Những nội dung chính sẽ diễn ra trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019

Thứ ba, 30/04/2019 16:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 gồm phiên toàn thể và 6 hội thảo chuyên đề, 1 tọa đàm, 1 triển lãm về thành tựu phát triển của các doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu. Diễn đàn do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì.

Những nội dung chính sẽ diễn ra trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019.

Những nội dung chính sẽ diễn ra trong Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019.

Chiều ngày 2/5 sẽ diễn ra Phiên toàn thể của Diễn đàn do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đại diện Lãnh đạo Quốc hội đồng chủ trì và có sự tham dự của gần 2.500 đại biểu trong nước và quốc tế.

Trong thời gian diễn ra Diễn đàn sẽ có 6 Hội thảo chuyên đề và một Tọa đàm Nữ doanh nhân và khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường” 

Hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề: “Thu hút có chọn lọc các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày tới Việt Nam”.

Hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến hiến kế về 4 nhóm vấn đề chính bao gồm: Cải thiện tính cạnh tranh của chính sách thị thực Việt Nam theo hướng thực hiện chính sách thị thực cởi mở và áp dụng thủ tục điện tử hiện đại; Cải thiện năng lực cạnh tranh và tính bền vững của các điểm đến quan trọng, tập trung vào các quy định cải thiện môi trường du lịch kết hợp với việc thành lập tổ chức quản lý điểm đến đa thành phần; Cải thiện hạ tầng hàng không Việt Nam với sự đầu tư mở rộng các sân bay chủ lực từ nguồn vốn xã hội hoá và Quảng bá du lịch Việt Nam lấy tiếp thị số làm trọng tâm.

Hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề: “Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển kinh tế số tại Việt Nam”.

Hội thảo đi sâu vào thảo luận các nhóm vấn đề sau: Xây dựng và phát triển dữ liệu mở tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho Chính phủ số và dữ liệu mở; Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong đó nhấn mạnh việc thí điểm các mô hình thanh toán mới, doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) và hoá đơn điện tử; Hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng số cốt lõi và thực hiện xác thực - định danh điện tử tại Việt Nam.

Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề: “Chủ động và khai thác có hiệu quả CPTPP để phát triển bứt phá”.

Hội thảo sẽ tiếp nhận và tổng hợp các ý kiến hiến kế cho 3 nhóm vấn đề chính: Giải pháp tận dụng cơ hội từ CPTPP cho một số ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da - giày - túi và thuỷ sản; Giải pháp giảm thiểu thách thức và cạnh tranh, tạo đà bứt phá cho doanh nghiệp Việt từ CPTPP và Hợp tác công - tư trong bối cảnh hội nhập và thực thi CPTPP.

Hội thảo chuyên đề 4 với chủ đề: “Khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho phát triển kinh tế”.

Hội thảo sẽ ghi nhận các ý kiến đóng góp về các nhóm vấn đề: Thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin tập trung, công khai và thúc đẩy vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; Gia tăng tính hấp dẫn của mô hình các quỹ đặc thù, cụ thể là quỹ hưu trí tự nguyện và quỹ đầu tư bất động sản với các chính sách khuyến khích hợp lý cho các nhà đầu tư.

Hội thảo chuyên đề 5 với chủ đề: “Tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản hội nhập quốc tế”.

Tại Hội thảo sẽ đề cập đến các ý kiến đóng góp về vấn đề tăng cường tính liên kết của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chú trọng vào việc tổ chức sản xuất theo chuỗi, thành lập và vận hành các hợp tác xã kiểu mới và kết nối cung - cầu; thí điểm triển khai chuỗi tôm thương phẩm đáp ứng yêu cầu của một số thị trường trọng điểm, đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao vai trò định hướng của doanh nghiệp và ngân hàng; phát triển doanh nghiệp “đầu tàu”, dẫn dắt các chuỗi sản xuất nông - thuỷ sản theo yêu cầu thị trường và giải pháp thực hiện số hoá và hình thành dữ liệu lớn các chuỗi nông - thuỷ sản.

Hội thảo chuyên đề 6 với chủ đề: “Các mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam: Nút thắt và các khuyến nghị”.

Hội thảo này là cơ hội cho đại diện các cơ quan, doanh nghiệp nêu ý kiến về 3 nhóm vấn đề chủ chốt: Xu hướng “ứng xử” của các quốc gia với những mô hình kinh doanh mới trong thời đại số; Cơ chế, chính sách khuyến khích các mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam như kinh tế sẻ chia, kinh tế nền tảng và công nghệ tài chính; Giải pháp xây dựng thị trường vốn chuyên biệt cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Phiên toạ đàm Nữ doanh nhân và khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”.

Tọa đàm là cơ hội chia sẻ, lắng nghe và thảo luận cùng các nữ lãnh đạo cấp cao, các chuyên gia kinh tế, nhất là những chia sẻ của các nữ doanh nhân trong việc khẳng định vị trí của nữ giới và những cơ hội trong kinh doanh để biến những điều không thể thành có thể, vì khát vọng Việt Nam hùng cường.

Trong ngày 3/5/2019 sẽ diễn ra hoạt động kết nối kinh doanh, kết nối đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp tham gia sự kiện.

Diễn đàn được tổ chức nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết 98-NQ/CP, ngày 03 tháng 10 năm 2017 ban hành Chương trình hànhđộng của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW.

Diễn đàn nhằm quảng bá về các thành tựu phát triển và những đóng góp của kinh tế tư nhân Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Diễn đàn còn là cơ hội cho các cơ quan, tổ chức và doanh nhân tư nhân trong cả nước được đề xuất, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ về hoàn thiện các cơ chế, chính sách để kinh tế tư nhân phát triển hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, Diễn đàn cũng là dịp để các doanh nhân tư nhân kết nối, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất - kinh doanh.

Nam Lê

Tin khác

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem cho biết EU “gần đạt được một thỏa thuận chính trị” về việc thu lợi nhuận từ dự trữ ngân hàng trung ương của Nga vẫn bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp