(CLO) Khai thác vàng trái phép quy mô nhỏ, được người địa phương gọi là “galamsey”, đang tàn phá môi trường của Ghana và gây hại cho sinh kế trên diện rộng. Những nỗ lực của chính quyền nhằm chấm dứt tình trạng này hầu như không đạt được kết quả.
Những mỏ vàng “thổ phỉ” tàn phá môi trường
Hàng triệu người dân Ghana phải đối mặt với hậu quả nguy hiểm của việc khai thác vàng trái phép. Hoạt động này, được người dân địa phương gọi là "galamsey", đã dẫn đến sự suy thoái môi trường trên diện rộng, đặc biệt là ở các cộng đồng nông thôn.
Bất chấp sự phản đối của toàn quốc, hoạt động khai thác bất hợp pháp vẫn tiếp diễn, làm suy yếu tiềm năng nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng của Ghana vì các con sông bị ô nhiễm bởi hóa chất độc hại. Cả người dân địa phương và người nước ngoài đều tham gia vào hoạt động "thổ phỉ" này tại Ghana.
Giáo sư khoa học pháp y người Ghana, Paul Poku Sampene Ossei cho biết một nghiên cứu do nhóm của ông thực hiện gần đây đã phát hiện sự hiện diện của các kim loại nặng, chẳng hạn như xyanua, asen và thủy ngân, trong nhau thai của phụ nữ mang thai sống trong các khu vực có hoạt động galamsey, dẫn đến trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh.
Phát hiện này hỗ trợ các nghiên cứu đã công bố khác về mối liên hệ giữa khai thác mỏ bất hợp pháp và dị tật bẩm sinh. Erastus Asare Donkor, một nhà báo điều tra và môi trường ở Ghana, nói rằng hầu như mọi con sông lớn trên khắp đất nước đều bị ô nhiễm và nhiễm bẩn nghiêm trọng, chủ yếu vì hoạt động khai khoáng bất hợp pháp.
Các chuyên gia cho biết Ghana có thể phải nhập khẩu nước vào năm 2030. Nghiên cứu liên kết ô nhiễm nước từ galamsey với các bệnh mãn tính như suy thận, dị tật bẩm sinh và ung thư, như đã thấy ở nhiều cộng đồng khai thác mỏ của đất nước Tây Phi này.
Ủy ban Lâm nghiệp Ghana đã lên tiếng lo ngại về tình trạng phá hủy liên tục các khu rừng lớn. Đã có 34 trong số 288 khu bảo tồn rừng của đất nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác vàng trái phép, với sự tàn phá 4.726 ha đất rừng. Nhiều khu bảo tồn lớn đã bị phá hủy bởi các hoạt động bất hợp pháp này.
Galamsey cũng đang phá hủy đất canh tác, đặc biệt là những vùng trồng ca cao. Dữ liệu của Hội đồng Ca cao Ghana cho thấy sản lượng năm nay chỉ đạt 429.323 tấn, ít hơn 55% sản lượng theo mùa, chủ yếu là do ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản bất hợp pháp. Chỉ riêng trong khu vực Mankurom, galamsey đã xóa sổ hơn 40.000 hecta ca cao.
Nỗ lực ngăn chặn như muối bỏ bể
Những tiếng nói chỉ trích, bao gồm các công đoàn lao động, các nhóm tôn giáo và những người Ghana nổi tiếng, đã kêu gọi chính phủ chấm dứt nạn khai thác vàng lậu.
Chính phủ Ghana từng ban hành Đạo luật khai thác vàng quy mô nhỏ ra đời năm 1989 nhằm mục đích hợp pháp hóa khai thác thủ công và ngăn chặn các hoạt động phi pháp. Kể từ đó, các quốc gia trong khu vực liên tiếp đã có nhiều cố gắng trong việc chống lại vấn đề này.
Khi ông Nana Akufo-Addo nhậm chức Tổng thống Ghana vào năm 2017, ông tuyên bố sẵn sàng đặt chức tổng thống của mình vào thế nguy hiểm để chống lại galamsey. Ông đã thành lập Ủy ban liên bộ về khai thác bất hợp pháp cùng năm đó, do bộ trưởng môi trường làm chủ tịch.
Nhưng bất chấp một số sáng kiến , việc thực thi vẫn còn yếu. Vấn nạn galamsey tiếp tục leo thang, làm trầm trọng thêm tác động môi trường. Việc sử dụng các thiết bị hạng nặng, chẳng hạn như máy đào và máy ủi, đã phá hủy rừng, lòng sông và đất nông nghiệp. Các con sông lớn của Ghana, như Pra, Ankobra, Oti, Offin và Birim đều đã bị ô nhiễm.
Theo trung tâm nghiên cứu chính trị quốc tế ISS, những nỗ lực nhằm hạn chế galamsey tại Ghana thất bại chủ yếu do tham nhũng và thiếu ý chí chính trị. Ví dụ, cho đến nay, 500 máy đào bị tịch thu từ các hoạt động bất hợp pháp này đã mất tích không dấu vết.
Các viên chức nhà nước chủ chốt, các nhà tài trợ của những đảng phái và các chính trị gia cấp cao đã bị nêu tên là thủ phạm, nhưng chưa bị truy tố.
Một vấn đề của toàn châu Phi
Những gì xảy ra tại Ghana cũng đang là vấn đề làm đau đầu nhiều quốc gia châu Phi. Chẳng hạn tại Nam Phi, những người khai thác vàng và kim cương bất hợp pháp quy mô nhỏ, hay "zama zamas", thường chiếm giữ cả các mỏ đã đóng cửa và đang hoạt động. Theo Chính phủ Nam Phi, hoạt động này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế.
Ước tính riêng lượng vàng bị mất hàng năm là 70 tỷ rand (4 triệu USD), dẫn đến tổn thất doanh thu lớn cho cả chính quyền và ngành khai thác mỏ. Chính phủ Nam Phi cũng lưu ý đến tác động tiêu cực của hoạt động khai thác mỏ bất hợp pháp đến sự an toàn và sức khỏe của cộng đồng nơi "zama zama" hoạt động.
Trong khi đó, một báo cáo của Interpol về khai thác vàng bất hợp pháp ở Trung Phi cho biết bản thân những người thợ mỏ nằm ở dưới cùng của chuỗi. Họ thường là những cá nhân dễ bị tổn thương, những người đánh đổi sự an toàn của mình để có cơ hội mong manh thoát khỏi đói nghèo. Phụ nữ chiếm một nửa số thợ mỏ thủ công của châu Phi và trẻ em chiếm 10% nhân lực.
Đứng đầu chuỗi này là một số trùm buôn bán lớn, các nhóm tội phạm có tổ chức, các nhân vật chính trị và kinh tế cấp cao, cũng như các nhóm vũ trang phi nhà nước ở các khu vực xung đột tại các quốc gia như Cộng hòa Dân chủ Congo.
Vào tháng 5, một báo cáo từ Swissaid - một tổ chức phi chính phủ phát triển của Thụy Sĩ tiết lộ rằng một lượng vàng lên đến hàng tỷ USD được buôn lậu ra khỏi châu Phi mỗi năm, phần lớn được chuyển đi khắp thế giới thông qua Dubai (UAE).
Swissaid cho biết Dubai là trung tâm quốc tế về thương mại vàng của châu Phi đồng thời cũng nêu rằng khoảng 321 đến 474 tấn vàng của lục địa đen được sản xuất thông qua khai thác thủ công và quy mô nhỏ và có giá trị từ 24 đến 35 tỷ USD không được khai báo mỗi năm.
Theo tổ chức phi chính phủ này, nạn buôn lậu vàng châu Phi "đã tăng gấp đôi từ năm 2012 đến năm 2022" và đang gia tăng. Năm 2022, có tới "66,5% (tương đương 405 tấn) vàng nhập khẩu vào UAE từ châu Phi đã được buôn lậu ra khỏi các nước châu Phi".
(CLO) Chiều 2/12, tại Hà Nội, Cuộc họp Tổng kết Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024 diễn ra nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong công tác tổ chức Cuộc thi.
(CLO) Chiều 2/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng lần thứ IX - năm 2024 tổ chức họp Hội đồng Sơ khảo. Đồng chí Phan Thăng An, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Giải, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo chủ trì cuộc họp.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. Bộ GTVT chịu trách nhiệm về tiến độ của dự án thành phần 4.
(CLO) Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen, mức đầu tư giai đoạn đầu gần 5.000 tỷ đồng.
(CLO) Ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 thay cho ông Ngô Đông Hải, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Gần đây, báo Nhà báo và Công luận đã đăng tải bài viết thông tin về tình trạng hàng loạt bãi xe, nhà xưởng, sân bóng, sân Pickleball,... không phép ngang nhiên hoạt động trên địa bàn phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Tuy nhiên, thay vì bị xử lí triệt để thì tình trạng này lại diễn ra phức tạp khiến dư luận đặt dấu hỏi, liệu có sự làm ngơ của chính quyền sở tại?
(CLO) Ngày 2/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(CLO) Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong những ngày tới, Nam Bộ sẽ có mưa trái mùa trên diện rộng. Ngày 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Các khu vực khác trên cả nước có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; riêng Bắc Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã bắt đối tượng Đặng Nguyễn Hải Sơn (SN 2002, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu). Đây là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm cuối cùng trong vụ án "giết người", "gây rối trật tự công cộng" ở TP Đà Nẵng.
(CLO) Ngày 2/12, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị bắt giữ Lê Xuân Thắng (SN 1981, quê tỉnh Khánh Hòa) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Mẫu xe Mazda CX-8 tại thị trường Việt Nam được nâng cấp chủ yếu về trang bị tiện nghi và an toàn, bên cạnh việc bổ sung thêm phiên bản 2.5 Signature AWD.
(CLO) Công ty sở hữu cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss America) đã nộp đơn xin phá sản khi hai nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức này tranh chấp quyền chủ sở hữu hợp pháp.
(CLO) Ngày 2/12, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) công bố danh sách phân hạng hạt giống của vòng loại Asian Cup 2027 (giai đoạn 3). Theo đó, đội tuyển Việt Nam nằm ở nhóm 1 cùng Syria, Thái Lan, Tajikistan, Lebanon và Ấn Độ.
(CLO) Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, chợ Bến Thành, đường sách TP.HCM... nằm trong top 50 điểm đến du lịch của TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
(CLO) Ngày 2/12, Công an huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thông tin, đã bắt tạm giam đối tượng Vi Thị Quỳnh (SN 1981, ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh) về hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng nêu 7 giải pháp để phát triển ngành logistics; Đánh thuế cao người “lướt sóng” nhà đất, chặn đứng được nạn đầu cơ?; Cần có sự đồng bộ giữa thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học…
(CLO) Cuộc nội chiến kéo dài 13 năm ở Syria một lần nữa thu hút sự chú ý quốc tế khi quân nổi dậy bất ngờ tấn công thành phố chiến lược Aleppo. Cuộc chiến đang bùng phát trở lại này cho thấy tình hình tại Trung Đông sẽ còn nóng và phức tạp hơn.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.