(NB&CL) Thời gian qua, liên tục các vụ xâm hại di tích xảy ra đã khiến câu chuyện ứng xử với di sản tiếp tục trở nên nhức nhối. Đặc biệt khi bức phù điêu đắp nổi hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ đang bị phá dỡ để xây cao ốc.
Những ngày qua, nhiều người yêu di sản Hà Nội đang ngỡ ngàng, tiếc nuối khi dãy nhà 2 tầng chạy dọc 4 mặt phố Hùng Vương - Trần Phú - Lê Trực - Nguyễn Thái Học, cạnh Quảng trường Ba Đình - nơi bức phù điêu đắp nổi hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ đang bị phá dỡ để xây cao ốc.
Chẳng phải đến lúc này, câu chuyện bảo tồn, ứng xử với di sản mới được chúng ta mổ xẻ, mà thời gian qua liên tục các vụ xâm hại di tích xảy ra đã khiến câu chuyện ứng xử với di sản tiếp tục trở nên nhức nhối…
Phá dỡ bức phù điêu đắp nổi tại tòa nhà pháp cổ 4 mặt tiền
Tòa nhà pháp cổ 4 mặt tiền nằm trên khu đất số 61 Trần Phú, đối diện với tòa nhà Văn phòng Quốc hội bên kia đường Trần Phú, cách quảng trường Ba Đình chỉ vài trăm mét (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Đây vốn là nhà máy cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc với 4 dãy nhà 2 tầng mái ngói đỏ chạy dọc 4 mặt tiền phố Hùng Vương - Trần Phú - Lê Trực - Nguyễn Thái Học, bao quanh công trình nhà máy có cấu trúc mái vì kèo bê-tông cốt thép rất độc đáo ở giữa.
Theo KTS. Trương Ngọc Lân (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội), đây là cấu trúc công nghiệp mang dấu ấn kiến trúc hiện đại giai đoạn đầu thế kỷ 20 hiếm hoi còn lại nguyên vẹn ở Hà Nội đến thời điểm nó bị phá.
Công trình này đã rất thân thuộc với người dân thủ đô, bởi kiến trúc kiểu Pháp thấp tầng thanh lịch bám theo mặt đường dưới những tán cổ thụ xanh mát. Đặc biệt, trong khuôn viên dự án, trên bức tường của dãy nhà sát ngã tư Nguyễn Thái Học - Lê Trực có bức phù điêu đắp nổi hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ với dòng chữ “Quân dân thủ đô bắn rơi tại chỗ máy bay hiện đại Mỹ” ngày 19/5/1967. Bức phù điêu nhắc nhớ về lịch sử hào hùng và cả lãng mạn của những năm “thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ”.
Về bức phù điêu này, KTS. Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) cho rằng tòa nhà thật khó giữ ở vị trí “đất kim cương” nhưng bức phù điêu là lịch sử Hà Nội trong một giai đoạn rất hào hùng. Ông Ánh cũng cho rằng, có lẽ là quá muộn để kêu gọi bảo vệ tòa nhà kiến trúc Pháp này, nhưng ít nhất Hà Nội cần cắt mảng tường có bức phù điêu để dựng lại ở góc phố này.
Còn KTS. Trương Ngọc Lân khẳng định dù không mang dấu ấn lịch sử đặc biệt nhưng với giá trị độc đáo của kiến trúc cùng tình trạng nguyên bản có một không hai của mình, xưởng cơ khí bưu điện xứng đáng được bảo tồn ít nhất là một phần cùng với những cây xanh gắn với nó để trở thành một trung tâm văn hóa sáng tạo, thành phố sẽ có một không gian đẹp không kém không gian sáng tạo nổi tiếng 798 ở Bắc Kinh được hình thành từ việc cải tạo một nhà máy cũ.
Rất nhiều người yêu Hà Nội cũng đã lên tiếng đề nghị giữ lại bức phù điêu. Nhiều người cho biết họ “Không thể tin là một di tích cách mạng có thể bị lãng quên và phá hủy như thế này”. Nhiều ý kiến kiến nghị giữ lại bức phù điêu, để mai này, các thế hệ sau sẽ được nghe kể về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Trước ý kiến phản ứng từ đông đảo dư luận, ngày 4/4, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình đã tổ chức cuộc họp nghe đại diện Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện (chủ đầu tư) báo cáo về phương án bảo vệ bức phù điêu.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích cách mạng kháng chiến, UBND quận Ba Đình đề nghị Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện và các đơn vị liên quan bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu, báo cáo UBND TP. Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội và UBND quận Ba Đình về phương án di chuyển, bảo vệ và khôi phục bức phù điêu tại vị trí ban đầu trước khi công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Bảo tồn di sản: Câu chuyện dài nhức nhối
Câu chuyện ứng xử với di tích lịch sử, văn hóa bấy lâu nay luôn là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Bởi lẽ giá trị di sản không chỉ ở tính lịch sử, văn hóa mà còn ở tuổi đời của nó thể hiện qua chất liệu và dấu thời gian, ở không gian sinh tồn được hình thành từ khi nó xuất hiện. Di sản chỉ phát huy giá trị vốn có của nó khi đảm bảo được các tiêu chí đó.
Vì vậy, ứng xử với di sản không chỉ là việc trùng tu, tôn tạo. Ứng xử với di sản còn là chuyện khai thác giá trị của nó phục vụ nhu cầu tìm hiểu lịch sử, nhu cầu tâm linh và sinh hoạt văn hóa của người dân.
Trong khi đó, thách thức lớn nhất đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam là trong quá trình hiện đại hóa phải bảo toàn và khẳng định được bản sắc văn hóa của mình. Do áp lực về kinh tế, áp lực phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đời sống... chúng ta đã phải phát triển bằng việc tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại từ nông thôn đến thành thị.
Không chỉ có quá trình “đô thị hóa” phá hủy và làm biến dạng nhiều di sản văn hóa, mà ngay trong việc cố gắng bảo tồn, trùng tu di tích cũng để lại những hậu quả khó lường, chủ yếu do hạn chế về nhận thức đối với tính chất và giá trị của di sản văn hóa.
Bởi thế mà dư luận luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những vụ việc liên quan tới di sản. Không phải đến vụ việc phá dỡ bức phù điêu ở tòa nhà pháp cổ nói trên, câu chuyện mất mát các di tích cách mạng cũng đã nhiều lần xảy ra.
Đơn cử như năm 2020, Hà Nội cũng phá dỡ ngôi biệt thự tại ngõ 128C phố Đại La thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai, nơi ghi dấu lịch sử là nơi phát thanh viên Ngân Thanh đọc bản tin đặc biệt vào 20h ngày 19/12/1946, là bản tin được dùng làm mật lệnh để cả nước nổ súng, đánh dấu thời khắc toàn quốc kháng chiến theo lời kêu gọi của Bác Hồ. Sự việc này cũng đã để lại nhiều tiếc nuối trong công tác bảo tồn di sản.
Cũng trong mấy ngày qua, dư luận lại xôn xao về việc tu bổ di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm khi những hình ảnh lan truyền cho thấy việc tu bổ ngổn ngang, phá dỡ hết bậc thềm, nền đá và chặt hạ cây đa phía trước nghi môn. Nhiều người bày tỏ lo ngại việc đập đi xây mới các bậc thềm đá và nền đá sẽ ảnh hưởng tới giá trị, tính thẩm mỹ của di tích. Đặc biệt là việc chặt hạ cây đa trước cổng đình sẽ ảnh hưởng lớn tới cảnh quan di tích.
Rồi trước đó là hàng loạt vụ việc như: đơn vị thi công sử dụng xe cơ giới trong quá trình tu bổ tháp Bánh Ít, đoàn làm phim bôi bẩn giếng cổ ở Đường Lâm, tấm bia cổ chùa Thổ Hà bị vỡ, Đoàn thanh niên vẽ bích họa xâm hại đình cổ Tự Đông - di tích lịch sử cấp quốc gia từ thời hậu Lê... khiến dư luận bất bình.
Những di tích lịch sử, di sản văn hóa là những báu vật vô giá của dân tộc. Việc gìn giữ, bảo quản giúp những di sản, di tích này có thể trường tồn với thời gian không chỉ nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, cho thấy sức sống vững bền của bản sắc văn hóa dân tộc.
Vì vậy câu chuyện bảo tồn di sản cần phải được chúng ta quan tâm đúng mức, khó nhưng nhất thiết phải làm và có cách ứng xử đúng đắn, trân trọng, nâng niu.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có gần 15.000 lượt xe thanh toán bằng tiền mặt, tài xế phải dừng xe trước trạm thu phí đầu vào lấy thẻ và trả tiền mặt tại cửa ra, dễ dẫn tới ùn tắc cục bộ.
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.