(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương Nguyễn Quang Tuấn khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công chói lọi của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, là bản hùng ca khẳng định tinh thần “độc lập, tự chủ, quyết chiến, quyết thắng” của dân tộc Việt Nam.
“Hy vọng những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ sẽ làm cầu nối giữa khán giả với lịch sử dân tộc, giữa vùng đất Điện Biên anh hùng với cả nước để lớp lớp thế hệ mãi biết ơn, tri ân và tự hào vì cha ông ta đã làm nên lịch sử hào hùng và vị thế của đất nước Việt Nam hôm nay,” ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh.
Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trình chiếu sáu bộ phim. Đây là những bộ phim do các nghệ sỹ của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay.
Các đại biểu và khán giả Thủ đô tham dự khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”. Ảnh: dangcongsan
Trong 6 bộ phim được trình chiếu, “Hồi ức Điện Biên” (sản xuất năm 1994) là bộ phim do các nghệ sĩ Nguyễn Thước, Lò Minh, Đỗ Khánh Toàn, Hồ Trí Phổ, Trần Quí Lục thực hiện. Bộ phim khái quát lại quá trình vận động của cuộc kháng chiến thần thánh và kết thúc bằng chiến dịch lịch sử mùa hè năm 1954, lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Bộ phim “Chuyện những người lính già” (sản xuất năm 2017) của đạo diễn Dương Ngọc Hòa, có nội dung về hồi ức của những cựu chiến binh - những người lính can trường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bộ phim tài liệu “Điện Biên Phủ” là tác phẩm được thực hiện bởi các nghệ sĩ Nguyễn Tiến Lợi, Nguyễn Hồng Nghi, Nguyễn Phụ Cấn. Nội dung phim kể về trận đánh kéo dài 56 ngày đêm ở Điện Biên Phủ, miền Tây Bắc Việt Nam. Quân Pháp đại bại. Chiều ngày 7-5-1954, toàn bộ số quân Pháp còn sống sót, trong đó có tướng De Castries đã đầu hàng không điều kiện.
Phim “Chia lửa cùng Điện Biên” (sản xuất năm 2024) của đạo diễn Nguyễn Sỹ Bằng hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bộ phim ca ngợi những đóng góp của quân và dân Liên khu V đối với cuộc kháng chiến của dân tộc, đặc biệt là hỗ trợ cho trận đánh cuối cùng của quân đội ta trên chiến trường Điện Biên.
“Điện Biên Phủ - Niềm hy vọng” (sản xuất năm 1984) là bộ phim tài liệu của đạo diễn Đào Trọng Khánh, Lưu Xuân Thư, Lưu Hà.
Phim tài liệu “Đồng hành cùng lịch sử” (sản xuất năm 2024) của đạo diễn Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Ngọc Dịu khái quát lại diễn biến chiến dịch, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hình ảnh trong phim "Điện Biên Phủ". Ảnh: DSF
Sau lễ khai mạc, hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Chuyện những người lính già” được công chiếu phục vụ công chúng. Trong đó, phim “Hồi ức Điện Biên” sản xuất năm 1994, thông qua lời kể của các sỹ quan cao cấp Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ phim khái quát lại quá trình vận động của cuộc kháng chiến thần thánh và kết thúc bằng chiến dịch lịch sử mùa hè năm 1954, lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam.
Các phim được chiếu miễn phí phục vụ công chúng từ ngày 3- 5/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, số 465 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình (Hà Nội).
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.