Nhạc kịch 'Khát vọng đỏ' tôn vinh Bộ đội cụ Hồ trong thời bình
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
Theo dõi báo trên:
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị gây ra bởi một trong hai nguyên nhân: do siêu vi hoặc do virus Paramyxovirus.
Là một loại bệnh nhiễm virus thường thấy, thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Quai bị là loại bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm với các đợt phát thành dịch thường gặp vào mùa Đông – Xuân.
Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị virus, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân trẻ bị bệnh quai bị
Trẻ bị bệnh quai bị rất dễ lây cho trẻ khác tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…
Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.
Trẻ em trong độ tuổi 5-15 dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do là một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này. Qua điều tra nghiên cứu thấy trên 85% người trưởng thành đang khỏe mạnh đã có tiền sử mắc bệnh quai bị. Những nguy cơ mắc bệnh quai bị cá biệt cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ hơn, thậm chí mới có 5- 6 tháng tuổi do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa mẹ cũng đã bị suy giảm và hết. Nên trong thời gian có dịch và nguy cơ nhiễm bệnh lớn cũng phải chú ý bảo vệ các đối tượng này.
Biểu hiện lâm sàng khi trẻ bị bệnh quai bị
Sau khi bị nhiễm virus gây quai bị, trẻ sẽ trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài 18 đến 25 ngày, hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.
Trước khi phát bệnh 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai 9 ngày là thời gian có khả năng truyền bệnh.
Tiếp đó, bước sang giai đoạn khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn. Có thể có trước khi sưng tuyến nước bọt.
Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi…) thì tuyến mang tai có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn (tuyến này nằm ở vị trí góc hàm trước và dưới mỗi bên tai). Nói chung triệu chứng dễ thấy nhất trong bệnh quai bị là tuyến mang tai sưng to, dái tai bạnh ra ngoài, má phệ. Sờ không nóng, không đỏ, da bóng, ấn vào đau tăng.Thường tuyến ở một bên sưng lên nhiều ngày trước khi tuyến bên kia bị sưng, nhưng đôi khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 tuyến. Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến mang tai sẽ tạo bộ mặt của bệnh nhân có hình dáng như quả lê. Bệnh nhân nhai, nuốt khó khăn. Sau 6-7 ngày, tuyến sưng giảm dần rồi trở lại bình thường. Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên.
Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.
Các triệu chứng khi sang đến giai đoạn toàn phát sẽ hết đi trong vòng vài ngày. Nhưng bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm cho người khác cho tới khi hết hẳn sưng, tuy nhiên bệnh khi đó có thể lan sang tuyến nước bọt khác hoặc gây biến chứng đối với một số phủ tạng khác.
Cũng cần biết là 1/3 số bệnh nhân quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có gặp những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn (một biến chứng thường gặp ở một số bệnh nhân bị quai bị khi đã ở độ tuổi trẻ trưởng thành) nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to. Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.
Biến chứng thường gặp với trẻ bị bệnh quai bị
Biến chứng viêm não – viêm màng não: cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.. Trẻ có hiện tượng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, nôn, đôi khi co giật.
Viêm màng não tăng lâm ba lành tính. 16% trường hợp bị quai bị mắc phải.
Viêm não: chiếm tỉ lệ 0,5%. Biến chứng này có thể xảy ra ở thời điểm tuyến nước bọt đang sưng viêm hoặc sau đó 2 – 3 tuần lễ.
Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biến chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.
Biến chứng viêm tinh hoàn (ở trẻ tuổi dậy thì): biến chứng này thường gặp nhất. Biến chứng xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ thường đột nhiên sốt cao 40-41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to. Tình trạng này kéo dài khoảng một tuần thì giảm. Tinh hoàn sưng to, đỏ, rất đau và kèm sốt cao, có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị. Viêm tinh hoàn chiếm tỉ lệ 2% số trường hợp quai bị
Viêm buồng trứng 4%: đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường, (cũng ở trẻ tuổi dậy thì): đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.
Biến chứng viêm tụy tạng cấp: thường ít gặp nhất, xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, trụy mạch. Trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau hai tuần.
Dựa vào dấu hiệu và triệu chứng gì để xác định bệnh quai bị ?
Chẩn đoán bệnh quai bị chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tế. Trong một số trường hợp việc phải chẩn đoán phân biệt cũng phải đặt ra giữa viêm tuyến nước bọt do quai bị với các viêm tuyến nước bọt do các nguyên nhân nhiễm khuẩn, do tác động của một số thuốc điều trị, do nhiễm độc hóa chất hoặc chẩn đoán phân biệt với trường hợp tắc tuyến nước bọt do mổ.
Điều trị khi trẻ bị bệnh quai bị
Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:
Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30 mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.
Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Tăng cường vệ sinh răng - miệng - họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối.
Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não - màng não, viêm tụy… cần cho đi bệnh viện.
Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.
Chườm nóng vùng góc hàm.
Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau
Khi có biến chứng viêm tinh hoàn bệnh nhân cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…
Phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị như thế nào?
Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị. Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.
Vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
(CLO) Vở nhạc kịch "Khát vọng đỏ" sáng lên tinh thần dấn thân vì sự bình yên của Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của những người lính “Bộ đội cụ Hồ” giữa thời bình.
(CLO) Ngày 26/11, Lễ ký thỏa thuận hợp tác phát sóng Bộ phim tài liệu ‘Con đường phát triển’ giữa Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây đã được diễn ra.
(CLO) Ngày 26/11, tại thủ đô Phnom Penh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
(CLO) Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đồng chủ trì tổ chức. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20h00, Chủ nhật, ngày 1/12/2024 tại Trường quay S1, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội).
(CLO) Apple đối mặt thách thức lớn khi muốn ra mắt AI tại Trung Quốc, với yêu cầu hợp tác cùng công ty địa phương để vượt qua các rào cản pháp lý và chính sách kiểm soát nghiêm ngặt.
(CLO) Ngày 26/11, thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Long (SN 1991, quê ở xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi "Giết người".
(CLO) Mẫu xe gầm cao cỡ B nhập khẩu Indonesia chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 2 phiên bản, giá bán lẻ 589-669 triệu đồng, thấp hơn đa số đối thủ cùng phân khúc.
(CLO) 4 địa phương được cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt “Đường Hồ Chí Minh trên biển” là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau.
(CLO) Với vi phạm lùi xe ở đường một chiều, nam tài xế N.V.Q. bị xử phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, tước bằng lái 2-4 tháng.
(CLO) Ngày 26/11, tại UBND xã Sơn Trung, TAND huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với VKSND cùng cấp mở phiên xét xử sơ thẩm lưu động, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiệp (SN 1985, trú xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn) 9 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản".
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 27/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trời rét. Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa, mưa rào rải rác.
(CLO) Thời điểm này, các nhà vườn tại làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa những cây quất để kịp phục vụ nhu cầu chơi cây của người dân, dù trước đó bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi (bão số 3) gây ra.
(CLO) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định, mức thuế suất 5% áp dụng đối với phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi theo quy định của pháp luật…
(CLO) Chiều 26/11, diễn viên kiêm người mẫu Ngọc Trinh đã tham dự buổi ra mắt phim "Chị dâu" của đạo diễn Khương Ngọc tại TP HCM. Người đẹp quê Trà Vinh không giấu được xúc động khi chia sẻ về hành trình trở lại sau biến cố.
(CLO) Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra về xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, địa phương cần đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, bảo đảm xây dựng được bộ máy tinh gọn; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tuyển chọn được những người thực sự có tâm, có năng lực, hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ.
(CLO) Chiếc xe ô tô kéo theo rơ-moóc đang dừng ở bên đường tại thôn Mai Sơn, xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) thì bỗng nhiên bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn phần đầu xe; một số hàng hóa là lúa cũng bị cháy.
(CLO) Khu vực cửa nhà là nơi năng lượng sẽ tiếp xúc và hút vào nhà của bạn. Vậy những vật nào hợp phong thủy nên đặt trước cửa nhà để giúp thu hút dương khí, mang may mắn tới cho gia chủ?
(CLO) Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, bởi vậy việc uống không đủ lượng và sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
(CLO) Để sở hữu một làn da mịn màng, căng bóng, đầy sức sống phải cần đến quá trình chăm sóc da đểu đặn, tỉ mỉ và kiên trì. Sau đây là 7 bí quyết skincare giúp da ngày một thăng hạng.
(CLO) Nhiều trường hợp đã tự động tẩy, phá nốt ruồi để rồi bị nhiễm trùng, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm khi tẩy nốt ruồi không đúng cách qua bài viết sau đây.
(CLO) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hệ thống miễn dịch, trong đó việc ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, đóng hộp,… là những nguyên nhân hàng đầu khiến hệ miễn dịch suy giảm.
(CLO) Đề cải thiện sức mạnh bộ não giúp bạn luôn sáng suốt trong nhận thức sự việc là hãy tạo cho mình một số thói quen lành mạnh vào sáng sớm.
(CLO) Một số loại trà đã được chứng minh là có nhiều chất tốt nhất để hỗ trợ giảm cân là trà xanh, trà đen, trà ô long,…
(CLO) Trứng vịt lộn chứa hàm lượng đạm cao, giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách hoặc với một số người mắc bệnh, trứng vịt lộn có thể khiến bạn bị táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
(CLO) Gấc là nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời không chỉ giúp làm chậm lại sự lão hóa da mà còn giúp giảm mụn nhọt, môi mềm mượt,…
(CLO) Thịt là món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mọi gia đình Việt. Tuy nhiên nếu không biết chế biến đúng cách, thịt lợn có thể mang lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.