NHỮNG KHOẢNG TRỐNG CẦN LẤP ĐẦY!

Thứ năm, 21/04/2016 12:31 PM - 0 Trả lời

Luật Báo chí (Sửa đổi) vừa được thông qua gồm 6 Chương và 61 điều với tỷ lệ tán thành đạt 89,47%. Theo đó, Luật nghiêm cấm báo chí không được đưa tin về bí mật đời tư cá nhân. Tuy nhiên, thực tế đã và đang phát sinh những khoảng trống cần phải quy định cụ thể.

(NBCL) Luật Báo chí (Sửa đổi) vừa được thông qua gồm 6 Chương và 61 điều với tỷ lệ tán thành đạt 89,47%. Theo đó, Luật nghiêm cấm báo chí không được đưa tin về bí mật đời tư cá nhân. Tuy nhiên, thực tế đã và đang phát sinh những khoảng trống cần phải quy định cụ thể.

[caption id="attachment_93778" align="aligncenter" width="748"]Chuyện đời tư, scandal của các "sao" được coi là "miếng ngon" của một số tờ báo lá cải. Chuyện đời tư, scandal của các "sao" được coi là "miếng ngon" của một số tờ báo lá cải.[/caption]
Đời tư: “Mồi ngon” của nhiều tờ báo
Hiện nay, nhiều khổ chủ (đặc biệt là những người nổi tiếng) vô cùng bức xúc và đau đầu trước những thông tin tư liệu cá nhân và bí mật đời tư của mình lại bị bơi móc và đưa lên dày đặc khắp các mặt báo. Thậm chí có những thông tin, sự việc xuyên tạc và không đúng với sự thật cũng được các cánh nhà báo săm soi một cách triệt để. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ internet, không chỉ riêng gì báo giấy, mức độ lan truyền của báo điện tử thì càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Nhiều tờ báo đã lợi dụng sức mạnh của nó để bơi móc và phanh phui đời tư của người khác một cách bất hợp pháp, đặc biệt là đời tư của những người nổi tiếng nhằm tạo scandal cũng như thu hút sự chú ý của các độc giả. Hiện tượng này không chỉ dừng lại ở con số nhỏ mà ngày càng trở nên phức tạp hơn, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi, danh dự và tính mạng của người bị hại. Vậy thì, cuộc sống của họ sẽ như thế nào khi bị báo chí xâm phạm bí mật đời tư như vậy? Ai sẽ là người đứng về phía họ, bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của họ? Chuyện đời tư, scandal đang được coi là “miếng ngon” của một số báo có xu hướng lá cải nhất là báo mạng chạy theo tiêu chí “sốc - sex- sến”. “Làng báo chúng ta bây giờ xâm phạm đời tư người khác ngang nhiên quá, chuyện chui gậm giường nhà người khác cũng được đưa lên mặt báo. Tôi e ngại với suy nghĩ coi đó là cách làm báo chất lượng, hiệu quả được đo bằng số phát hành hay lượng truy cập. Bất cứ vụ việc, sự kiện nào đang thu hút dư luận, báo chí cũng có thể lục tung tất thảy những gì gắn với nhân vật chính. Chỉ cần họ là vợ, chồng, con, em... của nhân vật cũng dễ bị cho lên làm mồi câu khách”- nhà báo Đà Trang (Trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ TP.HCM tại Hà Nội) bày tỏ quan điểm bất đồng với cách làm của một số tờ báo hiện nay. Nhà báo Đà Trang cho rằng, có thể gọi phóng viên, nhà báo là những “con ma xó”, chuyện gì cũng có thể biết, nhưng không thể đưa hết lên báo được, cần phải biết đặt mình vào vị trí nhân vật.

Đồng tình với ý kiến báo chí đang xuất hiện rất nhiều thông tin đời tư quá đà, thậm chí thất thiệt và cần có những chế tài xử lý thật nghiêm khắc, tuy nhiên nhà báo Mạnh Quân (báo Sài gòn Tiếp thị) cho rằng, không phải thông tin đời tư nào của các công dân cũng quy là bí mật.

Ví như các cơ quan nhà nước, các cơ quan dân cử buộc phải công khai tài sản mà báo chí có thể tiếp cận được thì đương nhiên được quyền đưa tin. Hay các thông tin các cá nhân chủ động cung cấp thì không thể gọi là xâm phạm bí mật đời tư. Phần lớn các nhà báo đều cho rằng, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời là gì, phạm vi của bí mật đời tư thế nào... Ranh giới xâm phạm đời tư và thông tin phục vụ số đông đại chúng là hết sức mong manh. Do đó, việc khai thác thông tin đời tư cá nhân trên báo chí cần bám sát các quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức của người làm báo.

Cần sớm điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành

Dù Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có chế định về quyền hình ảnh của cá nhân và quyền thông tin của báo chí, nhưng thực tế đã phát sinh những khoảng trống cần phải quy định cụ thể.

Điều 31 Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình nên việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ cho phép báo chí đăng ảnh những người có lệnh truy nã, các phiên tòa xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án... và các trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp quyền hình ảnh cá nhân bị vi phạm. Một người thực hiện hành vi phạm tội nếu họ chưa bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì chưa bị coi là có tội. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng... và báo chí phải có thái độ tôn trọng quyền nhân thân, hình ảnh, tài sản của người chưa có tội. Ở một số nước, kể cả phiên tòa được xét xử công khai, thì báo chí cũng chỉ được quyền đăng hình ảnh minh họa. Việc quy định chặt chẽ về quyền hình ảnh đối với báo chí ngay cả khi đang xét xử nhằm đề cao quyền con người, không làm cho công lý bị tác động, chi phối thông qua “bản án dư luận”...

Nghị định 51/2002/NÐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ đã điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan báo chí “không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó”, trừ một số trường hợp cụ thể. Ðiều 5 khoản 3 Nghị định 51 đã loại bỏ yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ nhân hay người được giao quyền sử dụng hình ảnh. Một số ý kiến cho rằng quy định trên không phù hợp với tinh thần của Ðiều 31 BLDS và không đủ để bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh, đi ngược với xu thế đề cao quyền bí mật đời tư cá nhân.

Tại hội nghị của Bộ TT&TT góp ýdựthảoBộluậtDânsựsửađổi vừa qua, đối với quyền của cá nhân với hình ảnh, ý kiến của Bộ là quy định hiện hành về cơ bản là đúng, nhưng không cần quá chặt chẽ rằng “việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó”, khi không quy định cụ thể thế nào là đồng ý.

Bộ luật cần quy định cụ thể hơn theo hướng tạo ra nguyên tắc nếu sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích thu lợi nhuận phải được người đó đồng ý và trả tiền thù lao theo hợp đồng. Còn trong trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, pháp luật một số nước cũng đưa ra các hạn chế đối với việc sử dụng hình ảnh của một số đối tượng yếu thế lên các phương tiện thông tin đại chúng nếu không được người đó hoặc người bảo hộ của người đó đồng ý như đối với người khuyết tật, trẻ em, người mất năng lực hành vi... Quy định theo hướng như đã nêu sẽ vừa đảm bảo quyền lợi vật chất cho người có hình ảnh, vừa tạo điều kiện cho các chủ thể khác sử dụng hình ảnh của người khác một cách thuận lợi mà không vi phạm đến quyền về hình ảnh của cá nhân người khác, là ý kiến của Bộ TT&TT.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, cũng như các quyền nhân thân khác của cá nhân, được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề tương đối mới trong pháp luật Việt Nam, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Trong khi đó, các hành vi xâm phạm ngày càng phức tạp và tinh vi, được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại và internet. Ðể đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, phù hợp với xu thế của thế giới tăng cường bảo vệ bí mật đời tư cá nhân, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm cần sớm điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành, loại bỏ những khoảng trống và bất hợp lý.❏

[su_box title="QUYỀN RIÊNG TƯ – MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG KHI ĐƯA TIN Tên tuổi, địa chỉ: " box_color="#cad2f9" title_color="#2c2829"]Thông tin của các đối tượng bài viết như người bị bệnh tật, nạn nhân vụ tai nạn, thủ phạm trong diện nghi vấn, thủ phạm, tội phạm vị thành niên thì cũng nên được cân nhắc. Không cần đưa quá chi tiết nếu không cần thiết xét về khía cạnh thông tin bài viết. Chi tiết tội ác: Cần giới hạn, không mô tả quá chi tiết, đặc biệt là các chi tiết phản cảm, có thể gây sốc cho dư luận hoặc tạo ra trào lưu bắt chước.

Nạn nhân của hiếp dâm, nạn nhân của bạo hành: Tên tuổi, địa chỉ cần được bảo vệ. Những nạn nhân đó họ cần được tiếp tục sống. Kẻ tử tội: Họ có tội, và đã phải bị chịu tội là cái chết của họ. Không nhất thiết có quá nhiều bài viết đào sâu vào tội lỗi của họ cũng như cuộc sống mòn đợi ngày xử tử sau song sắt. Trẻ em và trẻ vị thành niên: Trẻ em dưới tuổi vị thành niên cần được bảo vệ.

Tên, tuổi, hình ảnh của trẻ em cần được cân nhắc cẩn thận khi sử dụng trên báo chí (trong nhiều trường hợp cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người bảo hộ). Việc phỏng vấn trích dẫn: Tôn trọng quyền phát biểu, không phát biểu của đối tượng, đặc biệt cần tuần thủ các trường hợp người trả lời phỏng vấn muốn trao đổi riêng ngoài lề (o -record) mà không muốn trích dẫn tên trong bài viết.[/su_box]

Khánh An



dd4f058d-184e-4b3e-b7b8-aa752c44d8c7DIỄN VIÊN LAN PHƯƠNG:

Trong thời đại bùng nổ truyền thông, Internet... như hiện nay, tôi nghĩ mọi người càng nên có khái niệm về sự riêng tư của người khác. Nếu ai đó hack Facebook, email... của người khác để tung những thông tin cá nhân lên mạng nhằm mục đích không tốt thì dĩ nhiên sẽ bị xét xử theo pháp luật. Còn với những trường hợp khác, tôi nghĩ chúng ta nên giữ lại ít nhất là sự tôn trọng đối với cuộc sống, sự riêng tư cần có của người khác. Tất nhiên ở nước ta hiện nay chưa có paparazzi (thợ săn ảnh) đâu. Nhưng bất cứ ai sử dụng thông tin người khác vào mục đích gì thì tôi nghĩ họ cần có lòng tự trọng, ý thức đạo đức nghề nghiệp.

DIỄN VIÊN LÊ KHÁNH:10385273_834035019953276_7097250399397367546_n Ai cũng có quyền cá nhân, quyền riêng tư. Nhưng tôi thấy trong xã hội chúng ta hiện nay sự riêng tư bị tấn công nhiều quá. Không chỉ riêng các nghệ sĩ, tôi thấy những người xung quanh tôi cũng vậy. Hình như mọi người có thói quen can thiệp vào sự riêng tư của người khác quá nhiều. Một khi một tin tức riêng tư của người khác bị khai thác thì phải xem lại người muốn khai thác có mục đích gì, tư cách họ như thế nào... Tôi nghĩ mọi người nên biết được giới hạn sự riêng tư của người khác và phải có lòng tự trọng. Hơn nữa, quan trọng là pháp luật chúng ta hiện nay bảo vệ quyền tự do cá nhân tới đâu? Nếu luật chưa mạnh mẽ thì chưa bảo vệ quyền cá nhân tốt được. Tôi nghĩ cái gì cũng vậy, có thưởng có phạt, để có sự răn đe.
75187413-202587_trucbaiĐẠO DIỄN CHÁNH TRỰC: Tôi thấy thời đại bùng nổ truyền thông như hiện nay, mỗi người như sống trong một ngôi nhà có... hàng trăm cửa sổ. Bất cứ cửa sổ nào cũng có thể bị nhòm ngó. Tất nhiên, bị lợi dụng hay không đều do mình mà thôi. Nhưng tôi cũng từng chứng kiến những “tai nạn” không ngờ được. Một người nói lên quan điểm của mình cho một sự việc nào đó, rồi quan điểm đó được dẫn đi bằng nhiều người khác, sau cùng lại... biến thành lời khác. Rồi chính những lời đó quay trở lại thành mũi dùi đâm chính họ! Thông tin trên mạng thì vàng thau lẫn lộn, tin thực cũng có mà tin rác cũng vô khối. Tôi chỉ có thể dặn bản thân mình hãy là một người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm. Trước một thông tin nào đó trên mạng, tôi phải xác minh được tính xác thực rõ ràng. Trước khi phán xét ai đó, tôi phải cân nhắc, đặt mình vào hoàn cảnh người ta như thế nào.

NHIẾP ẢNH GIA NGUYỄN HẢI ĐÔNG:nag25122014,jpg-a3d53

Ai cũng có quyền riêng tư nhưng đúng là “sao” ở đâu cũng đương nhiên bị tước bớt quyền riêng tư. Sao nào cũng phải biết, quen và tập chấp nhận cái “quyền riêng tư” bị tước đó thôi. Lâu lâu vào mạng đọc là lại nhớ cái câu “anh hùng bàn phím” thật là chính xác. Những con người ngồi ẩn mình gõ phím và vô tư share thật ác độc. Nhiều thông tin, ảnh được đăng lên chỉ mới một chiều, chưa được kiểm chứng hay nghe từ nhiều phía thì cộng đồng mạng đã nhảy vô chửi rủa không thương tiếc rồi, sau đó mới biết hớ thì chuyện đã rồi. “Share có ý thức”, phải tỉnh táo trên mạng thôi!



[su_highlight background="#e6fc99"]Bình luận:[/su_highlight]

Cuộc chơi không sòng phẳng

le-quoc-minh-1436059342“Ở Việt Nam, những người nổi tiếng hoặc một người bình thường khi bị xâm phạm quyền cá nhân trên báo rất e ngại dính vào kiện tụng báo chí. Tôi cho rằng cách thức phù hợp khi xảy ra những trường hợp như vậy là giải quyết tại tòa án. Nếu chứng minh được cơ quan báo chí A xâm phạm quyền cá nhân của một nhân vật B thì phải phạt nặng làm tiền lệ cho các vụ việc khác. Ông Lê Quốc Minh, TBT báo điện tử VietnamPlus chia sẻ:

Có một thực tế không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới là quyền riêng tư của người nổi tiếng đang ngày càng bị xâm phạm nhiều hơn trên báo chí. Độc giả càng tò mò về cuộc sống của họ thì cuộc sống của họ càng bị soi mói nhiều hơn.

Trừ trường hợp có những người cố tình tạo ra xìcăngđan hoặc cố tình để lộ thông tin cá nhân, có lẽ đa số người nổi tiếng, từ các chính khách, các thương nhân cho đến các nghệ sĩ, cầu thủ, người mẫu... chẳng thích thú gì với việc cuộc sống cá nhân của mình bị phơi bày trước hàng triệu con mắt như thế.

Báo chí nước ngoài còn trả tiền rất cao cho những thông tin, những tấm hình như vậy. Song một khi làm như thế, các báo đứng trước rủi ro bị kiện tội bôi nhọ, tội xâm phạm quyền cá nhân và khả năng bị phạt những khoản tiền lớn tại tòa. Đã có “luật chơi” rõ ràng và họ chấp nhận điều đó, nếu không thì phải chọn cách làm báo có đạo đức. Ở Việt Nam thì khác, những người nổi tiếng hoặc một người bình thường khi bị xâm phạm quyền cá nhân trên báo rất e ngại dính vào kiện tụng báo chí. Vì thế, nhìn bề ngoài thì kiểu đăng tin gây sốc xâm phạm quyền riêng tư cá nhân trên một số báo Việt Nam không khác gì với báo chí quốc tế, nhưng thực tế là cuộc chơi không sòng phẳng vì đối tượng bị đưa tin hầu như lâm vào thế yếu.

Tôi cho rằng cách thức phù hợp khi xảy ra những trường hợp như vậy là giải quyết tại tòa án. Nếu chứng minh được cơ quan báo chí A xâm phạm quyền cá nhân của một nhân vật B thì phải phạt nặng làm tiền lệ cho các vụ việc khác.

(Theo Tuổi trẻ)



[su_highlight background="#e6fc99"]Diễn đàn:[/su_highlight]

LÀM BÁO, ĐỪNG LÀM MỌI NGƯỜI KHINH HÃI

Mới đây con gái của ông Nelson Mandela, lãnh tụ chống chế độ apartheid, đã phải bức xúc gọi truyền thông là "kền kền". Theo bà Makaziwe (con gái cựu Tổng thống Mandela), các phương tiện truyền thông ngoại quốc trực sẵn bên ngoài bệnh viện để chờ đến khi ông Mandela, niềm tự hào của người dân Nam Phi và nhân loại tiến bộ thế giới,... qua đời. Hơn cả loài quạ, chim kền kền rất khoái món... xác động vật. Cho nên nhiều người (đặc biệt ở phương Tây) đã dùng hình tượng kền kền để chỉ những đối tượng hưởng lợi trên đau khổ của người khác, mặc dù trong thiên nhiên, kền kền đóng vai trò rất tốt trong giữ cân bằng sinh thái và làm sạch môi trường.

Trong lĩnh vực báo chí, tình huống "kền kền" này là có thật. Điều nghiêm trọng nằm ở chỗ, để có tin với mức độ “lôi cuốn” cao, anh/chị phóng viên nào đó sẵn sàng giẫm lên quyền riêng tư của nhân vật. Nạn “kền kền báo chí” nói chung không chừa bất cứ ai, kể cả các đồng nghiệp trong nội bộ giới truyền thông. Không hiếm trường hợp chính các phóng viên khi gặp “sự cố” đã trở thành “mồi ngon” cho truyền thông. Tình cảnh đấy chẳng khác nào “ăn thịt” lẫn nhau.

Tất nhiên, trong “thế giới phẳng” hiện nay, quyền riêng tư khó bảo đảm hơn trước còn là vì yếu tố công nghệ. Máy ghi âm, máy quay lén, thiết bị theo dõi, phần mềm gián điệp ngày càng tinh vi và sẵn có trên thị trường. Mạng internet có tốc độ lan truyền và nhân bản thông tin cực nhanh. Bản thân mạng xã hội Facebook cũng được nhìn nhận là nơi thông tin cá nhân dễ lộ nhất, ngay cả khi hãng này tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ thông tin người dùng. Trước đây Facebook còn bị chỉ trích, thậm chí bị kiện, vì tội sử dụng các phần mềm thu thập toàn diện thông tin người dùng (tiêu biểu là chương trình Facebook Beacon, đã hủy bỏ sau một số năm sử dụng do vấp phải phản đối của công chúng).

Tuy nhiên như đã nói ở trên, luật pháp của phương Tây về khoản này cũng tương đối rõ. Nên sau khi bị phanh phui về chuyện hack vào hệ thống điện thoại di động để đọc trộm tin nhắn, tờ News of the World đã bị giải tán trước cơn phẫn nộ của công chúng. Còn ở Việt Nam ta thì thế nào? Cùng với việc phát triển kinh tế thị trường là sự manh nha “trào lưu” lá cải, tức hiện tượng chạy theo tin giật gân câu khách, xoáy vào các thị hiếu tầm thường. Đáng lưu ý là nhiều trường hợp vi phạm quyền riêng tư mà tác giả không hề hay biết rằng mình vi phạm. Điều này, như đã nói ở trên, một phần là do văn hóa, một phần là do luật cũng như báo chí của ta chưa thực sự chú ý đúng mức. Sách vở, giáo trình cũng ít đề cập (hoặc là không có, hoặc là có nhưng chưa chi tiết). Cho nên người làm báo đôi lúc rất hồn nhiên xâm phạm đời tư. Dĩ nhiên có những tờ báo của ta đã nghiên cứu và ban hành các bản quy tắc nội bộ chi tiết, công phu về bảo đảm quyền riêng tư của nhân vật được phản ánh, nhưng số lượng những tờ báo như thế còn ít. Vụ việc chưa rõ ràng nhưng theo giọng văn của nhiều tờ báo thì dường như nghi can đã là tội phạm rồi, và nếu đã là tội phạm thì bị chỉ trích gay gắt hết mức. Chỉ cần sơ sẩy là bị gọi “y, hắn, thị” như thường. Ngoài ra có khi còn có cả tiết mục “tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng”, ảnh chụp cận cảnh rõ nét. Có kẻ phạm tội lần đầu do bồng bột, tên tuổi chân dung đã được lên mạng hết rồi và còn lưu mãi trên đó, gây khó khăn nhất định cho họ trong việc làm lại cuộc đời sau này (chưa kể trường hợp bị oan). Như thế dường như chưa đủ. Trong cơn say nghiệp vụ, một số tờ báo còn lôi người thân của nghi phạm hoặc tội phạm vào cuộc (trái với mong muốn của họ) để tạo cái nhìn “toàn cảnh” về vụ việc, nhằm thỏa mãn trí tò mò của một bộ phận công chúng. Bản thân việc tường thuật quá hấp dẫn về những người phạm tội cũng như tội ác của họ đã có thể làm gia tăng thêm nỗi đau ở nạn nhânvà người thân. Thủ phạm được phỏng vấn và mô tả cứ như anh hùng trong tiểu thuyết, các thủ đoạn gây án được trình bày tỉ mỉ khiến kẻ khác có thể học theo... Phóng viên say sưa kể, độc giả say sưa đọc, quả chẳng khác nào kền kền đang tự xử chính đồng loại của mình.

(Theo VOV)

Tin mới

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

Vụ xe rác rơi xuống cầu Bình Thành ở Huế: Tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên

(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.

Đời sống
Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Sắp diễn ra đại sự kiện Honda Thanks Day 2024 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…

Xe
Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".

Tiêu điểm Quốc tế
Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.

Thế giới 24h
COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu
Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.

Du lịch
Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.

Giao thông
Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.

Giao thông
Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.

Giao thông
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tin tức
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.

Thế giới 24h
Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).

Tin tức
Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.

Du lịch
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn