Trước thềm Lễ Khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng:

Những ngày “nước rút”…

Thứ năm, 01/08/2024 15:10 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những ngày này, công tác chuẩn bị cho buổi Lễ Khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng dự kiến tổ chức ngày 9/8 tới đang ở giai đoạn “nước rút”. Nhìn lại chặng đường triển khai thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo để thấy sự quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, sự nỗ lực của Bảo tàng Báo chí Việt Nam – đơn vị được giao chủ đầu tư dự án.

Đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chính

Năm 2019, đã có Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng với niềm vui được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia thì hôm nay, sau 5 năm, niềm vui lại tiếp nối khi ngày khánh thành và bàn giao Công trình tu bổ, tôn tạo đang đến gần.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, nhà báo Thân Quang Minh – Trưởng phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thành viên BQL Di tích Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng cho biết, với mong muốn tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị, tầm vóc lịch sử của Di tích nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Trường và hướng đến 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo lập dự án tu bổ, tôn tạo Di tích địa điểm thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, được các đồng chí lãnh đạo và các ban ngành của tỉnh Thái Nguyên tin tưởng giao trọng trách Chủ đầu tư…

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo Bảo tàng Báo chí Việt Nam về việc tham gia dự án tu bổ, tôn tạo Di tích Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, bộ phận nghiệp vụ Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã bắt tay ngay vào thực hiện công việc trong đó tham gia ý kiến với tư vấn quản lý, tư vấn thiết kế và nhà thầu để công việc đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Ngày 18/1/2024, Lễ khởi công tu bổ tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức. Tới nay, sau 7 tháng thi công, với sự phối hợp rất tích cực của lãnh đạo và các ban ngành tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ, xã Tân Thái và sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), công trình Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chính.

nhung ngay nuoc rut hinh 1

Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đang được gấp rút hoàn thiện.

Theo đó, với nỗ lực không chỉ tái hiện lịch sử mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cao cũng như bổ sung các công năng cần thiết, ngoài Bia Di tích đã được dựng từ 2019, quá trình tu bổ, tôn tạo hiện có các cấu phần cụ thể như: Nhà trưng bày về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, dưới hình thức căn nhà cấp 4 rộng 80 m2 xây trên đồi cao, phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu để lại, xưa là nhà tre nứa, nay là nhà khung gỗ, mái lá nhân tạo chống cháy; Nhà sàn trưng bày về Báo chí Chiến khu Việt Bắc 1946 - 1954, rộng 80 m2, phỏng dựng từ ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, nơi chỉ đạo trực tiếp các hoạt động báo chí kháng chiến và cũng là nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam năm 1950; Phù điêu với 48 chân dung các thành viên Ban Giám hiệu, giảng viên và học viên của Trường; Hội trường trong lòng đồi phục vụ hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác, có sức chứa trên 150 người; Quảng trường mini phục vụ tổ chức sự kiện, rộng 200 m2...

Dốc lòng không quản nắng mưa…

Chia sẻ về công tác chuẩn bị, nhà báo Thân Quang Minh - Trưởng phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thành viên BQL Di tích Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng cho hay, trong những ngày “nước rút” này, các cán bộ Bảo tàng đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng từ tập hợp tài liệu, hiện vật, làm việc với thiết kế và tổ chức thi công trưng bày.

“Trong một năm qua, chúng tôi thêm gắn bó với công trình cũng như mảnh đất và con người Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng khi đã tổ chức hàng chục chuyến công tác, làm việc liên tục giữa Hà Nội và Thái Nguyên để có thể kết nối với các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Sau khi, công trình được khánh thành, một trong những điều để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc là tình cảm trân quý của những con người từ các đơn vị khác nhau cùng tham gia dự án, khi họ đã dốc lòng không quản nắng mưa để có thể đưa công trình nhiều ý nghĩa này sớm đưa vào sử dụng…” – Nhà báo Quang Minh nhấn mạnh.

Ông Minh cũng cho biết thêm, Di tích sau khi tu bổ, tôn tạo dự kiến sẽ được khai thác, tổ chức đón tiếp các đoàn khách tham quan, các nhà báo về nguồn, những người làm trong ngành truyền thông, báo chí, các sinh viên và học sinh học tập và trải nghiệm về lịch sử báo chí; đồng thời là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo về báo chí, tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, nơi phát thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, lễ trao các giải báo chí khu vực và địa phương…

Đặc biệt, Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn khi đi vào hoạt động, các trưng bày về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và Báo chí chiến khu Việt Bắc tại đây không chỉ góp phần lưu giữ và giới thiệu những tư liệu, hiện vật báo chí giá trị giai đoạn 1946 - 1954 mà còn khẳng định được những thành quả to lớn của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc và trong hành trình kiến thiết đất nước.

Và có thể nói, chỉ ít ngày nữa thôi, bên bờ Hồ Núi Cốc, soi bóng xuống vùng đất lịch sử Tân Thái, một quần thể di tích được thiết kế và thi công phỏng dựng từ những ký ức và tư liệu còn lại về ngôi nhà – giảng đường tre nứa trên đồi cùng ngôi nhà sàn của Tổng bộ Việt Minh, như hai bảo tàng thu nhỏ, được Bảo tàng Báo chí Việt Nam nỗ lực thực hiện hai trưng bày “Báo chí chiến khu Việt Bắc” và “Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng”. Nổi bật không kém là “quảng trường mini” rộng trên 200 m2, với bức phù điêu ấn tượng sẽ gây bất ngờ và tạo cảm xúc cho khách tham quan.

Với nhiệm vụ là chủ đầu tư, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ, Ban Quản lý Di tích và các đơn vị có liên quan tiếp tục hoàn thiện, có kế hoạch, đề án quản lý, bảo vệ và phát huy công trình di tích này, gắn kết với các di tích lịch sử, văn hóa của vùng Chiến khu Việt Bắc, tạo nên một tuyến tham quan ý nghĩa, một địa chỉ văn hóa - lịch sử hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân.

nhung ngay nuoc rut hinh 2

Bảo tàng báo chí Việt Nam làm việc với Sở ngành của Thái Nguyên chuẩn bị cho lễ khánh thành.

Với tâm thế và sự phối hợp nhịp nhàng giữa chủ đầu tư và địa phương, nhà báo Trần Thị Kim Hoa - phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng các kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng với mục đích đưa di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng vào danh mục các điểm tham quan “Thủ đô gió ngàn” - Thủ đô của đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (gồm Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái), trong đó Thái Nguyên giữ vị trí đặc biệt quan trọng, vị trí trung tâm của “Thủ đô kháng chiến”.

Lễ ký kết hợp tác phối hợp tổ chức chương trình “Truyền thông, trải nghiệm thực tế: Lịch sử và Di sản Báo chí cách mạng Việt Nam” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam chủ trì với sự phối hợp của BQL Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, UBND xã Tân Thái và Công ty cổ phần Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media), vừa diễn ra chiều 27/7/2024, tại trụ sở xã Tân Thái (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) chính là sự khởi đầu tốt đẹp cho mục tiêu này”.

Hà Vân

Bình Luận

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam thăm hỏi hội viên gặp nạn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Hội Nhà báo Việt Nam thăm hỏi hội viên gặp nạn do ảnh hưởng của cơn bão số 3

(CLO) Chiều 16/9, Ông Trần Hồng Quân – Phó Chánh Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) cùng đoàn công tác của Hội đã đến thăm hỏi, động viên một hội viên Hội Nhà báo Việt Nam gặp nạn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Công tác hội
Lào đánh giá cao việc hợp tác giữa hai Hội Nhà báo Việt Nam – Lào

Lào đánh giá cao việc hợp tác giữa hai Hội Nhà báo Việt Nam – Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 9 - 13/9 của Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực dẫn đầu, Đoàn đã đến chào xã giao Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Vansy Kuamua; làm việc với Thông tấn xã Lào (KPL), Báo Pasaxon (Nhân dân), Đài Truyền hình Quốc gia Lào và Đài Phát thanh Quốc gia Lào.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị tập huấn nghiệp vụ viết phóng sự cho hội viên

Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị tập huấn nghiệp vụ viết phóng sự cho hội viên

(CLO) Trong 3 ngày 12 - 14/9, tại TP Đông Hà, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị tổ chức tập huấn nghiệp vụ báo chí “Kỹ năng viết phóng sự”. Tham gia lớp tập huấn có trên 30 học viên là lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, tạp chí trên địa bàn tỉnh.

Công tác hội
“Lợi ích kép” trong đào tạo kỹ năng báo chí đa phương tiện

“Lợi ích kép” trong đào tạo kỹ năng báo chí đa phương tiện

(NB&CL) Cùng với việc Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia mới ban hành bổ sung thêm Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo, các cấp Hội Nhà báo, Liên Chi hội, chi hội các cơ quan báo chí cũng tích cực đổi mới hoạt động đào tạo, đẩy mạnh nội dung ứng dụng kỹ năng làm báo mới nhằm tạo ra nhiều tác phẩm báo chí chất lượng phù hợp với xu hướng.

Công tác hội
Liên Chi hội nhà báo Báo Công Thương triển khai Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Liên Chi hội nhà báo Báo Công Thương triển khai Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

(CLO) Cùng cả nước khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra, ngày 11/9, Liên Chi hội nhà báo Báo Công Thương phát động Chương trình ''Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt''.

Công tác hội