Nghệ nhân Nhân dân ca trù Nguyễn Phú Đẹ đã qua đời

Thứ bảy, 23/03/2019 14:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 22/3, Nghệ nhân ca trù Nguyễn Phú Đẹ đã qua đời, thọ 96 tuổi.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ truyền dạy cho các ca nương và kép đàn của nhóm Phú Thị. Ảnh: Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ truyền dạy cho các ca nương và kép đàn của nhóm Phú Thị. Ảnh: Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ sinh năm 1923, ông bắt đầu học nghề từ năm 1935. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ông hoạt động ca trù tại nhiều tỉnh ở miền Bắc. Năm 2000, ông tham gia thành lập Câu lạc bộ Ca trù xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Năm 2006, ông tham gia thành lập Giáo phường Ca trù Thăng Long, Hà Nội. Từ năm 2006, ông thường xuyên thực hiện các hoạt động biểu diễn, truyền nghề tại Hải Dương và Hà Nội do Viện Âm nhạc Việt Nam, tỉnh Hải Dương, giáo phường Thăng Long (Hà Nội) và Câu lạc bộ Ca trù xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ tổ chức.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ có tài năng trình diễn đàn đáy đặc biệt xuất sắc trong nghệ thuật ca trù, nắm vững kỹ năng và đã truyền dạy cho nhiều học trò ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Với tài năng và những đóng góp của mình, ông được tôn là “đệ nhất danh cầm”, được coi như “báu vật nhân văn sống” ở lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Suốt cuộc đời, ông đã nhận nhiều danh hiệu để tôn vinh tài năng và những cống hiến của mình cho nghệ thuật ca trù. Đầu tháng 3 vừa qua, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ là một trong 62 cá nhân được Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”. Ông là người duy nhất của tỉnh Hải Dương được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân ở lĩnh vực nghệ thuật ca trù.

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa