(CLO) Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang gây tổn thất cho cả hai bên, cũng như ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trên thế giới. Song có một sự ngoại lệ là ngành công nghiệp quốc phòng đang thu được lợi nhuận khổng lồ.
Xung đột Nga - Ukraine đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu quốc phòng. EU tuyên bố sẽ mua và giao 450 triệu euro vũ khí cho Ukraine, trong khi Mỹ vừa cam kết viện trợ quân sự thêm 200 triệu euro cho Ukraine, sau khi đã giải ngân 350 triệu USD trước đó, chưa kể 90 tấn vật tư quân sự trị giá 650 triệu USD chỉ trong vòng một năm qua.
Loại tên lửa "phóng lao" Javelin đang được rất nhiều các nước đặt hàng, do tính cơ động và linh hoạt.
Tổng hợp lại, Mỹ và NATO đã gửi 17.000 vũ khí chống tăng và 2.000 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine. Một liên minh quốc tế của các quốc gia khác cũng đã và đang trang bị vũ khí cho Ukraine, từ Anh, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ cho tới Canada.
Đây là một lợi ích lớn cho các nhà thầu quốc phòng hàng đầu thế giới. Để đưa ra một vài ví dụ, Raytheon chế tạo tên lửa Stinger và cùng với Lockheed Martin chế tạo tên lửa chống tăng Javelin. Cả hai tập đoàn của Mỹ này, Lockheed và Raytheon, lần lượt tăng khoảng 16% và 3% giá trị cổ phiếu kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine. Cổ phiếu BAE Systems, nhà thầu quốc phòng lớn nhất ở Anh và châu Âu, cũng tăng 26%.
Trước cuộc xung đột, các công ty vũ khí hàng đầu phương Tây vốn đã thông báo và ve vãn các nhà đầu tư về viễn cảnh "hốt bạc". Gregory J Hayes, giám đốc điều hành của tập đoàn quốc phòng khổng lồ Raytheon của Mỹ, từng tuyên bố: “Chúng ta chỉ cần nhìn vào tuần trước, nơi chúng ta đã chứng kiến cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở UAE. Và tất nhiên, căng thẳng ở Đông Âu, căng thẳng ở Biển Đông, tất cả những điều đó đang gây áp lực lên chi tiêu quốc phòng”.
Thậm chí vào thời điểm đó, ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu đã được dự báo sẽ tăng 7% vào năm 2022. Ngoài việc trực tiếp bán vũ khí cho các bên tham chiến và cung cấp cho các quốc gia khác đang tài trợ vũ khí cho Ukraine, các công ty quốc phòng còn đang nhận thấy nhu cầu trực tiếp ở các quốc gia khác như Đức và Đan Mạch, những nước đã công khai tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng vượt trội.
Có thể nói, ngành công nghiệp vũ khí đang mở rộng ra phạm vi toàn cầu trong những năm qua, đặc biệt thời gian gần đây. Tất nhiên, Mỹ dễ dàng dẫn đầu thế giới, với 37% tổng doanh số bán vũ khí từ năm 2016-20. Tiếp theo là Nga với 20%, Pháp (8%), Đức (6%) và Trung Quốc (5%).
Ngoài 5 quốc gia trên, còn có nhiều nhà xuất khẩu tiềm năng khác được hưởng lợi trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp cảnh báo của Nga, vẫn kiên quyết cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả máy bay không người lái công nghệ cao - nguồn lợi nhuận chính cho ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.
Chưa hết, với việc hưởng khoảng 3% doanh thu quốc phòng toàn cầu, một trong những tờ báo của Israel gần đây đã đăng một bài báo có nội dung: “Người chiến thắng sớm trong chiến dịch của Nga: Ngành công nghiệp quốc phòng của Israel”.
Thế giới đang sặc mùi thuốc súng
Đối với Nga, nước này đã xây dựng ngành công nghiệp của riêng mình để đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây từ năm 2014. Moscow đã thiết lập một chương trình thay thế nhập khẩu lớn để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí và chuyên môn của nước ngoài, cũng như tăng doanh số xuất khẩu.
Là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, Nga đã nhắm tới một loạt khách hàng quốc tế. Xuất khẩu vũ khí của nước này đã giảm 22% trong giai đoạn 2016-2020, nhưng điều này chủ yếu là do doanh số bán cho Ấn Độ giảm 53%. Đồng thời, Nga đã tăng cường đáng kể doanh số bán hàng của mình sang các nước như Trung Quốc, Algeria và Ai Cập.
Hệ thống tên lửa Grad rất cơ động và đầy chết chóc, cũng được các nước ưa chuộng.
Theo một báo cáo của quốc hội Mỹ: "Các loại vũ khí của Nga rẻ hơn, dễ vận hành và dễ bảo trì hơn so với các hệ thống của phương Tây". Các công ty quốc phòng lớn nhất của Nga là nhà sản xuất tên lửa Almaz-Antey (doanh thu hàng năm 6,6 tỷ USD), United Aircraft Corp (4,6 tỷ USD) và United Shipbuilding Corp (4,5 tỷ USD).
Rõ ràng, điểm chung giữa phương Tây và Nga là đều sở hữu ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh. Song, tất nhiên ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai dài hạn, khi nước này phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt, trong đó có việc bị hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô và bán sản phẩm ra quốc tế.
Phải nói rằng, điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các nhà thầu phương Tây, cũng như một số quốc gia giầu tiềm năng phát triển quân sự khác. Nga sẽ để lại khoảng trống mênh mông trong thị trường vũ khí, nhất là khi không có gì nghi ngờ gì nữa những cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu sẽ diễn ra rất mạnh mẽ trong những năm tới đây.
Liệu thế giới có cần tìm cách hạn chế sức mạnh và ảnh hưởng của ngành công nghiệp quốc phòng hay không? Điều này có thể thực hiện được bằng các thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế việc bán các loại vũ khí hạng nặng, hỗ trợ cho các quốc gia để họ cam kết cắt giảm ngành công nghiệp quốc phòng của mình và trừng phạt các công ty vũ khí đang vận động để khiến các nước tăng chi tiêu quân sự.
Dù thế nào, không thể phủ nhận rằng hòa bình lâu dài là không thể nếu không loại bỏ việc chế tạo và bán vũ khí như một ngành kinh tế sinh lợi, đặc biệt những loại vũ khí hiện đại, có sức hủy diệt hàng loạt và có tầm hoạt động từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí xuyên lục địa.
Hay nói cách khác, hòa bình thật mong manh nếu thế giới luôn trong tình trạng sặc mùi thuốc súng!
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.