Những kịch bản nào cho Chính phủ Pháp sắp tới?

Thứ ba, 09/07/2024 17:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc bầu cử mới đây của Pháp đã dẫn đến một "quốc hội treo", với 3 khối riêng biệt và khó hợp tác với nhau. Mặc dù liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới giành chiến thắng với 182 ghế nhưng không có đa số tuyệt đối, gây ra sự không chắc chắn về cơ cấu của Chính phủ Pháp trong tương lai.

Trong vòng bầu cử quốc hội thứ hai của Pháp vào ngày 7/7, Mặt trận Bình dân Mới (NFP) - một liên minh rộng rãi của đảng cực tả La France Insoumise (LFI), cùng với Đảng Xã hội, Đảng Xanh và Đảng Cộng sản Pháp - đã giành chiến thắng.

Điều này khiến NFP trở thành lực lượng chính trị lớn nhất trong Quốc hội Pháp, nhưng không có đa số tuyệt đối. Với 182 ghế cho liên minh cánh tả, 168 ghế cho phe trung dung của Tổng thống Macron và 143 ghế cho Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu (RN), Quốc hội Pháp hiện được chia thành 3 khối riêng biệt.

Nước Pháp đang phải đối mặt với bối cảnh chính trị chưa từng có kể từ khi thành lập nền Đệ ngũ Cộng hòa vào năm 1958. Và dưới đây là những kịch bản có thể xảy ra với Chính phủ Pháp sắp tới.

Kịch bản 1: Sống chung với NFP

NFP có 182 ghế, trở thành nhóm nghị viện lớn nhất, nhưng vẫn chưa đạt được con số 289 ghế cần thiết để chiếm đa số trong Quốc hội Pháp gồm 577 ghế. Mặc dù không giành được đa số tuyệt đối, các nhà lãnh đạo liên minh NFP vẫn kêu gọi ông Macron bổ nhiệm một thủ tướng từ hàng ngũ của họ.

Ông Jean-Luc Melenchon, lãnh đạo Đảng La France Insoumise (Nước Pháp bất khuất) theo đường lối cực tả, cho biết ông Macron "có nhiệm vụ kêu gọi Mặt trận Bình dân Mới lên nắm quyền".

Trong trường hợp bổ nhiệm thủ tướng thuộc Đảng NFP, nước Pháp sẽ bước vào giai đoạn được gọi là chung sống hòa bình – khi tổng thống mất đi thế đa số cầm quyền trong Quốc hội và buộc phải bổ nhiệm thủ tướng từ một đảng khác.

Được thành lập vội vã sau khi Quốc hội giải tán, NFP hiện đang phải đối mặt với thách thức là quyết định chọn người làm thủ tướng. Các cuộc thảo luận đã bắt đầu vào tối 7/7.

Nếu một chính phủ do NFP lãnh đạo được thành lập, họ có thể cố gắng thúc đẩy luật thông qua Quốc hội bằng sắc lệnh. Hiến pháp Pháp cho phép thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu, một thủ tục từng bị cả cánh hữu và cánh tả phản đối khi được ông Macron sử dụng, đặc biệt kế hoạch cải cách lương hưu.

Kịch bản 2: Thủ tướng Attal đứng đầu chính phủ lâm thời

Sau khi đảng của ông Macron thất bại hôm 7/7, Thủ tướng Attal tuyên bố sẽ đệ đơn từ chức theo truyền thống. Tuy nhiên, đơn từ chức của ông đã bị ông Macron từ chối vì "sự ổn định của đất nước".

Ông Attal vẫn sẽ là Thủ tướng trong một thời gian không xác định. Ông đã nói rằng đã chuẩn bị ở lại "miễn là nhiệm vụ yêu cầu", bao gồm cả trong Thế vận hội Olympic, bắt đầu vào ngày 26/7.

Kịch bản 3: Liên minh theo kiểu Đức

Kịch bản khác là một "liên minh lớn" giữa các nhóm chính trị khác nhau sẽ được hình thành. Đây là sự kiện thường xuyên xảy ra ở các nền dân chủ nghị viện như Đức và Ý. Tuy nhiên, cách tiếp cận đồng thuận này chưa bao giờ được áp dụng ở nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.

Ý tưởng này cũng vấp phải phản đối ở cả hai bên. Vào tối 7/7, cả nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Olivier Faure và lãnh đạo Mélenchon của LFI đều lặp lại sự phản đối của họ đối với lựa chọn này, nói rằng họ phản đối "một liên minh của những phe đối lập".

Đảng của ông Macron cũng nhiều lần loại trừ bất kỳ khả năng liên minh nào với Đảng LFI – đảng lãnh đạo của liên minh cánh tả với 74 ghế đại diện.

Ý tưởng về một liên minh giữa phe trung dung và phe bảo thủ dường như cũng không có khả năng xảy ra.

Kịch bản 4: Một chính phủ thiểu số

Về mặt lý thuyết, một chính phủ có thể được bổ nhiệm mà không cần đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp.

Hai chính phủ trước, dưới thời Thủ tướng Borne và Attal từ năm 2022 - 2024, chỉ có đa số tương đối là 246 ghế trong số 577 ghế (chiếm 43% số ghế) tại Quốc hội. Phe trung dung của ông Macron có thể nắm quyền vì phe đối lập ở cả cánh hữu và cánh tả đều không thể hợp lực để giành chiến thắng.

Về mặt lý thuyết, NFP có thể thành lập một chính phủ thiểu số, nhưng sẽ cần sự ủng hộ ngầm của các đại diện được bầu của các đảng phái chính trị khác. Đảng của Tổng thống Macron cũng có thể thành lập một chính phủ mới nhưng sẽ phải đối mặt với yêu cầu tương tự.

Trong mọi trường hợp, một chính phủ thiểu số như vậy sẽ phải tồn tại cùng với rủi ro liên tục từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội, điều có thể buộc thủ tướng phải từ chức. Chính phủ sẽ phải điều hành một cách khó khăn và buộc phải tìm kiếm đa số cho mỗi dự luật.

"Một chính phủ thiểu số có thể hoạt động nếu không quá xa so với đa số. Nhưng sau đó phải có một thỏa thuận ngầm với các lực lượng chính trị khác", chuyên gia luật hiến pháp Didier Maus lưu ý.

Kịch bản 5: Một chính phủ 'kỹ trị'

Nếu tình hình vẫn bế tắc, có thể cần phải bổ nhiệm một chính phủ "kỹ trị". Điều này sẽ bao gồm việc bổ nhiệm các bộ trưởng phi đảng phái – các chuyên gia kỹ trị – để quản lý công việc hàng ngày của chính phủ và thực hiện các cải cách đồng thuận. Điều này chưa bao giờ được thử nghiệm dưới nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp.

Các chính phủ "kỹ trị" từng được áp dụng ở Ý, đặc biệt là với Thủ tướng Mario Draghi trong giai đoạn 2021 - 2022. Nhưng giải pháp này thường chỉ mang tính ngắn hạn. Sẽ rất khó để một chính phủ như vậy có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian dài nếu không có tính hợp pháp từ hòm phiếu.

Kịch bản 6: Tổng thống Macron từ chức

Sau khi ông Macron kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 9/6, việc quay lại bỏ phiếu để làm rõ tình hình chính trị là điều không thể trong năm tới, theo Hiến pháp Pháp. Nhiệm kỳ của Quốc hội mới sẽ tiếp tục ít nhất cho đến mùa hè năm 2025.

"Nếu không có đa số, giải pháp cho bế tắc là ông Emmanuel Macron phải từ chức", ông Mélenchon nói trước vòng bỏ phiếu thứ hai. "Điều đó là bình thường, ông ấy là người chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn này".

Việc Tổng thống Macron từ chức có vẻ rất khó xảy ra. Một ngày sau khi ông giải tán Quốc hội Pháp để kêu gọi bầu cử sớm, ông tuyên bố sẽ vẫn tại vị "bất kể kết quả" của cuộc bỏ phiếu.

Ngọc Ánh (theo France24)

Tin mới

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.

Giao thông
Trước khi khởi tố, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục sở hữu những tài sản nào?

Trước khi khởi tố, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục sở hữu những tài sản nào?

(CLO) Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục được biết đến là hai TikToker nổi tiếng sở hữu nhiều tài sản lớn, cùng đứng tên trên nhiều doanh nghiệp.

Giải trí
Nghệ An: Tài xế ôtô tông chết người rồi bỏ chạy

Nghệ An: Tài xế ôtô tông chết người rồi bỏ chạy

(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.

Công luận 24H
U17 Indonesia tạo địa chấn khi đánh bại U17 Hàn Quốc

U17 Indonesia tạo địa chấn khi đánh bại U17 Hàn Quốc

(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.

Thể thao
Nhận định Barcelona vs Real Betis, 2h ngày 6/4 tại La Liga

Nhận định Barcelona vs Real Betis, 2h ngày 6/4 tại La Liga

(CLO) Nhận định Barcelona vs Real Betis, 2h ngày 6/4 tại La Liga; dự đoán tỉ số Barcelona vs Real Betis cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Hyundai Palisade giảm giá gần 100 triệu đồng

Hyundai Palisade giảm giá gần 100 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu Hyundai Palisade trong tháng 4/2025 được giảm giá cao nhất 95 triệu đồng, tương đương 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công ty mẹ của Facebook đối mặt với vụ kiện 2,4 tỷ USD vì 'kích động bạo lực'

Công ty mẹ của Facebook đối mặt với vụ kiện 2,4 tỷ USD vì 'kích động bạo lực'

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.

Báo chí - Công nghệ
Mỹ lại cho TikTok thêm thời gian bán ứng dụng, Trung Quốc không mặn mà

Mỹ lại cho TikTok thêm thời gian bán ứng dụng, Trung Quốc không mặn mà

(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.

Báo chí - Công nghệ
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng châu Á

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng châu Á

(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.

Giải trí
Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Tin tức
Lập đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại Hà Nội, TPHCM

Lập đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại Hà Nội, TPHCM

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.

Tin tức
Cảnh báo sóng thần được dỡ bỏ ở Papua New Guinea sau động đất 6,9 độ richter

Cảnh báo sóng thần được dỡ bỏ ở Papua New Guinea sau động đất 6,9 độ richter

(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế