(CLO) Các công nghệ mới không phải lúc nào cũng được đón nhận tích cực. Trái lại, bởi vì mới và lạ, nên chúng thường gây ra sự hoài nghi, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trong thời gian ban đầu. Chỉ một cái nhìn nhanh vào lịch sử phát triển của công nghệ cũng có thể cho chúng ta rõ điều này.
Tâm lý sợ điều xa lạ của con người
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà các tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng đối với nhân loại liên tục được ra đời. Từ năng lượng hạt nhân, internet, điện thoại di động cho tới trí tuệ nhân tạo (AI)…, tất cả đều đã và đang tạo ra những bước ngoặt đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Nhân loại đang lo sợ công nghệ AI sẽ khiến máy móc kiểm soát lại con người - Ảnh: GI
Nhưng cách loài người đón nhận những phát minh công nghệ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trái lại, sự nghi ngờ và thậm chí sợ hãi còn là xu hướng chủ đạo, đặc biệt nếu nhìn lại quá khứ. Việc những đổi mới, sáng tạo về công nghệ bị chế giễu, chỉ trích hoặc thậm chí xem như ác quỷ từng xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử.
Nhà triết học và sử học công nghệ người Đức, Christian Vater nói: “Chúng tôi nhận thấy sự hoài nghi về công nghệ xuất hiện ngay cả trong những ghi chép sớm nhất mà chúng tôi có về lý thuyết công nghệ”. Phát biểu với đài DW, tiến sĩ Vater cho biết, có nhiều lý do dẫn đến điều này, bao gồm sự phức tạp của các phát minh công nghệ và sự thiếu kiến thức hoặc hiểu biết liên quan hoặc thậm chí chỉ đơn giản là sự chi phối của cảm xúc.
Trong khi đó, tiến sĩ Helmuth Trischler - trưởng bộ phận nghiên cứu tại Bảo tàng Deutsches (Munich) - thì nhận định, sự hoài nghi đối với các phát minh mới không phải là bằng chứng cho thấy nỗi sợ hãi chung về công nghệ. "Nguyên nhân lớn nhất là nhận thức hạn chế. Nhưng cũng thật tốt khi mọi người muốn xem xét mọi thứ thận trọng”, tiến sĩ Trischler nói. Ông cũng chỉ ra rằng, các phát minh công nghệ có thể gây ra cả mối lo ngại, hoảng sợ đến mức cực đoan có thể được nhìn thấy trong ví dụ về đường sắt và điện hạt nhân.
Đường sắt bị xem như quỷ dữ
Khoảng 200 năm sau khi được phát minh, đường sắt là một hình thức vận chuyển hoàn toàn bình thường cho người và hàng hóa trên khắp thế giới và là một phần cấu trúc của xã hội hiện đại. Nhưng trong những ngày đầu, một số người coi đường sắt là công việc của quỷ dữ.
Tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh vào năm 1825. Sau đó, đầu máy hơi nước chạy nhanh, ồn ào và đầy khói khắp châu Âu - kéo theo đó là nỗi sợ hãi về tàu hỏa. Tại Đức thời đó có một thuật ngữ gây sợ hãi với nhiều người, đó là "Eisenbahnkrankheit", tức "say tàu xe.” Điều này được cho là xuất phát từ tốc độ lên đến 30 km/giờ - được coi là rất nhanh ở thời điểm đó - và cảm giác rung lắc đến chóng mặt khi ngồi trong toa xe lửa.
Hình minh họa chuyến tàu hỏa đầu tiên của nhân loại ra mắt ở Anh năm 1825. Ảnh: DW
Tại châu Âu, ngay cả khi mạng lưới đường sắt phát triển khắp nước Anh thời Victoria, sự chế giễu đối với phương thức vận chuyển này vẫn mạnh mẽ, bằng chứng là các bức tranh biếm họa châm biếm và các báo cáo minh họa rất tiêu cực của cảnh sát về các sự cố liên quan đến tàu hỏa.
Nhà nghiên cứu người Đức, Trischler cho biết những phản ứng này là "hoàn toàn có thể hiểu được". Những tiến bộ công nghệ thường làm dấy lên nỗi sợ hãi khiến mọi người phản ứng với những tiên lượng và sự lo lắng theo cách nghiêm trọng hóa vấn đề. "Xét cho cùng, cái mới khơi dậy sự tò mò và dễ trở thành nghi ngại. Công nghệ về cơ bản luôn gắn liền với cảm xúc”, tiến sĩ Trischler giải thích.
Sợ năng lượng nguyên tử trở thành thảm họa
Nhưng không phải mọi phát minh đều ngay lập tức gợi lên những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, khi năng lượng hạt nhân mới xuất hiện, thái độ của công chúng khá tích cực. Lò phản ứng với mục đích nghiên cứu đầu tiên của Đức được xây dựng ở Munich vào năm 1957, và 4 năm sau, năng lượng hạt nhân đã bắt đầu được hòa vào lưới điện quốc gia.
Vào những năm 1960, năng lượng nguyên tử được coi là một giải pháp thay thế sạch và rẻ cho dầu mỏ và than đá, đồng thời khuyến khích hy vọng về một sự phát triển công nghiệp mới. Song những tiếng nói chỉ trích đầu tiên lớn lên ở Đức vào năm 1975, khi công trường xây dựng một nhà máy hạt nhân bị người biểu tình chiếm đóng. Các nhà đấu tranh môi trường tại Đức cảnh báo về biến đổi khí hậu, suy giảm nước ngầm (do lò phản ứng cần rất nhiều nước làm mát) và các vấn đề an ninh có thể xảy ra liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân.
Năng lượng hạt nhân vẫn bị phản đối cho tới tận ngày nay. Ảnh: Bloomberg
Phong trào chống điện hạt nhân phát triển nhanh chóng nhờ nỗi sợ hãi sau những sự cố như vụ cháy một phần lò phản ứng tại Three Mile Island, bang Pennsylvania (Mỹ) năm 1979 và thảm họa ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ, nay là Ukraine) năm 1986. Năng lượng hạt nhân là chủ đề tranh luận trong nhiều thập kỷ, cho đến khi thảm họa tại Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011 đã dẫn đến việc nhiều nước quyết định loại bỏ điện hạt nhân vĩnh viễn hoặc không dám lắp đặt mới.
Trong khi ở một số nơi trên thế giới, năng lượng hạt nhân vẫn được coi là một giải pháp thay thế tốt cho nhiên liệu hóa thạch, thì ở các quốc gia khác, nó gợi lên sự lo lắng gần như hiện hữu. “Khi chúng ta nghĩ về lý do tại sao mọi người quan tâm đến năng lượng hạt nhân, chúng ta có thể chỉ ra câu hỏi về chất thải hạt nhân, đến Chernobyl hoặc Fukushima. Dù là các sự cố do con người tạo ra hoặc do thảm họa thiên nhiên thì nó luôn trở thành động lực cho chủ nghĩa hoài nghi công nghệ”, tiến sĩ Valter nói.
Đến nỗi sợ máy móc kiểm soát con người
Ranh giới giữa thiện chí và hoài nghi, ủng hộ và bác bỏ có thể trở nên mong manh như thế nào, được minh họa bằng cuộc tranh luận hiện tại về AI. Nhà khoa học máy tính và nhận thức người Mỹ John McCarthy đã đặt ra cụm từ "trí tuệ nhân tạo" vào năm 1956 để mô tả một ngành khoa học máy tính với mục tiêu là tạo ra những cỗ máy có khả năng trí tuệ giống như con người.
Sau nhiều thập kỷ phát triển, gần đây cuộc tranh luận về chủ đề AI đã tập trung vào chatbot ChatGPT, một ứng dụng AI được phát hành vào tháng 11 năm 2022 và ngay lập tức gây ra tranh cãi . Vào tháng 3 , Ý đã phản ứng bằng cách trở thành quốc gia đầu tiên chặn phần mềm này, ít nhất là tạm thời. ChatGPT hiện được cho phép hoạt động trở lại tại Ý, nhưng chỉ sau khi nhà phát triển ứng dụng này cam kết làm rõ các vấn đề về dữ liệu người dùng với chính phủ Ý.
Mặc dù AI hứa hẹn nhiều lợi ích - chẳng hạn như cải thiện chăm sóc sức khỏe hoặc tăng cường an toàn đường bộ - cũng có rất nhiều chỉ trích về công nghệ này. Nỗi sợ hãi dường như chạy theo hai hướng: Một số lo lắng về khả năng bị lạm dụng, giả mạo hoặc thông tin sai lệch cũng như về tương lai nghề nghiệp và tài sản trí tuệ của họ, trong khi những người khác lo sợ về những phát triển kỹ thuật trong tương lai có thể dần dần mang lại cho AI nhiều quyền lực hơn và dẫn đến máy móc kiểm soát con người.
Nhưng theo tiến sĩ Trischler, những nghi ngại về AI nói chung bắt nguồn từ sự phức tạp của công nghệ này chứ không phải cảm xúc mơ hồ. “Những câu hỏi về tác động thực sự của AI đối với nghề nghiệp của một người là những mối quan tâm hợp lý chứ không phải là nỗi sợ hãi bao trùm về máy móc”, ông Trischler nói. “Những dự đoán rằng AI tới một lúc nào đó sẽ khiến mọi nỗ lực sáng tạo của con người trở nên thừa thãi và máy móc sẽ chiếm lĩnh thế giới, là có cơ sở”.
(CLO) Hiện các đơn vị liên quan đang phối hợp thực hiện 21 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đưa vào khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
(CLO) Số liệu từ Vụ Kế hoạch - Tài chính, tới ngày 31/3, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng (đạt gần 10% kế hoạch) cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.
(CLO) Rạng sáng 2/4 (giờ Việt Nam), Bukayo Saka thi đấu xuất sắc với bàn thắng quan trọng góp phần giúp Arsenal giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trước Fulham. Thắng lợi này giúp Arsenal có được 61 điểm, rút ngắn khoảng cách với đội đầu bảng Liverpool xuống còn 9 điểm, nhưng đã thi đấu nhiều hơn một trận.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.