Những dấu hỏi lớn phía sau cuộc đảo chính Niger

Thứ ba, 01/08/2023 12:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi các lãnh đạo quân đội Niger lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum và thành lập chính quyền quân sự ở nước này tuần trước, có một số câu hỏi đang được đặt ra: Vì sao lại có cuộc đảo chính, và bên nào sẽ được lợi, bên nào đang thiệt hại?

Vì sao có đảo chính?

Như đã biết, Tổng thống Mohamed Bazoum đã bị chính các vệ sĩ của ông bắt và quản thúc tại Văn phòng Tổng thống ở thủ đô Niamey của Niger hôm thứ Tư tuần trước. Hai ngày sau, Tướng Abdourahamane Tchiani, chỉ huy lực lượng bảo vệ Tổng thống Bazoum, tuyên bố thành lập chính phủ mới do quân đội điều hành, với người đứng đầu chính là ông.

nhung dau hoi lon phia sau cuoc dao chinh niger hinh 1

Tướng Abdourahamane Tchiani tuyên bố phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum và thành lập chính quyền quân sự tại Niger. Ảnh: RNZ

Trong tuyên bố trên truyền hình, Tướng Tchiani nhắc lại thông điệp được các chỉ huy quân sự đưa ra trước đó rằng cuộc đảo chính được thúc đẩy bởi "tình hình an ninh của đất nước đang ngày càng xấu đi”. Song một số nhà quan sát chính trị về Niger không đồng ý với tuyên bố đó.

“So với năm 2021 và 2022, chúng ta có thể nói rằng năm 2023 là một trong những năm tốt nhất về mặt chính sách an ninh tại Niger”, Alkassoum Abdourahmane - nhà phân tích chính trị chuyên về vùng Sahel nói. “Lập luận này, như được sử dụng ở các quốc gia Sahel khác liên quan đến các cuộc đảo chính, tôi tin rằng không phù hợp trong trường hợp của Niger”.

Ông Daniel Kere - giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu chính trị CDAM có trụ sở ở nước láng giềng Burkina Faso, quốc gia đã trải qua hai cuộc đảo chính vào năm 2022 - cũng nói rằng những lý do mà quân đội Niger đưa ra là không rõ ràng.

“Tình hình chính trị ở Niger gần như không bị đe dọa như ở các nước khác”, Kere nói. "Ngay cả thách thức đối với chủ nghĩa đế quốc trên thực tế cũng không phát triển đủ ở Niger để biện minh cho cuộc đảo chính này. Và, nếu chúng ta phân tích lời giải thích của những kẻ âm mưu đảo chính, thì chúng ta không thấy bất kỳ động cơ cơ bản nào có thể biện minh cho việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Bazoum”.

Trên thực tế, cuộc đảo chính ở Niger được xem như hệ quả của một làn sóng đảo chính đang lan rộng tại khu vực Sahel của Tây Phi, vùng đất đất rộng lớn khô cằn phía nam sa mạc Sahara. Đây là cuộc đảo chính thứ 6 tại khu vực Sahel, và là thứ 7 ở Tây và Trung Phi, chỉ trong vòng 3 năm qua.

Kể từ năm 2020 đến nay, lực lượng quân đội đã lật đổ các tổng thống của Mali (tháng 8/2020 và tháng 5/2021), Guinea (tháng 9/2021) và Burkina Faso (tháng 1 và tháng 9/2022). Nằm ở trung tâm khu vực Sahel, Niger cũng từng chứng kiến 4 cuộc đảo chính thành công và nhiều âm mưu đảo chính bị dập tắt kể từ khi giành độc lập từ Pháp vào năm 1960 đến nay.

Có thể nói, đảo chính đã trở thành phương tiện quen thuộc để các lãnh đạo quân sự tại Tây Phi thâu tóm quyền lực. Ngay bản thân Tổng thống Bazoum cũng từng dẹp tan một âm mưu lật đổ vào năm 2021, chỉ ít tháng sau khi ông đắc cử. Và nhân vật giúp Tổng thống Bazoum trấn áp thành công cuộc đảo chính năm ấy chính là… Tướng Tchiani, người vừa tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của Niger.

Ai mất gì vì đảo chính?

Người dân Niger, vốn đang sống trong hoàn cảnh kinh tế kém phát triển và thiếu thốn đủ đường, đương nhiên là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bất cứ biến cố chính trị nào.

Nhưng trên bình diện quốc tế, Pháp là nước chịu thiệt hại đầu tiên và rõ ràng nhất. Sau khi phải triệt thoái lực lượng đặc nhiệm khỏi Mali vì cuộc đảo chính ở nước này, Pháp nhiều khả năng cũng phải rút 1500 quân đang đồn trú tại Niger, lực lượng trước đó vẫn đang sát cánh cùng quân đội của Tổng thống Bazoum trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhưng rút quân mới chỉ là thiệt hại nhỏ. Ảnh hưởng của Pháp có thể sẽ mất sạch tại Niger sau khi ông Bazoum, nhà lãnh đạo có xu hướng thân phương Tây, bị phế truất. Tâm lý thù ghét Pháp, được thúc đẩy bởi quá khứ thuộc địa, vẫn âm ỉ nơi người dân Niger. Hôm thứ Hai, hàng nghìn người dân nước này đã tụ tập trước Đại sứ quán Pháp ở thủ đô Niamey, trưng biểu ngữ phản đối Pháp và đốt cổng tòa đại sứ.

nhung dau hoi lon phia sau cuoc dao chinh niger hinh 2

Tổng thống Niger, Mohamed Bazoum được xem là đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Tây Phi. Ảnh: Al Jazeera

Ngay sau cuộc đảo chính, Pháp cùng Liên minh châu Âu đã tuyên bố phản đối cuộc đảo chính, đồng thời dừng tất cả các viện trợ tài chính và quân sự cho Niger. Nhưng cũng giống như tại nước láng giềng Mali, khả năng Pháp có thể làm gì để đảo ngược tình thế tại Niger và vãn hồi quyền lực của chính phủ dân cử là rất thấp.

Cũng ảnh hưởng như Pháp còn có Mỹ. Trước đảo chính, Niger của Tổng thống Bazoum là đồng minh quan trọng của Mỹ trong chiến lược chống khủng bố tại Tây Phi, nơi các tổ chức Hồi giáo cực đoan như Al-Qaeda hay Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang ngày càng lan rộng tầm ảnh hưởng.

Mỹ có khoảng 1100 quân đang đóng tại Niger, với phần lớn đồn trú ở sân bay quốc tế Niamey, nơi bố trí những máy bay không người lái. Còn lại là lực lượng đặc nhiệm đang đào tạo và hỗ trợ quân đội Niger cho nhiệm vụ chống khủng bố.

Lực lượng này hiện vẫn đang án binh bất động. Nhưng khả năng họ phải rút khỏi Niger cũng không hề thấp, khi chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng bày tỏ sự ủng hộ kiên định với Tổng thống bị lật đổ Bazoum. Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, hôm 29/7 đã tuyên bố cuộc đảo chính tại Niger đang khiến “hàng trăm triệu USD viện trợ cho người dân nước này gặp nguy hiểm”.

Ai được lợi từ sự bất ổn ở Niger?

Các nhà quan sát chính trị cho rằng, cuộc đảo chính ở Niger sẽ còn diễn biến phức tạp vì dường như chính Tướng Tchiani cũng chưa thực sự thâu tóm đầy đủ quyền lực. Bằng chứng là phải mất 2 ngày đàm phán, phe đảo chính mới chọn ra được người đứng đầu chính quyền quân sự mới.

Trong khi đó, Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), nơi Niger cũng là thành viên, đã quyết định cấm vận nước này đồng thời đe dọa sử dụng vũ lực nếu các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger không trao trả quyền lực cho chính phủ dân cử trong vòng 2 tuần nữa. Phía đảo chính, dĩ nhiên không chấp nhận lời đe dọa và tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng nếu có một cuộc can thiệp quân sự.

nhung dau hoi lon phia sau cuoc dao chinh niger hinh 3

Quân đội Niger dưới thời Tổng thống Bazoum đang phối hợp với Pháp và Mỹ để chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan. Ảnh: Global News

Bức tranh còn rối ren ấy là môi trường lý tưởng mà các tổ chức Hồi giáo cực đoan mơ ước. Trong khoảng 6 năm qua, những lực lượng khủng bố thánh chiến này đang ngày càng mở rộng hoạt động tại Tây Phi. Theo quân đội Mỹ, chỉ riêng các nhóm vũ trang có liên hệ với Al Qaeda đã tiến hành hàng nghìn cuộc tấn công ở Mali, Niger và Burkina Faso kể từ năm 2017 đến nay,

Hiện tại, làn sóng khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan đang tiến về các khu vực phía bắc của Bờ Biển Ngà, Togo và Benin. Ngoài ra, giới chức tình báo Mỹ cũng cho hay, những lực lượng thánh chiến cũng đang để mắt tới Ghana, một nước lớn ở khu vực Sahel với đông đảo người Hồi giáo sinh sống ở phía bắc trong điều kiện tương đối nghèo khổ.

Bản thân Niger cũng đang phải vật lộn với hai làn sóng thánh chiến - một ở phía tây nam, tràn vào từ nước láng giềng Mali vào năm 2015, và một ở phía đông nam, liên quan đến nhóm khủng bố Boko Haram ở đông bắc Nigeria.

Do đó, theo chuyên gia về vùng Sahel, ông Abdourahmane Alkassoum thì cuộc đảo chính tại Niger có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực. “Nếu Niger sụp đổ, thì tất cả ECOWAS sụp đổ, và tất cả Sahel cũng sụp đổ”, Alkassoum nói, đồng thời dự đoán cuộc đảo chính ở Niger sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh của Nigeria, quốc gia có chung đường biên giới dài hơn 1.000 km với họ.

“Cuộc chiến của Nigeria với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở vùng Đông Bắc phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp xuyên biên giới với Niger”, ông Alkassoum nhấn mạnh.

Quang Anh

Tin mới

Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thi thứ Sáu

Kết quả Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” tuần thi thứ Sáu

Sáng 07/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Sáu (Từ ngày 31/3/2025 đến ngày 07/4/2025). Hệ thống ghi nhận 548 người dự thi, với 23.459 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 542. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Trần Minh Tuấn, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Sáu.

Đời sống
Đặc sắc lễ hội bơi Đăm truyền thống tại Hà Nội

Đặc sắc lễ hội bơi Đăm truyền thống tại Hà Nội

(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.

Đời sống văn hóa
6.000 bát phở nóng hổi chiêu đãi người dân tại lễ hội phở Vân Cù, Nam Định

6.000 bát phở nóng hổi chiêu đãi người dân tại lễ hội phở Vân Cù, Nam Định

(CLO) Tại lễ hội phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hơn 50 nghệ nhân từ Chi hội Phở Vân Cù đã chuẩn bị khoảng 6.000 bát phở, mang đến cơ hội thưởng thức phở chính gốc cho hàng nghìn du khách thập phương.

Công luận 24H
Chủ tịch nước Lương Cường thăm, động viên lực lượng công an làm nhiệm vụ tại Đền Hùng

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, động viên lực lượng công an làm nhiệm vụ tại Đền Hùng

(CLO) Sáng 07/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự tại Đền Hùng.

Tin tức
Mời thầu hơn 1.640 tỷ đồng cho dự án xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn

Mời thầu hơn 1.640 tỷ đồng cho dự án xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn

(CLO) Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu thi công xây dựng công trình, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn theo hình thức đầu tư công".

Dự án - Đầu tư
TP HCM: Tìm đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt có trợ giá tại 5 gói thầu tổng giá trị hơn 500 tỷ

TP HCM: Tìm đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt có trợ giá tại 5 gói thầu tổng giá trị hơn 500 tỷ

(CLO) Trung tâm Tư vấn khoa học và công nghệ cầu đường cảng vừa đăng tải thông báo mời thầu cho 5 gói thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn TP HCM.

Dự án - Đầu tư
Nguy cơ từ khe co giãn hư hỏng, cầu Rác được 'chống đỡ' bằng ván gỗ

Nguy cơ từ khe co giãn hư hỏng, cầu Rác được 'chống đỡ' bằng ván gỗ

(CLO) Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật tạm thời tại khu vực cầu Rác (xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), trong đó đáng chú ý là việc giới hạn tốc độ tối đa xuống 40 km/h và gia cố mố cầu bằng ván gỗ.

Giao thông
Vì sao chắn bùn không còn là tiêu chuẩn trên xe hơi?

Vì sao chắn bùn không còn là tiêu chuẩn trên xe hơi?

(CLO) Chắn bùn vắng bóng trên xe con hiện đại khi 95% cung đường đã được trải nhựa, khiến vai trò bảo vệ dần lu mờ.

Xe
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã mất bao nhiêu tiền trên thị trường chứng khoán?

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã mất bao nhiêu tiền trên thị trường chứng khoán?

(CLO) Thuế quan Mỹ-Trung làm chứng khoán chao đảo, các tỷ phú mất hàng tỷ USD, nhưng một số vẫn tìm thấy cơ hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bảng giá Kia cập nhật tháng 4/2025: Nhiều mẫu xe giá niêm yết kèm khuyến mại

Bảng giá Kia cập nhật tháng 4/2025: Nhiều mẫu xe giá niêm yết kèm khuyến mại

(CLO) Thaco Auto tiến hành điều chỉnh giảm trực tiếp trên giá bán lẻ đối với nhiều mẫu xe Kia trong tháng 4/2025, mức cao nhất 82 triệu đồng.

Xe
Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Đời sống văn hóa
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới như thế nào?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới như thế nào?

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (7 - 9/4), do ảnh hưởng không khí lạnh yếu, lệch đông nên xuất hiện mưa rào, sau đó chuyển mưa phùn, sương mù, nồm ẩm.

Công luận 24H
Nghệ An: Bé trai chưa tròn 3 tuổi gọi người lớn cứu bạn rơi xuống hố nước

Nghệ An: Bé trai chưa tròn 3 tuổi gọi người lớn cứu bạn rơi xuống hố nước

(CLO) Thấy bạn rơi xuống hố nước, bé Nam Phong, gần 3 tuổi, “nói chưa sõi” nhưng đã nhanh trí chạy vào nhà kêu cứu. Sau đó người lớn chạy ra ngoài, phát hiện một bé trai rơi xuống hố nước và đã nhanh chóng đưa lên bờ.

Công luận 24H
Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân công thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân công thêm nhiệm vụ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Tin tức
Tình tiết mới vụ sát hại con ở Quảng Nam: Người mẹ nhận hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm để tiêu xài

Tình tiết mới vụ sát hại con ở Quảng Nam: Người mẹ nhận hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm để tiêu xài

(CLO) Đối tượng Tô Thị Ty Na được thụ hưởng tiền bảo hiểm khoảng 4,4 tỷ đồng. Số tiền trên được Na dùng để tiêu xài cá nhân.

Vụ án
K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Bình Luận

Tin khác

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế