(CLO) Hội nghị COP28 tại UAE đã đạt được một loạt các cam kết tự nguyện để dẫn tới một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, trong đó kêu gọi thế giới "chuyển đổi" khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Kết thúc Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2023 (COP28), Chủ tịch COP28, Sultan Al Jaber, cho biết hai tuần đàm phán đã huy động được hơn 85 tỷ USD cùng 11 cam kết và tuyên bố cam kết hành động vì khí hậu.
Dưới đây là một số kết quả nổi bật nhất của COP28:
Quỹ "Tổn thất và Thiệt hại"
Quỹ "Tổn thất và thiệt Hại" đã được ra mắt tại COP28 nhằm giúp các quốc gia dễ bị tổn thương đối phó với những tác động ngày càng nghiêm trọng của thảm họa khí hậu.
Theo chủ tịch COP28, quỹ này đã nhận được các khoản cam kết đóng góp có giá trị khoảng 792 triệu USD. Con số này vẫn thấp hơn nhiều mức các quốc gia đang phát triển đề xuất là 100 tỷ USD mỗi năm để bù đắp tổn thất do thiên tai và nước biển dâng.
Trong khi đó, Quỹ Khí hậu Xanh đã nhận được khoản bổ sung 3,5 tỷ USD theo cam kết của Mỹ trước đó. Quỹ này sẽ tập trung vào việc hỗ trợ các nước đang phát triển cắt giảm khí thải nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo
132 quốc gia cam kết tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2030 và tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng hàng năm. Cam kết này nằm trong kết quả cuối cùng mà các cuộc đàm phán đạt được.
Liên minh Năng lượng tái tạo toàn cầu (GRA) cho biết cam kết thể hiện bước thay đổi của thế giới hướng tới một tương lai năng lượng sạch, an toàn và công bằng, là cách có tác động mạnh mẽ và tiết kiệm chi phí nhất để thế giới tiếp tục hướng tới mục tiêu 1,5 độ C.
Dần đoạn tuyệt với nhiên liệu hóa thạch
Liên minh coi than đá là quá khứ (PPCA) đã kết nạp thêm 10 thành viên mới bao gồm cả Mỹ và UAE. Hơn 80% các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu (EU) hiện đã cam kết tham gia PPCA.
Là một trong những nước sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn, Colombia cũng đã gia nhập Sáng kiến Hiệp ước Không phổ biến Nhiên liệu Hóa thạch, một phong trào do các quốc đảo dễ bị tổn thương do khí hậu dẫn đầu nhằm chấm dứt sự phát triển mới về than, dầu và khí đốt.
Đây là lần đầu tiên nội dung cắt giảm nhiên liệu hóa thạch xuất hiện trong tuyên bố chung của COP khi gần 200 quốc gia tham gia COP28 thông qua thỏa thuận lịch sử về khí hậu. Ông Sultan Al Jaber cho biết đây là một thỏa thuận mang tính lịch sử, chiến thắng, là kết quả của sự hợp tác và đoàn kết.
Trong khi đó, giám đốc điều hành của Sáng kiến Alex Rafalowicz cho biết việc đề cập đến "nhiên liệu hóa thạch" trong thỏa thuận là một tín hiệu chính trị quan trọng, nhưng vẫn khác xa với kết quả "lịch sử" mà các quốc gia đang kêu gọi.
Tăng gấp ba lần năng lượng hạt nhân
Hơn 20 quốc gia do Mỹ dẫn đầu đã kêu gọi tăng gấp ba công suất năng lượng hạt nhân trên thế giới vào năm 2050. Sản xuất năng lượng hạt nhân không sinh ra khí CO2 nên không gây ô nhiễm không khí trực tiếp. Tuy nhiên, thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 đã dấy lên mối lo ngại về các tai nạn hạt nhân cũng như mối đe dọa của phóng xạ.
Trên thực tế, việc xây dựng và đưa các nhà máy năng lượng hạt nhân đi vào hoạt động sẽ mất hàng chục năm. So với thời gian đó, việc xây dựng năng lượng tái tạo nhanh hơn đáng kể.
Thực phẩm và nông nghiệp
Trong bối cảnh khoảng 1/3 lượng khí nhà kính trên thế giới là do hệ thống thực phẩm gây ra, gần 160 quốc gia đã cam kết sản xuất lương thực bền vững khi đồng ý ưu tiên hệ thống lương thực và nông nghiệp trong kế hoạch khí hậu quốc gia.
Một số nhà quan sát đã hoan nghênh quyết định này. Trong khi đó, một số người chỉ trích về việc thiếu các mục tiêu cụ thể trong cam kết và không đề cập đến nhiên liệu hóa thạch hoặc bất kỳ sự thay đổi nào sang chế độ ăn uống bền vững hơn.
Tương lai khỏe mạnh
Hơn 140 quốc gia đã ký tuyên bố "đặt sức khỏe làm trung tâm của hành động vì khí hậu", trong đó kêu gọi các quốc gia tăng cường hành động đối với các tác động sức khỏe liên quan đến khí hậu như nhiệt độ tăng nhanh, ô nhiễm không khí và các bệnh truyền nhiễm.
Theo thống kê, mỗi năm có gần 9 triệu người chết vì ô nhiễm không khí, trong khi 189 triệu người phải hứng chịu các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Cam kết giảm khí thải từ việc làm mát
Hơn 60 quốc gia cam kết giảm lượng khí thải của các thiết bị làm mát ngốn năng lượng (như điều hòa và tủ lạnh) ít nhất 68% trên toàn cầu vào năm 2050.
Cam kết này cũng nhằm mục đích cung cấp các biện pháp làm mát bền vững hơn cho hơn 3,5 tỷ người đang phải vật lộn với tình trạng nhiệt độ tăng cao.
Quỹ đầu tư khí hậu của UAE
UAE cho biết quốc gia này đang chi 30 tỷ USD vào một quỹ đầu tư khí hậu tư nhân mới tên là Alterra. Quỹ này sẽ cố gắng tập trung một phần vào các dự án khí hậu ở các nước đang phát triển. UAE hy vọng sẽ quỹ này sẽ được tăng cường đầu tư với tổng trị giá 250 tỷ USD vào năm 2030.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.