(CLO) Việc kết nạp các thành viên mới, hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các nước thành viên BRICS phải đối mặt sẽ là những chủ đề chính.
Nga đang đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh khối kinh tế BRICS tại Kazan từ ngày 22 đến 24/10, dự kiến có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới.
Theo Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov, 32 quốc gia đã xác nhận tham dự, trong đó 24 quốc gia có nguyên thủ quốc gia đại diện, trong khi 8 quốc gia còn lại sẽ cử các quan chức cấp cao. Ngoài ra, tổng thư ký của một số tổ chức quốc tế sẽ tham dự sự kiện này, bao gồm cả Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Chủ đề chính
Theo Điện Kremlin, trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS của Nga năm nay, nước này sẽ ưu tiên tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác trên ba lĩnh vực chính: chính trị và an ninh, kinh tế và tài chính, và quan hệ văn hóa và nhân đạo.
Các chủ đề chính tại Hội nghị thượng đỉnh có thể bao gồm hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các thành viên BRICS phải đối mặt, chẳng hạn như căng thẳng địa chính trị, suy thoái kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Nga có thể sẽ nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương, sử dụng nền tảng BRICS để chống lại các cấu trúc quản trị toàn cầu do phương Tây thống trị.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, người đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh trong việc tăng cường chủ nghĩa đa phương, đã có kế hoạch tham dự hội nghị trực tuyến sau khi được bác sĩ khuyên nên tạm thời tránh các chuyến bay dài do bị thương ở đầu tại nhà gây xuất huyết não nhẹ.
Bộ Ngoại giao Brazil đã vạch ra kế hoạch cho một tuyên bố tập trung vào phát triển và an ninh toàn cầu công bằng, mà họ tin rằng sẽ có tiếng vang lớn giữa các quốc gia thành viên.
Trong khi đó, các quan chức Nga nhấn mạnh Hội nghị thượng đỉnh là một nền tảng giới thiệu mô hình quan hệ quốc tế khác biệt với phương Tây. Điện Kremlin coi Hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để thảo luận các vấn đề toàn cầu quan trọng như cuộc khủng hoảng Trung Đông và tương lai của khối BRICS.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ tham dự, đánh dấu một thời khắc quan trọng vì đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với các thành viên mới của khối. Sự tham gia của các quốc gia này phản ánh kỳ vọng rộng hơn về sự hợp tác và ảnh hưởng gia tăng trong khuôn khổ BRICS.
Trong những năm gần đây, các nước mới nổi ngày càng tìm hiểu việc thiết lập một hệ thống thanh toán thay thế để giảm thiểu rủi ro giao dịch quốc tế vì các lệnh trừng phạt đơn phương dựa trên đồng USD đã làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của hệ thống tiền tệ quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh năm nay có nhiều khả năng sẽ tập trung vào hợp tác tài chính và hệ thống thanh toán.
Một báo cáo của CITIC Securities Research lưu ý rằng vì năng lượng và cơ sở hạ tầng là thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực. Bởi vậy, các lĩnh vực này dự kiến cũng sẽ nhận được sự chú ý lớn trong Hội nghị thượng đỉnh.
Báo cáo nói thêm rằng các nước BRICS sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng thông qua Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) do các quốc gia BRICS thành lập vào năm 2014.
Thành viên mới
Năm ngoái, khối này đã mời thêm 6 quốc gia nữa - Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tuy nhiên, chỉ Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE đã chính thức được chấp thuận.
Argentina đã rút lui sau khi Tổng thống thân phương Tây Javier Milei đắc cử. Ả Rập Xê Út từng công bố kế hoạch gia nhập BRICS vào tháng 8/2023 như một phần trong quá trình mở rộng đáng kể của tổ chức này, và quá trình chính thức hóa tư cách thành viên bắt đầu vào tháng 1/2024.
Có tin đồn về sự chậm trễ hoặc tư cách thành viên chưa đầy đủ của Riyadh trong hiệp hội, nhưng chính quyền vương quốc này chưa bao giờ nói rằng họ thay đổi quyết định về việc tham gia khối này.
Theo ông Ushakov, năm nay, các nhà lãnh đạo BRICS sẽ xem xét việc chấp nhận các thành viên mới tại Hội nghị thượng đỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, 34 quốc gia đang tìm kiếm tư cách thành viên đầy đủ hoặc hợp tác dưới các hình thức khác.
Theo ông Ushakov, phía Nga đang nghiên cứu tiêu chí lựa chọn và ứng cử của các quốc gia đối tác này.
"Cả hai tiêu chí và danh sách cụ thể các đối tác tiềm năng cần được tất cả các thành viên BRICS thống nhất và đệ trình để phê duyệt tại Hội nghị Thượng đỉnh Kazan - sức nặng chính trị và kinh tế, sự ủng hộ đối với các nguyên tắc đa cực và tăng cường vai trò của các nước đang phát triển trong quản trị toàn cầu, cũng như các giá trị cơ bản của BRICS, bao gồm tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, bao trùm và hợp tác xây dựng", ông nói.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.
(CLO) Thị trường tiền tệ tháng 3/2025 ghi nhận động thái nới lỏng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước khi bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng, dừng phát hành tín phiếu và gia hạn kỳ vay OMO. Những điều chỉnh này giúp lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính.
(CLO) Tổng công ty Vinaconex (VCG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.200 tỷ đồng – tăng nhẹ 8% so với năm 2024. Đáng chú ý, Công ty dự kiến chia cổ tức tới 16%, trong đó có một nửa bằng cổ phiếu.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.
(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn)".
(CLO) Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa được khẳng định đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử đặc biệt tại Florida vào thứ Ba, giúp Đảng Cộng hòa nới rộng khoảng cách với Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.