Nhộn nhịp Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2019

Thứ bảy, 16/02/2019 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (16/2) Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2019 chính thức bắt đầu tại tại Hồ Tây (khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng và trục đường Thanh Niên - Nguyễn Đình Thi) thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách.

Các vận động viên tham gia thi đấu (Ảnh Hồng Nụ)

Các vận động viên tham gia thi đấu (Ảnh Hồng Nụ)

Cuộc thi tài bắt đầu từ 9h sáng ngày 16/2 với sự góp mặt của hơn 700 vận động viên thuộc 34 đoàn với tổng cộng 43 đội tham dự, gồm 12 đội nam, 6 đội nữ thuộc nhóm thi đấu chuyên nghiệp; 9 đội nam, 6 đội nữ thuộc nhóm phong trào; 10 đội hỗn hợp nam - nữ đến từ các đại sứ quán, tổ chức và doanh nghiệp. Đặc biệt, giải năm nay thu hút sự tham gia của 4 đoàn quốc tế, gồm Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và Lào.

Có 12 tỉnh, thành phố cử đội tuyển tham gia thi đấu gồm: Quảng Bình, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bình Thuận, Quảng Trị, Bến Tre, Hưng Yên và Hải Phòng.

Nhóm phong trào gồm 9 quận, huyện với 9 đội nam, 6 đội nữ đến từ các quận, huyện: Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thanh Trì, Ứng Hòa.

Toàn cảnh Lễ hội Bơi chải thuyền rồng trên mặt nước Hồ Tây (Ảnh Hồng Nụ)

Toàn cảnh Lễ hội Bơi chải thuyền rồng trên mặt nước Hồ Tây (Ảnh Hồng Nụ)

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đua thuyền Hồ Tây Nguyễn Võ Hưng cho biết: “Năm nay quy mô Lễ Hội lớn hơn nhiều so với năm ngoái. Năm 2018 tham dự cuộc thi chỉ có các đội quận huyện ở Hà Nội, một số tỉnh thành phía Bắc nhưng năm nay đã có sự tham gia của  các đội miền Nam, miền Trung và quốc tế. Đặc biệt ngoài các đội chuyên nghiệp còn có các đội phong trào, các đội doanh nghiệp tham dự. Theo tôi đó là điểm rất là mới của Lễ hội bơi chải thuyền rồng năm nay.”

Đánh giá thực lực của các đội ông Hưng cho biết thêm: “Nhìn vào kỹ thuật hôm nay, sự thể hiện năng lực của các đội chưa được rõ ràng. Dường như các đội nước ngoài chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạng thi đấu phải quay đầu thuyền ở vị trí phao tiêu, vì vậy họ phải giảm tốc độ khi quay đầu thuyển, điều đấy làm họ bị lỡ nhịp. Ngày hôm nay các đội chuyên nghiệp chưa thể hiện hết khả năng của mình.”

Các đội thi nhận được sự cổ động mãnh liệt của các cổ động viên (Ảnh Hồng Nụ)

Các đội thi nhận được sự cổ động mãnh liệt của các cổ động viên (Ảnh Hồng Nụ)

Trên mặt nước Hồ Tây được trang bị 9 thuyền rồng phục vụ thi đấu. Mỗi lượt thi đấu sẽ có ba đội tham gia tranh hạng nhất, nhì, ba. Hai đội giành giải nhất, nhì ở mỗi lượt đấu sẽ đi thẳng vào vòng bán kết. Còn lại những đội xếp hạng ba sẽ tiếp tục thi đấu giành vé vào bán kết.

Cô Nguyễn Thị Hương, Đại diện cổ động viên đội nam phong trào Hoàng Mai chia sẻ: “Trước khi diễn ra lễ hội, từ Rằm tháng 8, đội tuyển bắt đầu tập luyện. Mỗi buổi chiều, các thành viên đều có mặt để tập luyện, cuối cùng chọn ra 16 tay đua để tham dự thi”. Được biết đội Hoàng Mai đã giành chiến thắng chung cuộc trong Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội năm 2018..

Phan Văn Dũng, thành viên đội nữ chuyên nghiệp Quảng Trị chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên đội tuyển Quảng Thị tham gia Lễ Lễ hội Bơi chải thuyền rồng Hà Nội. Không khí hôm nay rất vui, nhộn nhịp và tự hào.”

Hồng Nụ

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa