Sau năm 2035, ô tô sẽ là phương tiện chính của người Việt
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Theo dõi báo trên:
Anusorn Nantharak không biết nghề nghiệp nào khác ngoài chài lưới. Sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven sông Mekong, người đàn ông 37 tuổi này bắt đầu công việc đánh bắt cá của gia đình khi còn nhỏ. Hồi đó, họ có hơn 10 chiếc thuyền đánh cá và có thể đánh bắt cả ngày.
Nhưng 15 năm trước, mọi thứ bắt đầu thay đổi!
“Chúng tôi từng tìm thấy rất nhiều loài cá lớn… Nhưng giờ số lượng cá đã giảm và kích thước của chúng cũng nhỏ lại”, Anusorn nói. Gia đình anh hiện chỉ còn sở hữu hai hoặc ba chiếc thuyền đánh cá.
Anh nói thêm rằng ở thượng nguồn xa nơi anh sinh sống, các đập thủy điện mà Trung Quốc xây dựng dọc theo sông Mekong đã khiến cuộc sống của những người như anh bị đảo lộn, do hệ thống nước bị phá hủy và lượng cá ít hơn.
“Các mùa lũ không còn theo quy luật nữa. Khi đáng lẽ triều cường lên, thì sông lại khô cạn. Và khi đáng ra dòng sông khô cạn, mực nước lại dâng cao. Với những tác động hệ sinh thái đó, một số loài cá sẽ sớm tuyệt chủng”, Anusorn tâm sự.
Sông Mekong đi qua Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, là một trong những hệ thống sông phức tạp nhất thế giới, chỉ đứng sau sông Amazon về đa dạng sinh học.
Nhưng một lần nữa, tất cả điều này đang bị đe dọa bởi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm trung hòa phát thải carbon vào năm 2060. Chương trình Insight phát hiện ra, những con đập lớn mà Trung Quốc đang xây dựng đang đi kèm với cái giá phải trả cho môi trường và sinh kế của người dân ở hạ nguồn.
Trung Quốc hoàn thành đập thủy điện đầu tiên trên sông Mekong, đập Manwan ở tỉnh Vân Nam, vào năm 1995. Kể từ đó, nước này đã xây thêm 10 đập nữa trên dòng sông chính, cùng với hàng trăm đập trên các nhánh sông Mekong.
Giáo sư Elizabeth Lai tại Đại học Hồng Kông lưu ý: “Khai thác nước trong các đập và tạo ra thủy điện là chương trình nghị sự cao nhất của chính phủ Trung Quốc. Việc đảm bảo an ninh nước là rất quan trọng đối với nước này. Một tầm quan trọng khác là về mặt cung cấp năng lượng sạch”.
Đề cập đến cam kết của Trung Quốc nhằm đạt được mức phát thải carbon ròng vào năm 2060, bà Lai cho biết xây dựng các con đập là “một trong những cách hiệu quả nhất” để cung cấp năng lượng sạch cho đất nước.
Thủy điện là nguồn năng lượng lớn thứ hai của Trung Quốc, sau than; nó chiếm gần 1/5 tổng sản lượng năng lượng. Việc phát triển nguồn thủy điện trên các con sông xuyên biên giới là rất quan trọng để Trung Quốc để thực hiện các mục tiêu carbon của mình.
Theo giáo sư Tian Fuqiang tại Đại học Thanh Hoa, các con sông xuyên biên giới một “ý nghĩa chiến lược tổng thể” đối với Trung Quốc. Ông đồng thời lưu ý rằng hầu hết các khu vực biên giới mà các con sông này chảy qua có xu hướng là miền núi, nơi kinh tế và xã hội địa phương tương đối lạc hậu. Vì vậy, việc phát triển các con sông xuyên biên giới để mang lại lợi ích cho cộng đồng dọc theo bờ là rất quan trọng đối với Trung Quốc.
Nhưng các con đập đã làm thay đổi dòng chảy truyền thống của sông Mekong, chia cắt môi trường sống tự nhiên và khiến mực nước giảm xuống mức thấp đến mức báo động ở hạ lưu.
Nhà hoạt động môi trường Niwat Roykaew của Thái Lan cho biết: “Trong 20 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng sông Mekong bị ảnh hưởng theo nhiều cách. Rất nhiều sinh vật đã tuyệt chủng, môi trường bị phá hủy… Tất cả những vấn đề này là hậu quả từ các dự án đó, những con đập lớn đang được xây dựng của Trung Quốc”.
Theo một báo cáo năm 2017 của UNESCO và Viện Môi trường Stockholm, các đập thủy điện và cơ sở hạ tầng quy mô lớn khác trên sông đã giữ lại trầm tích giàu dinh dưỡng và ngăn dòng chảy tự nhiên của dòng sông xuống dưới hạ lưu.
Báo cáo cho biết, lượng phù sa trung bình ở các khu vực sông Mekong ở Thái Lan đã giảm tới 83% trong giai đoạn 2003-2009. Các tác động bất lợi ngày càng trầm trọng hơn, do biến đổi khí hậu.
Pianporn Deetes, giám đốc truyền thông của Chiến dịch bảo vệ các Dòng sông quốc tế Đông Nam Á, nhớ rằng "khi hai con đập đầu tiên được Trung Quốc xây dựng, các cộng đồng ở hạ lưu không nhận được bất kỳ thông báo nào. Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra ở thượng nguồn”.
Bên cạnh những ngư dân như Anusorn, còn có những người khác bị ảnh hưởng sinh kế, như nông dân Nipon Wutthikorn, người trồng giá đỗ bên bờ sông Mekong. Anh nói: “Số lượng đất phù sa đã giảm xuống… và các cồn cát cao hơn trước. Mực nước không thể dự đoán được nữa”.
Các nhà hoạt động như Niwat lo ngại rằng sông Mekong là phép thử của Trung Quốc ở Đông Nam Á và xa hơn nữa, do các con đập của Trung Quốc đã giữ lại một lượng lớn nước trong hai năm qua.
Ông Niwat nói: “Giữ tất cả nước trong mùa mưa và xả ra trong mùa khô là sai. Nó đang đi ngược lại với tự nhiên. Nó cũng đe dọa sinh kế của 60 triệu người sống ở hạ lưu, bởi gây mất mùa và làm cạn kiệt sản lượng đánh bắt cá”.
Giáo sư Lai, cũng là một kỹ sư môi trường, cho biết, kỹ thuật đằng sau các dự án đập là “vì lợi ích của nhân loại nhưng cần được quản lý đúng cách thay vì bị thao túng để trở thành một công cụ chính trị”.
Pianporn kêu gọi các chính phủ liên quan cần có ý chí chính trị mạnh mẽ để công nhận những vấn đề này là những vấn đề xuyên biên giới quan trọng ở Đông Nam Á. “Chúng tôi không yêu cầu bồi thường tiền mặt hoặc bất cứ điều gì tương tự. Chúng tôi chỉ muốn nhìn thấy dòng sông Mekong hùng vĩ một lần nữa lại chảy tự do, và nó có thể nuôi sống chúng tôi, cá và đất nông nghiệp của chúng tôi”, Pianporn chia sẻ.
Trung Quốc còn đang tập trung vào một con sông khác cho dự án lớn nhất của họ: Một con đập lớn trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng. Con sông xuyên biên giới này có chiều dài 3.000 km từ thượng nguồn trên dãy Himalaya qua Tây Tạng, Ấn Độ và Bangladesh.
Dự án thủy điện này được coi là đập lớn nhất thế giới, tạo ra 300 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm. Người ta ước tính rằng con đập này có thể tạo ra sức mạnh gấp ba lần siêu đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử.
Năm 1975, Ấn Độ xây dựng đập Farakka Barrage qua sông Hằng xuyên biên giới. Điều này đã tạo ra căng thẳng về nước ở Bangladesh và vô số hậu quả về môi trường và xã hội.
Nhà hoạt động Mizanur Rahman của Bangladesh cho biết: “Trước đây, bạn sẽ nghe thấy tiếng gầm của nó từ cách đó 2 hoặc 3 km. Nhưng giờ tại sao mà con sông đó trở thành một nghĩa địa trong 30, 40 năm qua? Câu trả lời là đập Farakka Barrage”.
Nó có thể trở nên tồi tệ hơn với con đập mới. Partha Pratim Biswas, giáo sư tại Đại học Jadavpur của Ấn Độ cho biết: “Vì Trung Quốc sẽ tích trữ nước cho đập lớn, các quốc gia ở hạ nguồn sẽ nhận được ít nước hơn”.
Ngư dân Zahangir Alom đã chứng kiến con sông khô cạn và hẹp hơn như thế nào. Người đàn ông 26 tuổi này hiện lo lắng rằng cộng đồng của anh ấy sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đánh bắt cá.
Vào tháng 3, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của nước này. Trong đó họ có kế hoạch xây dựng con đập như một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060.
Và những người sống ở hạ lưu sẽ phải trả giá đắt. Zahangir nói trong lo lắng: “Cuộc đời tôi sẽ kết thúc, tôi là một dân chài. Cả gia đình tôi dựa vào dòng sông. Không có nó, chúng tôi sẽ chết!”.
Hoàng Hải
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.