theo 2 kịch bản EVN xây dựng), nếu tăng trưởng điện lên tới 8,3% đến hơn 12% và GDP khoảng 6 - 6,5% thậm chí trên 7% thì tỷ lệ vẫn phải hơn 1,4-1,6…

nhu cau dien tang nhanh giai phap nao dam bao cung ung mua nang nong hinh 1

Các chuyên gia trong buổi toạ đàm.

Ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ EVN cho biết, Tập đoàn này đã báo cáo Bộ Công Thương về xây dựng kịch bản phát triển điện bởi sau khi dịch khắc phục, việc phát triển kinh tế - xã hội được phát triển rất nhanh, điện sẽ là một trong những nhu cầu đầu tiên và thiết yếu để đảm bảo sự phục hồi của nền kinh tế sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đồng thời, EVN cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các tỉnh, thành phố liên quan dọc hạ lưu sông Hồng có một kế hoạch lấy nước tốt nhất và tiết kiệm nguồn nước cao nhất.

"Chúng tôi cũng phải đảm bảo nguồn nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than và các nhà máy nhiệt điện chạy dầu có một dự phòng về nhiên liệu sẵn sàng cho việc huy động. Đặc biệt, rà soát các lưới điện của các tỉnh, thành phố được sửa chữa, đầu tư xây dựng trong quý 1 năm 2022", ông Lâm cho biết.

Vai trò và giải pháp tiết kiệm năng lượng năm 2022

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Chánh Văn Phòng BCĐ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cho rằng: “Nếu chúng ta làm tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng sẽ giảm áp lực về cung ứng điện cho nền kinh tế. Nếu mỗi địa phương tiết kiệm được 2% điện năng như yêu cầu của chỉ thị số 20 tăng cường tiết kiệm điện của Thủ tướng giai đoạn 2020-2025 đề ra cũng giúp giảm được hàng tỷ Kw giờ điện mỗi năm, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”.

Ông Trịnh Quốc Vũ cho biết thêm, khi nguồn cung năng lượng thế giới dồi dào từ Liên Bang Nga bị nghẽn lại sẽ làm chuyển dịch thị trường năng lượng sơ cấp từ thế giới. Việt Nam cũng nằm trong bức tranh chung trong bối cảnh đó. Về dài hạn, cần có những chiến lược nguồn cung sơ cấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường mô điện từ các quốc gia láng giềng, các lưới điện quốc gia, hình thành thị trường điện.

Về tiết kiệm điện, Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhờ cường độ năng lượng của nước ta đang ở mức rất cao trong khu vực và trên thế giới mặc dù lượng tiêu thụ điện trên đầu người chưa cao. Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tăng hiệu quả nguồn năng lượng điện.

Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh nhận định, du lịch và dịch vụ sẽ phục hồi, cùng với đó chuỗi sản xuất công nghiệp cũng phục hồi. Kịch bản sẽ là tăng trưởng 8 - 12% điện năng vào cuối năm nay, khi tất cả dịch vụ sản xuất đi vào hoạt động.

Để có thể đảm bảo sản xuất, ngoài chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngoài đầu tư các ngành tỷ trọng năng lượng hiệu quả tăng lên như ngành công nghiệp không khói, thì phải duy trì hiệu quả các ngành công nghiệp nặng. Với khối ngành công nghiệp đặt ra thách thức phải có đầu tư lớn và thay đổi công nghệ để giảm cường độ năng lượng.

Tuy nhiên, việc sản xuất than, dầu khí nội địa khó khăn, chi phí đắt hơn, thị trường quốc tế giá cao do tác động của cuộc chiến Nga - Ukraina. Nếu không có vai trò nhà nước ở đây sẽ không thể kiểm soát được chi phí sản xuất điện.

Trước mắt, EVN và Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục phối hợp giải quyết việc thiếu nguồn năng lượng sơ cấp, nhưng về dài hạn, nguy cơ thiếu là khá lớn.

Bài và ảnh: Nguyễn Linh

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp