Nhức nhối vi phạm bản quyền tác giả: Bao giờ hết cảnh “sống chung với lũ”?!

Thứ sáu, 23/06/2023 10:14 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vi phạm bản quyền tại Việt Nam nói chung và vi phạm bản quyền trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (VHNT) nói riêng đã trở thành vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua. Nạn “xài chùa”, sao chép, đánh cắp ý tưởng… diễn ra thường xuyên “như cơm bữa”, khiến xã hội quan tâm đặc biệt và bày tỏ bất bình.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của môi trường số, tính chất và mức độ của tình trạng này ngày càng tinh vi, điêu luyện hơn, đặt ra những thách thức cho đội ngũ văn nghệ sĩ, cơ quan quản lý nhà nước cũng như ngay cả những nhà làm luật.

Thực trạng nhức nhối

Hiện nay, câu chuyện xâm phạm bản quyền tại Việt Nam không còn là vấn đề riêng của tác giả, mà trở thành vấn nạn chung trong lĩnh vực VHNT, từ xuất bản, mỹ thuật, âm nhạc đến điện ảnh… Hệ lụy của việc vi phạm bản quyền rất lớn, có thể làm giảm giá trị của thị trường nghệ thuật, đánh mất niềm tin từ các nghệ sĩ, nhà sưu tập và công chúng. Ở góc độ khác nghiêm trọng hơn, nó có thể sản sinh ra một “thế hệ” ỉ lại, lười sáng tạo, nhiễm thói quen xấu, quẩn quanh với suy nghĩ “đánh cắp” ý tưởng để tồn tại, bởi “tất cả đã có trên mạng, lên đó lấy về sửa lại là của mình”.

nhuc nhoi vi pham ban quyen tac gia bao gio het canh song chung voi lu hinh 1

Chỉ cần lướt một vòng quanh thị trường VHNT, không phải là chuyên gia chúng ta cũng có thể nhận thấy tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra nghiêm trọng như: sách “lậu” giá rẻ bày bán tràn lan, tranh “nhái” xuất hiện nhanh nhản, phim vừa chiếu rạp có ngay trên web “lậu”, việc tải nghe nhạc miễn phí trên website rất dễ dàng...

Đặc biệt, nhiếp ảnh là lĩnh vực có mức độ vi phạm bản quyền nhiều và “nóng” nhất. Nhờ internet, công nghệ và mạng xã hội, việc ăn cắp những bức ảnh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Chỉ cần vài thao tác kỹ thuật, một bức ảnh có thể được sử dụng thoải mái trên nhiều nền tảng mà không phải xin phép.

“Vi phạm bản quyền nhiếp ảnh hiện nay diễn ra rất tinh vi. Việc bức ảnh của ai đó xuất hiện trên mạng xã hội, sách báo, video… là thứ có thể nhìn thấy, tức vi phạm bản quyền cơ học. Còn có vi phạm bản quyền ý tưởng, rất khó nhận ra, tức là chỉ cần xem bức ảnh người ta có thể chụp, vẽ lại giống 99%”, ông Hà Hữu Đức - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam nói.

nhuc nhoi vi pham ban quyen tac gia bao gio het canh song chung voi lu hinh 2

Ông Hà Hữu Đức - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Nhiếp ảnh Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyễn

Theo ông Đức, mỗi một bức ảnh, các nghệ sĩ phải đầu tư tiền của, thời gian và công sức rất lớn. Việc vi phạm, đánh cắp bản quyền quá dễ dàng khiến nhiều nghệ sĩ ngại công bố các sản phẩm hay, có giá trị nhất của mình. Đây là thiệt thòi cho chính công chúng.

“Mình nghĩ vấn nạn vi phạm bản quyền tác giả xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không riêng gì Việt Nam, đặc biệt khi mà nghệ thuật càng có nhu cầu cao, càng giá trị thì việc đánh cắp và làm giả càng tinh vi thôi”, họa sĩ Bùi Trọng Dư nhận xét. Song, điều đáng buồn ở chỗ, rất nhiều nghệ sĩ bị xâm phạm bản quyền gần như “bó tay”, hoặc chỉ còn cách lắc đầu ngao ngán trước thực trạng này.

Họa sĩ Dư chia sẻ, tranh của anh từng nhiều lần bị sao chép, vi phạm bản quyền, sau khi phát hiện “các đối tượng xin lỗi và bồi thường một chút là xong”. Anh cho rằng, việc sao chép tranh giờ đây không chỉ dừng lại ở các cửa hàng, còn nhiều đội vẽ tranh tường, đội chép tranh để đưa vào sản phẩm, trang trí sản phẩm như áo dài, bao bì, hộp bánh Trung thu, túi xách... rồi mảng làng nghề cũng rất “tích cực” sao chép tranh để sử dụng cho sản phẩm của họ, gây bức xúc cho những người sáng tạo.

“Với tâm lý của một họa sĩ, hay một người làm nghệ thuật nói chung, rất tức và khó chịu khi sản phẩm của mình bị đánh cắp, nhưng để mà theo đuổi, đòi công bằng thì mất quá nhiều thời gian và không đáng. Chẳng hạn như vụ Linh Lê (Lê Phong Linh) tranh chấp bản quyền “Thần đồng Đất Việt” diễn ra trong 12 năm trời. Ngay cả các họa sĩ Bùi Hữu Hùng, Đinh Quân, Thành Chương, Đào Khải Phong... đều bị xâm phạm bản quyền rất nhiều, đến bây giờ các anh đều chán, không muốn lên tiếng”, họa sĩ Bùi Trọng Dư tâm sự.

nhuc nhoi vi pham ban quyen tac gia bao gio het canh song chung voi lu hinh 3

Họa sĩ Bùi Trọng Dư chia sẻ với PV Báo Nhà báo & Công luận về tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực mỹ thuật. Ảnh: Trung Nguyễn

“Một số nền tảng mạng xã hội đã kiểm soát được việc sử dụng các tác phẩm VHNT bất hợp pháp, nhưng chưa triệt để. Vả lại, việc phân chia các quyền liên quan cũng chưa rõ ràng, nên việc thu bản quyền cũng như vi phạm quyền tác giả vẫn thường xảy ra” - Nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Là một nhà nhập khẩu phim tư nhân nhỏ, anh Phạm Quang Mạnh chia sẻ: “Trong thời gian qua, các doanh nghiệp lớn đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để ngăn chặn, đóng cửa nhiều website lậu, nhưng còn không ít trang web vẫn đang lấy nội dung của các bộ phim để đưa lên mạng một cách chính thống. Khi cơ quan chức năng vào cuộc, cứ đóng website này, thì website khác lại mọc ra. Việc xử lý các website đó rất phức tạp. Nhưng nếu không xử lý triệt để, những đơn vị như chúng tôi chịu thiệt hại rất lớn”.

Môi trường số, mảnh đất màu mỡ cho vi phạm bản quyền

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ cao về vi phạm bản quyền trên môi trường số, cụ thể là qua dịch vụ phát nội dung trực tuyến, mạng xã hội, tin nhắn và các nền tảng khác. Khảo sát của Trung tâm Bản quyền Nội dung số Việt Nam cho biết, việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng. Người dùng hiện nay có xu hướng thích dùng nội dung không có bản quyền. Độ tuổi vi phạm nhiều nhất trong khoảng từ 18-24, với tỷ lệ sử dụng nội dung lậu lên tới 65%. Lý do cơ bản là các website lậu sẵn sàng cung cấp nội dung với giá rất rẻ hoặc thậm chí miễn phí chỉ để lấy người dùng.

“Tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số hiện nay rất phức tạp, đa dạng về lĩnh vực, từ báo chí đến âm nhạc, sách báo, nhiếp ảnh, điện ảnh, mỹ thuật… Phạm vi cũng mở rộng, không còn ở một quốc gia mà mở rộng trên toàn cầu. Chính vì thế, cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi phạm”, anh Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết.

nhuc nhoi vi pham ban quyen tac gia bao gio het canh song chung voi lu hinh 4

Họa sĩ Bùi Trọng Dư với giấy đăng ký sở hữu bản quyền tác phẩm mỹ thuật của mình. Ảnh: Trung Nguyễn.

“Vi phạm bản quyền, trước hết là do ý thức tùy tiện của người sử dụng. Sau đó, ý thức về bản quyền của người chủ sở hữu cũng kém, rồi đến chế tài pháp luật chưa đủ sức răn đe, dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền rất nhức nhối, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội”- Ông Hà Hữu Đức, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên BCH Hội Nhiếp ảnh Việt Nam.

Lý giải về sự tồn tại của các website lậu, anh Hoàng Đình Chung đánh giá: “Về bản chất, nếu không có người trả tiền thì các website đó phát triển không để làm gì. Vẫn có những người trả tiền cho họ khi mà website có một lượng người dùng đủ lớn. Vậy ai là người trả tiền cho họ? Đó là những website cờ bạc, betting (cá độ)… những trang không thể quảng cáo chính thống được luôn có nhu cầu tìm đến các trang có lượng truy cập lớn một chút để đặt quảng cáo, phát triển cộng đồng… Câu chuyện nằm ở chỗ đó. Khi mà họ còn kiếm được tiền, họ sẽ vẫn làm web lậu”.

nhuc nhoi vi pham ban quyen tac gia bao gio het canh song chung voi lu hinh 5

Anh Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam. Ảnh: Trung Nguyễn

Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ VH-TT&DL, Thanh tra của Bộ VH-TT&DL cho biết, trong 10 năm qua đã xử phạt hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan số tiền gần 13 tỷ đồng, trong đó có 99,5% xử phạt vi phạm sao chép phần mềm máy tính. Tất cả các vi phạm còn lại chỉ chiếm 0,5%, gồm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, nghệ thuật biểu diễn. Điều này cho thấy thực tế rằng, sự phát triển nhanh chóng của môi trường số kéo theo thực trạng gia tăng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và sáng tạo nội dung số trở thành mảnh đất màu mỡ cho vi phạm bản quyền tác giả.

Những thông tin mà Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đưa ra tại Hội thảo kết nối mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung trên mạng (KOLs) được tổ chức mới đây, hẳn khiến không ít người phải giật mình: “Trên thế giới, cứ 100 đồng tiền đến từ thu nhập gian lận trên YouTube thì có 55 đồng do người Việt Nam làm ra. Số tiền trên chiếm hơn 1/2 số tiền thu nhập do gian lận mà có. Trong khi, đất nước đứng thứ hai cũng chỉ bằng 1/10 của chúng ta”.

Bàn về thực trạng vi phạm bản quyền tác giả tại Việt Nam, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh, điều này gây ra những hệ lụy tiêu cực đến sự phát triển của xã hội nói chung, làm giảm sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật nói riêng. Nếu không bảo vệ bản quyền thì chúng ta sẽ không khuyến khích được sáng tạo, không tạo được một môi trường trong lành, minh bạch và từ đó chúng ta cũng khó tiếp nhận được các tinh hoa văn hóa trên thế giới vào Việt Nam.

Không thể trông chờ sự tự giác!

Trước thực tế vi phạm bản quyền tác giả rất nhức nhối tại Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia, nghệ sĩ và đại bộ phận công chúng đều khẳng định cần siết chặt quản lý, tăng cường các chế tài pháp luật để răn đe, kêu gọi từ bỏ tư duy “sống chung với lũ” trước vấn nạn này. Bởi vì, không thể trông chờ vào sự tự giác trong việc tuân thủ pháp luật.

“Mọi thứ có tính hai mặt. Xã hội cũng thế, không bao giờ tuyệt đối được, không có chuyện chỉ có cái tốt. Song, các cơ quan chức năng, những người làm luật cần xây dựng cơ chế minh bạch, chế tài đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn”, họa sĩ Bùi Trọng Dư đánh giá. Đồng thời, anh cũng kêu gọi “cần phải đưa văn bản pháp luật vào cuộc sống thay vì nằm trên bàn giấy”.

Cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng hoàn thiện. Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành ngày 16/6/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 và các quy định khác của Chính phủ góp phần rất lớn cho việc thực thi bảo vệ bản quyền, cũng như tạo ra khung pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ.

“Vi phạm bản quyền là thói quen lười biếng. Ví dụ các làng nghề phải thuê họa sĩ để thiết kế, thay vì đi đánh cắp sản phẩm, ý tưởng. Việc xử lý vi phạm bản quyền của cơ quan chức năng phải quyết liệt, tránh như bắt cóc bỏ đĩa” - Họa sĩ Bùi Trọng Dư.

Ở góc độ cơ quan quản lý, trong thời gian qua, Cục Bảo vệ bản quyền, Bộ VH-TT&DL, đã rất nỗ lực phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó giám sát các hành vi vi phạm bản quyền.

“Cục Bảo vệ bản quyền tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, chuỗi sự kiện để nâng cao nhận thức của xã hội đối với vấn đề này. Về tuyên truyền chính sách, kể từ đầu năm 2023, có khoảng 1.300 bài viết vi phạm bản quyền, điều này cho thấy dư luận xã hội rất quan tâm”, bà Phạm Thị Kim Oanh - Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết.

Theo bà Oanh, “Việt Nam đã tham gia 8/9 điều ước quốc tế về bản quyền chứng tỏ quyết tâm của chúng ta trong việc bảo vệ bản quyền. Bởi vì, chúng ta không chỉ bảo vệ bản quyền ở trong nước mà còn bảo vệ bản quyền ở cả bên ngoài. Khi thực hiện như thế sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trong nước và các sáng tạo trong nước cũng sẽ được bảo vệ ở các quốc gia”.

Bên cạnh Cục Bảo vệ bản quyền, các hiệp hội, tổ chức VHNT, các đơn vị cũng như cá nhân các nghệ sĩ cũng rất tích cực trong việc cập nhật kỹ năng và kiến thức để theo kịp sự thay đổi liên tục của xã hội, đặc biệt đối với sự phát triển mạnh mẽ của môi trường số.

“Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bản quyền để người dân có nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, có thể đưa luật bản quyền vào các môn học hay tiết học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên để thay đổi tư duy, giúp công dân có nhận thức về bản quyền tác giả từ sớm” - Nguyễn Minh Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng cần chú trọng phát triển mở rộng hơn nữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ bản quyền: “Tôi thấy có mấy việc mà chúng ta cần phải quan tâm. Ví dụ như cần phải có một vài vụ xử phạt mang tính làm gương để từ đó có tác dụng tuyên truyền giáo dục răn đe. Thứ hai là chúng ta cần có sự chung tay của cả xã hội, trong đó các nghệ sĩ có thể là những người đứng ra tiên phong. Hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng chúng ta cần có thêm các trung tâm bảo vệ quyền tác giả đủ mạnh, có nhiều công cụ pháp lý, có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các hiệp hội cũng sẽ giúp cho câu chuyện bảo vệ bản quyền của chúng ta tốt hơn. Đó là những cái mà chúng ta cần phải thực hiện sớm”.

Đồng tình với quan điểm này, nhạc sĩ Đức Trịnh đánh giá, để bảo vệ quyền tác giả, việc tốt nhất là ký cho các Trung tâm bản quyền và Cục Bản quyền, để các tổ chức đó giúp mình bảo vệ quyền tác giả.

nhuc nhoi vi pham ban quyen tac gia bao gio het canh song chung voi lu hinh 6

Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ảnh: Hiền Nguyễn

“Tôi cho rằng, trước hết cần có chế tài pháp luật đủ mạnh. Thứ hai là ý thức của người sử dụng phải được nâng lên. Song song với đó là vai trò của các trung tâm bảo vệ bản quyền. Với nhiếp ảnh, cần phải thành lập Trung tâm Bảo vệ bản quyền Nhiếp ảnh để vừa giám sát, vừa bảo vệ, chia sẻ quyền lợi giữa tác giả và người sử dụng. Không thể kéo dài tình trạng “dùng chùa” mãi như thế này được!”- ông Hà Hữu Đức, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam, nhấn mạnh.

Hữu Kế - Đình Trung

Tin mới

Ba nhà máy hóa chất Nga cùng gặp sự cố trong một ngày

Ba nhà máy hóa chất Nga cùng gặp sự cố trong một ngày

(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.

Thế giới 24h
SpaceX, ULA, Blue Origin giành được hợp đồng phóng tên lửa trị giá 13,5 tỷ USD từ Lầu Năm Góc

SpaceX, ULA, Blue Origin giành được hợp đồng phóng tên lửa trị giá 13,5 tỷ USD từ Lầu Năm Góc

(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.

Thế giới 24h
Bắt tạm giam Giám đốc Công ty khoáng sản Thiên An Phát và đồng phạm

Bắt tạm giam Giám đốc Công ty khoáng sản Thiên An Phát và đồng phạm

(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.

Vụ án
Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.

Công luận 24H
Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Quang Linh Vlogs và cái giá của hào quang chệch hướng

Quang Linh Vlogs và cái giá của hào quang chệch hướng

(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.

Đời sống văn hóa
Văn học Việt chờ 'cú huých' mới từ Dự thảo Nghị định hỗ trợ sáng tác

Văn học Việt chờ 'cú huých' mới từ Dự thảo Nghị định hỗ trợ sáng tác

(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Đối thoại liên ngành nghệ thuật 'Âm sắc'

Đối thoại liên ngành nghệ thuật 'Âm sắc'

(CLO) Đối thoại “Âm sắc” giữa nhạc sĩ Quốc Trung và hoạ sĩ Trịnh Tuân thuộc khuôn khổ triển lãm sơn mài “Như những lớp phù sa”.

Đời sống văn hóa
Festival Phở năm 2025 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

Festival Phở năm 2025 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long

(CLO) Festival Phở năm 2025 nhằm quảng bá hình ảnh Phở Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đời sống văn hóa
Tạm dừng một số hoạt động vui chơi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Tạm dừng một số hoạt động vui chơi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

(CLO) Một số hoạt động trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ tạm hoãn vào 2 ngày quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone.

Đời sống văn hóa
Độc đáo không gian quán cà phê đồ tái chế tại Hà Nội

Độc đáo không gian quán cà phê đồ tái chế tại Hà Nội

(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".

Đời sống văn hóa
Công bố logo tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công bố logo tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.

Đời sống văn hóa
Hội nhập văn hóa quốc tế: Bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam

Hội nhập văn hóa quốc tế: Bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam

(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Đời sống văn hóa