Những chính sách cho đặc khu: Còn nhiều rào cản và những lo ngại

Thứ năm, 05/04/2018 20:28 PM - 0 Trả lời

CLO) So với dự thảo luật được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp trước, dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 4/4 có nhiều nội dung được điều chỉnh.

Ủng hộ cần có cơ chế đặc biệt cho đặc khu, song nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về chính sách đất đai cho các dự án đầu tư vào đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đó là nhưng vấn đề có trong hội nghị đại biểu chuyên trách của Quốc hội ngày 4/4, nhiều ý kiến băn khoăn đối với chính sách dành cho các đặc khu trong dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu).

 Hiện tại, cả 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều đang trong quá trình xây dựng, tuy nhiên lại gặp khá nhiều rào cản và những mối lo lắng. 

Nhiều vấn đề đáng lo ngại được các đại biểu nhấn mạnh trong hội nghị này là vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia, quyền của trưởng đặc khu, các vấn đề ưu đãi đặc biệt cho các đặc khu. Dù cơ quan quản lý cho rằng cơ chế cho đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã có tính đột phá, nhưng các chuyên gia vẫn chỉ ra nhiều điểm cần cải thiện. Theo nhiều chuyên gia, vẫn còn nhiều vấn đề mà dự luật chưa thể hiện được sự đột phá. 

Báo Công luận
Khá nhiều vấn đề được các Đại biểu Quốc hội đưa ra tranh luận  trong phiên họp về chính sách dành cho Đặc khu trong Dự án Luật Đơn vị hành chính Kinh tế đặc biệt.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư, TS Võ Trí Thành, cho rằng cần tiếp cận đặc khu ở 3 khía cạnh là dịch chuyển tự do của nguồn lực có vượt được các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay ở mức độ dịch chuyển và bao phủ; thứ hai là thực thi về thể chế, cấu trúc quyền lực và xử lý tranh chấp; thứ ba mới là các ưu đãi. 

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là quy định giao đất cho các dự án đầu tư tại đặc khu lên tới 99 năm trong các trường hợp đặc biệt. 

Đại biểu Hoàng Thu Trang (Quảng Ngãi) cho rằng, luật Đất đai 2013 chỉ quy định thời gian giao đất không quá 70 năm và cả Hiến pháp lẫn Luật Đất đai đều không có quy định về trường hợp đặc biệt. Do đó, bà Trang đề nghị phải đặc biệt lưu ý và đánh giá tác động một cách thận trọng trước khi đưa quy định này vào luật. ĐB Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐB Quốc hội (QH) TP.HCM, nhấn mạnh cả 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều có vị trí nhạy cảm, dễ có vấn đề tổn thương quốc phòng, nhưng chưa nghe chuyên gia quốc phòng an ninh có ý kiến về vấn đề này. “Chúng ta cần được nghe và nghiên cứu kỹ hơn tác động của luật với việc bảo vệ chủ quyền và tương lai đất nước”, ông Khuê bày tỏ. 

Đại biểu Lê Thanh Vân nói: "Ba địa điểm được lựa chọn có vị trí đặc biệt, nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Chúng ta lại sống cạnh quốc gia có tư tưởng bá quyền, có nhiều hành động xâm lấn biển đảo. Thế giới cũng cảnh báo rằng đang có xu hướng thay đổi từ quyền lực cứng sang quyền lực mềm, đó là mua chuộc, chi phối cán bộ và xâm lấn thông qua sở hữu đất đai, đầu tư kinh tế.

Với những ưu đãi như vậy, tôi rất lo lắng". Một số đại biểu Quốc hội vẫn chưa yên tâm với quy định này, đặc biệt là sự lo lắng ở khía cạnh chủ quyền. Một vấn đề khác cũng được nhiều ĐB thảo luận là mô hình tổ chức chính quyền đặc khu. 

Về vấn đề quyền cho trưởng đặc khu, trong dự thảo luật, Chính phủ vẫn đưa ra 2 phương án song đa số ĐB đều lựa chọn mô hình trưởng đặc khu chứ không tổ chức UBND và HĐND. Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự luật tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH, cho biết Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này. 

Theo đó, mô hình chính quyền của đặc khu gồm HĐND và UBND, nhưng tổ chức gọn nhẹ, đổi mới cả chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu phù hợp với đặc thù của đặc khu. Bên cạnh đó, để tăng cường kiểm soát với cơ quan chính quyền địa phương đặc khu, dự thảo lần này bổ sung thêm quy định thiết lập cơ chế kiểm soát đặc thù của T.Ư đặt tại từng đặc khu thông qua Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu, do Thủ tướng thành lập. 

Tuy nhiên, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất này. ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng nếu có thêm Ban tư vấn thì sẽ làm mất tính chủ động, thêm ràng buộc đối với chính quyền đặc khu. ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, với quy định của dự luật, Ban tư vấn không phải là cấp trên nhưng thực tế như là cấp trên của chủ tịch HĐND và UBND đặc khu. 

Như thế sẽ tạo vòng kim cô trói buộc sự năng động, tự chịu trách nhiệm, đồng thời tạo ra khoảng trống cho sự trông chờ, đùn đẩy trách nhiệm của chính quyền đặc khu. Ông Thắng đề xuất bỏ quy định thành lập Ban tư vấn, hỗ trợ, thay vào đó bổ sung quy định về chế độ thỉnh thị ý kiến, báo cáo, chịu giám sát và kiểm soát của chính quyền đặc khu sẽ gọn gàng và thống nhất hơn. Vấn đề giao đất quá dài lo sợ sẽ gây nhiều hệ lụy sau này. 

Bà Nguyễn Vân Chi, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của QH, nêu: Dự thảo quy định các dự án đầu tư được hưởng thuế suất ưu đãi với mức 10% trong 30 năm, đồng thời được miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. “Với những địa bàn có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nhiều nhà đầu tư đã vào thì có cần ưu đãi cao như vậy hay không? Tôi nghĩ cần cân nhắc thêm”, bà Chi nói. Việc giao đất với thời hạn tối đa 99 năm là quá dài so với chu kỳ thu hồi vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể bất lợi cho nhà nước. 

Chính sách miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho cả thời gian thuê từ 70 - 99 năm đối với một số dự án là quá dài. So với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp trước, quy định này có giới hạn hơn về thời gian giao quyền sử dụng đất, cơ bản các dự án chỉ được giao tối đa 70 năm như quy định của Luật Đất đai. 

Với các chính sách vượt trội trong dự thảo luật, đặc khu của Việt Nam đủ sức cạnh tranh với 80 đặc khu trên thế giới, nhưng vẫn kém cạnh tranh nếu so sánh các chính sách về thuế của 3 đặc khu là Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), đảo British Virgin và đảo Cayman (thuộc Anh) là các thiên đường thuế. 

Dự kiến dự án luật sẽ được trình Quốc hội thảo luận lần cuối và xem xét thông qua vào kỳ họp giữa năm 2018, sau đó sẽ thành lập các đặc khu kinh tế./.

Hoàng Phi

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản