COP29: Những phản ứng sau khi thỏa thuận tài chính khí hậu đạt được
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
Theo dõi báo trên:
Theo PV ghi nhận, trên khắp các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội, những địa điểm khu dân cư, khu tập thể nội thành như Dương Quảng Hàm, Cao Bá Quát, Giảng Võ, Đống Đa... vẫn còn xuất hiện những chiếc loa phường mang "sứ mệnh lịch sử". Trong số đó, chỉ một phần nhỏ còn hoạt động vào các khung giờ cao điểm để truyền tải thông tin quan trọng tới người dân.
Theo quan sát, hầu hết những chiếc loa phường đều cũ nát, một số chiếc loa theo dòng chảy của thời gian đã 'hư hỏng' nghiêm trọng. Thậm chí, một số còn bị vỡ và mất một nửa. Tuy nhiên, hi hữu vẫn xuất hiện những chiếc loa phường với màu sơn 'mới cứng'. Đây là những chiếc loa vẫn còn hoạt động vào các khung giờ cao điểm.
Trên thực tế, do công nghệ 4.0 phát triển nên hệ thống loa phường ở một số địa điểm dân cư, khu tập thể nay đã dừng hoạt động nhiều. Độ phủ sóng của mạng lưới internet, điện thoại, tivi và nhiều ứng dụng truyền tải thông tin khiến hệ thống loa phường ngày một lãng quên, mai một không còn được trưng dụng như trước.
Dẫu vậy, ở thời điểm điểm cuối năm 2019, khi ấy dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam thì hệ thống loa phường ở các xã/phường của Hà Nội đã phát huy tác dụng trong công tác phổ biến thông tin, kêu gọi. Đây là một ví dụ cho thấy trong bối cảnh truyền thông phát triển, việc tiếp cận thông tin của người dân đang chuyển từ thụ động sang chủ động, loa phường sẽ vẫn hữu ích ở một số tình huống.
Vì vậy, Kế hoạch số 200 của UBND TP. Hà Nội ngày 21/7 trong đó có chiến lược hiện đại hóa hoạt động của loa phường được một số người hiểu là “khôi phục loa phường”. Thực tế, loa phường tại Hà Nội chưa bao giờ dừng hoạt động nên chưa cần nghĩ đến chuyện khôi phục. Và Kế hoạch 200 của UBND TP. Hà Nội căn cứ trên Quyết định 135 ngày 20/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.
Hoạt động truyền thanh cơ sở sẽ dần chuyển sang sử dụng dữ liệu trên hạ tầng viễn thông, Internet; sử dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong sản xuất nội dung chương trình, phát thanh. Như thế hệ thống loa phường tại Hà Nội sẽ tiếp tục được duy trì với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, chú Vương Hoàng Đế (Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Tôi là người dân gốc Hà Nội, tôi thấy việc khôi phục lại hệ thống loa phát thanh (loa phường) là không cần thiết. Bởi thời buổi công nghệ 4.0, lượng phương tiện giao thông dày đặc như ở Thủ đô Hà Nội thì hệ thống loa phường phát vào khung giờ cao điểm thì người dân cũng không nghe rõ, thậm chí còn bị coi ô nhiễm âm thanh.
Trên thực tế, thông tin bây giờ có thể cập nhật qua vô tuyến, trên mạng đều có, người dân đa số đều cập nhật thông tin qua đây. Bản thân tôi không thích nghe và cảm thấy hệ thống loa hơi lãng phí".
Cùng chia sẻ quan điểm, ông Xi (Trần Qúy Cáp, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Ở bất kỳ phường/xã nào cũng thế, chiếc loa phường sẽ tỏa âm thanh tới từng ngõ ngách. Mọi người không nghe cũng phải nghe. Tuy nhiên, tùy từng độ tuổi mà việc tiếp nhận thông tin theo nhiều hình thức khác nhau. Với tôi thì việc khôi phục loa phường là có lợi cho dân. Song, các cấp chính quyền cần phải bố trí xem khung giờ nào để phát thanh giúp dân dễ tiếp nhận thông tin, giờ nào không nên phát".
"Ở thời buổi hiện đại hóa, công nghệ hóa nên có rất nhiều phương tiện tiếp cận thông tin nhanh, nhưng mà những cái gì vẫn còn hữu ích, sử dụng được thì nên duy trì" - ông Xi nói thêm.
Với những quan điểm trên, có thể thấy loa phường vẫn là công cụ truyền tải thông tin hữu ích cho người dân trong từng khu phố nhỏ Hà Nội. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần thông tin đầy đủ, chi tiết về tình hình hoạt động, kế hoạch tổ chức sắp tới đối với hệ thống loa phường/xã tại Hà Nội. Kế hoạch này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đông đảo người dân, vì vậy cần lấy ý kiến đóng góp rộng rãi để sự hiện diện của loa phường thật sự “hiệu quả, thân thiện, gần gũi” như mục tiêu lãnh đạo Sở TT&TT TP. Hà Nội đưa ra.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Đại diện cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, trong năm 2025 sẽ triển khai xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng hạ tầng khu đất còn lại phía Bắc sân bay và mở rộng nhà ga T1.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc sớm nhất là vào tuần tới, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo với các thành viên trong một email tuần này.
(CLO) Vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiết bị của Công ty TNHH Dong A.
(CLO) Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng đã khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo, gọi đến cho phụ huynh thông báo con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cần tiền để mổ gấp.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Nhiều người yêu thích các dòng xe đến từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu: nhiều mẫu xe “đậm chất Mỹ” lại không thực sự được sản xuất tại Mỹ.
(CLO) Tuyển Việt Nam đã có mặt tại Hàn Quốc để tập huấn chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Tại xứ sở Kim chi, đoàn quân áo đỏ có 3 trận giao hữu với CLB Ulsan Citizen (K-League 3), Deagu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC (K-League 1). Nhưng cả hai đội bóng đang chơi ở K-League 1 nhiều khả năng sẽ không thể tung ra sân đội hình mạnh nhất để đấu tuyển Việt Nam.
(CLO) Một nghiên cứu mới đây về dữ liệu tai nạn giao thông tại Mỹ giai đoạn 2018-2022 đã tiết lộ tỷ lệ tai nạn chết người cao bất thường của Tesla, trong đó Model Y được xếp vào nhóm xe nguy hiểm nhất, làm dấy lên lo ngại về hệ thống tự lái của hãng.
(CLO) Theo dữ liệu của trang batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý 3-2024 so với quý 1-2024.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Ngày 24/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Tại Liên hoan Khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ hai, gần 150 diễn viên, nghệ nhân đã mang đến cho nhân dân và du khách 30 tiết mục đặc sắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.