Thừa Thiên Huế: Tìm thấy thi thể thứ 2, vụ xe rác rơi xuống sông Hương
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
Theo dõi báo trên:
Tại cuộc hội thảo khoa học mới đây về dấu ấn của Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân trên địa bàn huyện Hoài Đức, các nhà khoa học lịch sử đã thống nhất: Lý Bí sinh ra ở châu Dã Năng, nay thuộc thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và ở đó đến năm 13 tuổi. Sau đó, Lý Bí được một vị sư đưa về nuôi dưỡng và tu tập tại chùa Linh Bảo ở Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội). Cuộc đời Lý Bí gắn bó với đất Giang Xá suốt thời niên thiếu đến lúc trưởng thành. Còn động Khuất Lão (địa danh nằm ở khu 10, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay) chính là nơi mất, nơi an nghỉ cuối cùng của Đức vua Lý Nam Đế.
Trong ba địa phương kể trên, Hoài Đức là nơi lưu giữ nhiều nhất dấu ấn liên quan đến Lý Nam Đế và các tướng lĩnh của ông. Theo đó, “làng Giang Xá luôn được coi là quê hương thứ hai của Đức Vua và là trung tâm tụ hội nhân tài, vật lực vào thế kỷ VI”.
Cũng tại hội thảo này, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nêu lên một vấn đề rất đáng chú ý, đó là cần xác định rõ hai địa danh: Thái Bình và Long Biên (thời Đường) ở đâu? Theo GS. Ngọc, sử chép khá rõ ràng và thống nhất “Lý Bí quê ở huyện Thái Bình và cuộc khởi nghĩa Lý Bí cũng nổ ra ở huyện Thái Bình. Sau khi thành lập nhà nước Vạn Xuân thì đóng đô ở Long Biên”. GS. Ngọc lưu ý, đây là huyện Thái Bình thời Đường, không phải những địa danh có tên Thái Bình sau này.
Dẫn ra nghiên cứu của cố GS. Đào Duy Anh nhận định, huyện Thái Bình chính là vùng đất phía Tây Hà Nội, trải dài lên tận Sơn Tây ngày nay, GS. Ngọc nhấn mạnh, trung tâm của huyện Thái Bình chính là miền đất Giang Xá - đây cũng chính là nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Còn thành Long Biên được xác định ở Hồ Khẩu, là khu vực Thuỵ Khuê ngày nay. Từ đó, GS. Ngọc cho rằng, có thể Giang Xá mới chính là quê hương gốc nhiều đời của Lý Nam Đế, còn Phổ Yên chỉ là nơi Lý Bí sinh ra và lớn lên đến năm 13 tuổi. Đồng thời, cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc, GS. Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, Lý Nam Đế là người đầu tiên đưa kinh đô về vùng đất Thăng Long sau này.
“Tiền thân của kinh đô Thăng Long hay là người mở đầu, khai mở truyền thống Thăng Long bắt đầu từ Lý Nam Đế, không phải là Lý Thái Tổ. Lý Thái Tổ chỉ là người tiếp nối thôi. Như vậy, người Việt mở ra miền đất Thăng Long từ trước, sau đó chính quyền đô hộ mới lập ra Tống Bình, Đại La. Lý Nam Đế là người đi trước, mở ra truyền thống kinh đô Thăng Long” - GS. Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng nhận định, việc Lý Nam Đế cho đóng đô ở khu vực cửa sông Tô Lịch, dựng điện Vạn Thọ chứng tỏ ngay từ thế kỷ thứ VI, ông đã sớm nhận ra vị trí trung tâm của vùng đất Hà Nội xưa.
Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác cũng cho thấy, ở ngoại thành Hà Nội có rất nhiều điểm di tích liên quan đến Lý Nam Đế (69/80 điểm thờ phụng trên cả nước). Trong đó, riêng khu vực huyện Hoài Đức đã có hàng chục điểm di tích tiêu biểu về Lý Bí và các thuộc tướng của ông. Theo TS. Nguyễn Văn Bảo (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) và TS. Lê Quang Chắn (Viện Sử học), tại khu vực Lưu Xá (gồm 3 làng Giang Xá, Lưu Xá, Lũng Kinh hiện nay và một số làng xã phụ cận của huyện Hoài Đức) vẫn còn rất nhiều địa danh ghi dấu về cuộc kháng chiến của Lý Bí như: Gò Mũi Mác là trạm gác của đại bản doanh; Gò Cờ là nơi cắm cờ; gò Tấu Thư là nơi tiếp nhận văn thư; gò Ấn là nơi giữ con dấu; gò Lương Y là nơi để lương thực và thuốc men; chùa Đúc là nơi đúc và sản xuất các loại vũ khí; vườn Quán là khu vực nhà bếp và nhà ăn... Đặc biệt, tất cả những dấu tích đại bản doanh Lý Nam Đế ở Lưu Xá vẫn được thờ phụng tôn nghiêm cho đến ngày nay.
Các nhà khoa học đều đánh giá sự nghiệp to lớn của Lý Nam Đế trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đặc biệt nêu bật lên ý nghĩa lịch sử trọng đại của cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo, đập tan ách đô hộ của nhà Lương năm 542. Đồng thời, việc ông sai Phạm Tu đi đánh quân Lâm Ấp ở phía Nam đã khẳng định ý thức chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước Vạn Xuân, đặt niên hiệu Thiên Đức, xếp đặt triều nghi hai ban văn võ, lập điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, bước đầu xác lập một mô hình nhà nước quân chủ sơ khai.
Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), việc Lý Bí xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng đã nói lên sự “trưởng thành của ý thức dân tộc”, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, là sự khẳng định dứt khoát rằng nước Việt là một thực thể độc lập, “người dân Việt là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng, Nam Đế chính là người khởi đầu cho ý thức tự chủ của dân tộc Việt khi ông xưng là Hoàng đế, ngang hàng với triều đại phong kiến Trung Hoa. Đáng chú ý, sau sự kiện Lý Bí xưng đế, danh xưng Hoàng đế của các vị quân chủ Việt Nam tồn tại suốt các triều đại cho đến tận thời Bảo Đại. Từ đó, ông Dương Trung Quốc đề nghị, trong các văn bản chính thống, phải gọi các vị đứng đầu triều đại phong kiến Việt Nam là Hoàng đế và đây sẽ là “ngôn từ chính thống”.
Cũng theo nhà sử học Dương Trung Quốc, khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long - mảnh đất mà sau này muôn đời là kinh sư - thì có một lý do, đó là ông tiếp nhận một “di sản” mà Lý Nam Đế để lại ở vùng đất này - đó là chọn kinh đô ở khu vực cửa sông Tô Lịch.
Trong khi đó, GS.TS. Vũ Minh Giang nhấn mạnh, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí, thành lập Nhà nước Vạn Xuân đã khiến chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc thay đổi. Từ sau khởi nghĩa Lý Bí, rõ ràng đã có sự nhượng bộ của chính quyền đô hộ. “Khởi nghĩa Lý Bí không phải là cuộc nổi dậy thông thường mà nó đánh dấu một bước ngoặt, chuyển sang một hình thế mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Việc nước ta giành được độc lập vào thế kỷ thứ VI đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, để làm nền tảng cho các phong trào sau đó hướng tới giành độc lập hoàn toàn” - GS.TS. Vũ Minh Giang phát biểu.
Từ những nghiên cứu, phát hiện mới về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Nhà nước Vạn Xuân, PGS.TS. Trần Đức Cường kiến nghị tiếp tục nghiên cứu để có thêm những tư liệu xác đáng, để có những chương trình bảo tồn, phát huy di sản của Đức vua Lý Nam Đế để lại. Về phía GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, ông cho rằng, sự kiện Lý Nam Đế thành lập Nhà nước Vạn Xuân là “sự kiện vô cùng quan trọng”, vì thế cần nâng tầm lễ kỷ niệm ở tầm quốc gia hoặc ít ra cũng ở cấp Thành phố.
Khánh Ngọc
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Nhân Ngày di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, hàng loạt di tích lịch sử thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp tất cả du khách tới tham quan.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.