Những lưu ý khi thực hiện test nhanh Covid-19 tại nhà

Thứ bảy, 21/08/2021 10:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc sử dụng kit test nhanh Covid-19 tại nhà là một biện pháp hữu hiệu giúp sớm phát hiện các ca nhiễm, tuy nhiên, mỗi người cũng cần được trang bị các kỹ năng đúng để có kết quả chuẩn xác.

Nếu kết quả test nhanh dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân đang có nguy cơ mắc COVID-19, lập tức cách ly với những người xung quanh. Ảnh minh họa

Nếu kết quả test nhanh dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân đang có nguy cơ mắc COVID-19, lập tức cách ly với những người xung quanh. Ảnh minh họa

Chỉ mua kit test nhanh được cấp phép

Trước tình hình biến chủng Delta rất dễ lây lan, hạn chế tiếp xúc được xem là biện pháp hàng đầu trong phòng chống dịch. Ngoài ra, người dân có thể tự test nhanh tại nhà để phát hiện kịp thời các trường hợp có nguy cơ mắc Covid-19.

Việc để người dân chủ động test nhanh tại nhà được các nước phát triển như Anh, Đức, Singapore... ủng hộ. Tại Anh, dù đã có tỷ lệ tiêm vaccine cao, đạt gần 80% người trưởng thành, chính phủ vẫn khuyến khích người dân tự test nhanh Covid-19 tại nhà 2 tuần/lần nhằm phát hiện và cách ly sớm các ca nhiễm, chặn đứng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Nếu test nhanh cho kết quả dương tính, người dùng có thể cách ly tạm thời, thông báo với cơ quan y tế và chờ kết quả xét nghiệm xác định thông qua phương pháp RT-PCR. Ngược lại, cũng không được chủ quan nếu xét nghiệm âm tính vì test nhanh vẫn có sai số nhất định.

Nếu thuộc nhóm có nguy cơ phơi nhiễm bệnh cao, việc thực hiện lại test nhanh sau 3 - 5 ngày là điều cần thiết. Kết quả test nhanh không mang tính chất khẳng định. Do đó người tiêu dùng cần biết cách ứng phó với các tình huống kết quả khác nhau nhằm tránh sinh ra tâm lý chủ quan, ảnh hưởng tới hiệu quả chống dịch.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua các bộ test nhanh được rao bán trên mạng, không có tên trong danh mục được cấp phép. Các kit test này có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác. Người dân khi thử ra kết quả âm tính sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, gây nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Để đảm bảo chất lượng kết quả test, người dùng nên tham khảo danh sách 16 loại kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép.

Quy trình test nhanh

Theo các chuyên gia y tế, bất cứ ai đang xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 như ho, sốt, mất vị giác, khứu giác… hoặc lo lắng bản thân mắc bệnh, đều có thể tự thực hiện test nhanh tại nhà.

Những người chưa tiêm chủng và không có triệu chứng Covid-19, nhưng có lịch sử dịch tễ từng tiếp xúc gần các ca nghi nhiễm hoặc bệnh nhân F0, nghi ngờ bản thân đang trong giai đoạn phơi nhiễm cũng nên thực hiện test nhanh tại nhà.

Ngoài ra, người thường xuyên phải ra khỏi nhà để làm việc và tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày, cũng được gợi ý thực hiện test nhanh định kỳ để kiểm tra và đảm bảo tình trạng sức khỏe bản thân.

Trước khi tự test, mỗi người nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, hoặc nhận tư vấn từ dược sĩ, người có nghiệp vụ chuyên môn. Cần đảm bảo tay và khay đựng dụng cụ sát khuẩn sạch. Người được xét nghiệm ngồi thẳng lưng, ngửa đầu, thả lỏng cơ thể và lấy mẫu theo hướng dẫn.

Khi sử dụng que lấy mẫu hầu họng, chú ý mở túi và cầm phần đầu que, không chạm tay vào phần đầu tăm bông. Đưa tăm bông vào một bên mũi cho đến khi chạm vào thành mũi thì dừng lại, xoay tròn khoảng 5 lần trong vài giây rồi từ từ rút que ra. Khi thực hiện xét nghiệm cho trẻ em/người lớn tuổi, cần thực hiện chậm và kiểm soát lực, tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

Ngay sau đó, nhúng đầu tăm bông vào ống nghiệm đựng dung dịch đã được mở nắp và xoay đầu tăm bông 10 lần để tách chiết đủ mẫu cho xét nghiệm. Khi lấy tăm bông ra khỏi ống nghiệm, cần lấy tay bóp vào thành ống nghiệm (nơi có tăm bông) để lấy hết dung dịch từ tăm bông.

Gắn nắp lọc vào ống nghiệm và nhỏ 3 giọt dịch chiết mẫu vào khay xét nghiệm đã được mở sẵn, chờ đọc kết quả sau 15 phút và không quá 20 phút. Màu sắc của các vạch trên khay thử dần thay đổi, và sau thời gian chỉ định trong hướng dẫn sẽ ghi nhận kết quả cuối cùng.

Cả người được lấy mẫu và người thực hiện đều cần đeo khẩu trang trong suốt quá trình test. Người được lấy mẫu chỉ để lộ phần mũi khi bắt đầu. Người lấy mẫu cần sát khuẩn tay trước khi thực hiện. Không tái sử dụng thiết bị xét nghiệm hay bất cứ thành phần nào khác của bộ xét nghiệm.

Xử trí khi kết quả dương tính

Độ chính xác của test nhanh phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu và cách thực hiện. Vì thế, người thực hiện cần thực hiện kỹ theo hướng dẫn.

Dược sĩ phụ trách chuyên môn nhà thuốc có trách nhiệm tư vấn người mua sử dụng đúng mục đích của nhà sản xuất ghi và hướng dẫn người dân liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp chuyên môn kịp thời khi có kết quả nghi ngờ mắc COVID-19.

Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, thực tế đã có nhiều trường hợp test nhanh SARS-CoV-2, khi có kết quả “2 vạch” (biểu hiện bị dương tính) thì vô cùng lo âu.

Tuy nhiên, theo TS-BS Lê Quốc Hùng, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải là xét nghiệm khẳng định, khi test nhanh có kết quả dương tính nghĩa là có khả năng người đó đã mắc COVID-19, song điều này không phải là chắc chắn hoàn toàn. Vẫn có nhiều trường hợp test nhanh cho kết quả dương tính giả, do đó người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Nếu kết quả test nhanh dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân mình đang có nguy cơ mắc COVID-19, cần ngay lập tức cách ly với người thân, tránh tiếp xúc với những người xung quanh.

Đồng thời, thông báo cho nhân viên y tế địa phương để có thể xác định lại tính chính xác của kết quả test nhanh và sẽ được hướng dẫn những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

Bên cạnh đó, người vừa test nhanh có kết quả âm tính không nên chủ quan, cần tiếp tục thực hiện đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế, để phòng chống dịch COVID-19.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe