(CLO) Với nguyên liệu là đất sét, được lấy ở sông Quao, các nghệ nhân ở làng nghề gốm Bàu Trúc đã khéo léo tạo nên những tác phẩm để lại dấu ấn truyền thống đối với khách du lịch.
Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) nổi tiếng là một trong những địa điểm du lịch ở Ninh Thuận hấp dẫn, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp và kỹ thuật nung nấu đặc biệt, đỉnh cao, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm.
Là một trong số những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á, làng gốm Bàu Trúc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2017. Đồng thời, đây cũng là làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay.
Ngôi làng Bàu Trúc trước đây có tên gọi theo tiếng Chăm là Paley Hamu Trok, có nghĩa là Ma Tró hay “làng trũng” trong tiếng Việt, xưa là địa danh làng Vĩnh Thuận thời Minh Mạng năm 1832. Vào năm 1964, do một trận lụt lớn mà dân làng phải di dời về vùng đất có nhiều cây trúc bên cạnh một cái ao lớn. Từ đó người dân gọi là làng Bàu Trúc.
Theo lời kể của người dân sống tại đây, tổ nghề là ông Poklong Chanh, một vị quan thời vua PoKlong Garai trị vì xứ Panduranga (từ năm 1151-1205). Nghề gốm dưới thời vua PoKlong lúc bây giờ truyền dạy lại cho phụ nữ làng Chăm, thổi hồn vào đất sét vùng sông Quao, tạo ra những tác phẩm nở hoa và giữ lửa cho nghề gốm truyền thống suốt hơn nghìn năm nay. Trãi qua gần cả nghìn năm, bà con người Chăm vẫn giữ được nét truyền thống làm gốm cổ này đến hôm nay.
Làng gốm Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình. Trong đó có trên 80% hộ gia đình vẫn tiếp tục theo nghề gốm. Ngay giữa trung tâm làng gốm là khu vực trưng bày với rất nhiều chủng loại khác nhau từ bình hoa, ấm nước cho đến nồi niêu, chum vại,… Đặc biệt ở đây có những tháp tượng mô phỏng vũ nữ Apsara độc đáo.
Không giống như một số làng nghề làm gốm khác, làng gốm Bàu Trúc đề cao phương pháp làm gốm thủ công, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc, không dùng bàn xoay để nặn gốm mà dùng hoàn toàn bằng tay.
Nghệ nhân Đàng Thị Hằng cho biết, du khách thường rất ấn tượng với cách làm gốm của người dân nơi đây. Họ thường dùng đôi bàn tay để nhào nặn cục đất sét và xoay người giật lùi theo từng đường vân xung quanh.
“Do đất sét vùng này có độ dẻo cao, nếu đặt lên bàn xoay của máy thì đất bị dính chặt và khi xoay đất sẽ bị trề xuống nên không thể chế tác ra sản phẩm như ý mình muốn được”, cô Hằng nói.
Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét sông Quao trộn với cát, đất nơi đây có độ mịn, dẻo lạ lùng và cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti. Đất chỉ được lấy một năm một lần, mỗi lần kéo dài nửa tháng. Đất được lấy nhiều hay ít tùy vào khả năng của người lấy. Tới mùa lấy đất, hầu như mọi người đều đem đất về trữ sẵn tại nhà để dùng trong cả một năm.
Đầu tiên, những người thợ sau khi lấy đất sét nguyên liệu về phải phơi khô rồi đập nhỏ sau đó đem ủ qua đêm với một lượng nước vừa đủ. Sáng hôm sau đem đất sét đã ủ trộn với cát mịn theo tỉ lệ nhất định rồi nhào nặn thật nhuyễn trước khi tạo hình sản phẩm gốm.
Người nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn tạo hình gồm nặn hình: để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm; chà láng gốm: dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm; trang trí hoa văn: dùng que cây, vỏ sò, hoa thực vật... để tạo hoa văn trên gốm, chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, bông hoa... có họa tiết đơn giản nhưng mang vẻ đẹp rất riêng.
Sau đó, người nghệ nhân sẽ đem gốm đi nung, các sản phẩm Gốm Bầu Trúc được nung ngoài trời, và phải phơi khô trước một ngày. Khi nung, củi được xếp thành hình chữ nhật (4mx3m) dày khoảng 0.2m-0.3m, phía trên người ta xếp úp 2-3 lớp gốm, phía dưới xếp những sản phẩm gốm lớn hơn. Tiếp đó toàn bộ phủ một lớp rơm rạ dày khoảng 0.2m, và bên trên là một lớp trấu mỏng.
Người thợ làng gốm chăm Bầu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ, và đốt theo chiều ngược gió. Thời gian nung khoảng 6 giờ đồng hồ, đến khi gốm chín tới thì dừng. Đáng chú ý, gốm Bàu Trúc không nung trong lò mà nung lộ thiên ngoài trời trong khoảng 6 giờ ở nhiệt độ từ 500 độ C trở lên.
Hoa văn trên gốm Bàu Trúc phổ biến là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Chăm Pa như hình sông nước, chấm vỏ sò, hoa văn móng tay,… Nổi bật với màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám xen lẫn những vệt nâu, gốm Bàu Trúc luôn thu hút du khách với nét khác biệt độc đáo.
Không chỉ trong nước, hiện nay, gốm Bàu Trúc được trưng bày tại California, Texas và Arizona thu hút đông đảo khách đến tham quan, tìm hiểu và mua hàng. Đặc biệt là các nhà sưu tầm, đam mê đồ gốm.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Với chủ đề "Sum họp trúc mai", chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại vừa khép lại thành công, qua đó để lại nhiều cảm xúc lắng đọng, thắm đượm nghĩa tình trong mỗi người dân Kinh Bắc.
(CLO) Với 413/422 phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đây là bước ngoặt quan trọng, đặt nền tảng mới cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt qua hai điểm nhấn: thành lập quỹ bảo tồn di sản và triển khai thanh tra chuyên ngành.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.