(CLO) Việc phân phối thực phẩm, các dịch vụ y tế và nhiều hoạt động nhân đạo khác đã bị đình chệ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và cắt giảm ngân sách của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
Các dự án nước sạch ở nhiều nước
USAID hỗ trợ hàng trăm dự án về an ninh nguồn nước tại Jordan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Hiện có khoảng 4 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nước uống an toàn.
“Nếu không có những chương trình đó, động vật chết, người chết, người phải di dời”, Evan Thomas, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Đại học Colorado ở Boulder, nhận định.
Ông tham gia một dự án tại Kenya, nơi hơn 1 triệu người được tiếp cận nước sạch nhờ 200 máy bơm nước ngầm sâu do USAID tài trợ một phần. Hiện tại, chương trình không thể thanh toán cho các hợp đồng bảo trì và sửa chữa máy bơm. "Toàn bộ chương trình đó hiện có nguy cơ sụp đổ", ông nói.
"Khi người dân không có nước, gia súc của họ chết, họ rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này tạo cơ hội cho các lực lượng dân quân lợi dụng để tuyển mộ", Thomas cảnh báo, đề cập đến ảnh hưởng ngày càng tăng của nhóm khủng bố Al-Shabaab tại Kenya. “Làm suy yếu khả năng tiếp cận thực phẩm, nước và thuốc men trên toàn cầu sẽ không giúp nước Mỹ an toàn hơn”.
"Mọi người không chỉ ngồi yên và chết khát. Họ sẽ di cư. Và điều đó sẽ làm gia tăng áp lực di cư trên toàn thế giới", ông nói thêm.
Tại các khu vực khác của Kenya, những dự án do USAID tài trợ nhằm cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS cũng đang bị gián đoạn.
Các chương trình cung cấp thực phẩm ở Sudan
Jeremy Konyndyk, Chủ tịch Refugees International và cựu quan chức USAID, cho biết các bếp ăn do Hoa Kỳ tài trợ tại Sudan đã buộc phải đóng cửa.
Thông tin này được đưa ra khi Liên hợp quốc báo cáo rằng hàng triệu gia đình, trong đó nhiều người đã phải di dời, đang phải đối mặt với tình trạng đói kém nghiêm trọng do xung đột kéo dài tại quốc gia này.
“Rất nhiều người di dời và nhiều người khác đang phải chịu đói kém cùng các cuộc khủng hoảng khác. Họ có thể bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí tử vong”, Konyndyk cảnh báo, đồng thời nhấn mạnh tác động sâu rộng đối với người tị nạn tại Sudan, Syria và Gaza.
Hệ thống giám sát nạn đói toàn cầu FEWSNET của Hoa Kỳ, được sử dụng để theo dõi tình hình đói kém trên toàn thế giới, cũng đã bị ngừng hoạt động do chính quyền Trump đóng băng viện trợ.
Jamie Munn, giám đốc điều hành Hội đồng các cơ quan tình nguyện quốc tế, nhận định rằng: "USAID là nền tảng của các sáng kiến cứu sinh tại những khu vực chịu đói kém như Ethiopia, Somalia và Sudan. Tuy nhiên, việc đóng băng nguồn tài trợ đã khiến hàng triệu người mất đi các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, nước sạch và nơi trú ẩn".
Sốt rét có thể trở nên phổ biến hơn
USAID dẫn đầu một chương trình kiểm soát và loại trừ sốt rét tại 24 quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm Mali, nơi căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Cơ quan này tài trợ thuốc chống sốt rét, bộ xét nghiệm và màn chống muỗi tẩm thuốc trừ sâu, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và cứu sống nhiều người.
Sốt rét vẫn cướp đi khoảng 600.000 sinh mạng mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới năm tuổi. Tuy nhiên, nhờ Sáng kiến chống sốt rét của Tổng thống Hoa Kỳ do USAID điều hành, tỷ lệ tử vong đã giảm một nửa kể từ khi chương trình được triển khai năm 2006.
Afghanistan đối mặt hậu quả nghiêm trọng
Một nguồn tin cho biết các chương trình viện trợ cứu sinh cho 145.000 phụ nữ dễ bị tổn thương ở Afghanistan đã bị đóng băng. Những chương trình này cung cấp nhà an toàn, tư vấn sức khỏe tâm thần, chăm sóc y tế và đào tạo nghề trong bối cảnh Taliban ngày càng siết chặt kiểm soát đối với phụ nữ.
Trong khi đó, hơn 6 triệu người Afghanistan chỉ sống cầm cự bằng "bánh mì và trà", theo Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Afghanistan, Hsiao-Wei Lee. Theo Liên hợp quốc, năm ngoái, Hoa Kỳ đóng góp 54% ngân sách tài trợ cho WFP tại Afghanistan.
Viện trợ cho Ukraine bị gián đoạn
USAID tài trợ cho hệ thống sưởi ấm dự phòng tại 14 khu vực của Ukraine, giúp trường học và bệnh viện hoạt động trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, tài khoản chính thức của USAID Ukraine trên mạng xã hội X hiện đã ngừng cập nhật.
Cơ quan này cũng hỗ trợ cung cấp thiết bị cho công nhân năng lượng, như tại thành phố Odessa, nơi gần đây bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công lớn vào hệ thống điện.
Theo các tổ chức phi lợi nhuận tại Ukraine, nguồn tài trợ cho các chương trình an ninh lương thực và phục hồi chức năng cho cựu chiến binh cũng đã bị đình trệ.
USAID cũng tài trợ cho các chương trình giúp hàng nghìn trẻ em tiếp tục đến trường và hỗ trợ các em bị ảnh hưởng tâm lý bởi chiến tranh. Ngoài ra, USAID còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan truyền thông Ukraine.
"Các khoản tài trợ này đã trở thành trụ cột giúp các cơ quan truyền thông duy trì hoạt động, trong bối cảnh thị trường quảng cáo chưa thể phục hồi...", Ủy ban Chính sách Nhân đạo và Thông tin của Quốc hội Ukraine cho biết tuần trước.
Mất ổn định biên giới Venezuela - Colombia
Tại Colombia, USAID điều hành nhiều chương trình quan trọng, bao gồm chống ma túy, hỗ trợ lương thực khẩn cấp và bảo vệ rừng.
Các tổ chức làm việc tại thực địa bày tỏ lo ngại về việc cắt giảm viện trợ đột ngột, đặc biệt khi quốc gia này đang đối mặt với tình trạng bạo lực gia tăng và khủng hoảng nhân đạo tại Catatumbo - một khu vực chiến lược trong sản xuất ma túy.
Các nhân viên cứu trợ phi chính phủ tại Mỹ Latinh đã lập danh sách các dự án USAID được thiết kế để chống lại tình trạng nhập cư và ảnh hưởng của các băng nhóm tội phạm. Tuy nhiên, các chương trình này hiện đã bị đình chỉ tại Colombia, El Salvador, Guatemala và Honduras.
Mỹ tài trợ 47% viện trợ nhân đạo toàn cầu
Tác động của việc đóng băng viện trợ không chỉ giới hạn trong một số quốc gia, mà còn có thể gây ảnh hưởng trên toàn cầu.
"Tôi nghĩ toàn bộ hệ thống nhân đạo có thể sụp đổ vì chúng tôi tài trợ khoảng 40% trong số đó", một viên chức USAID cho biết. Theo Liên hợp quốc, Hoa Kỳ đóng góp khoảng 47% tổng viện trợ nhân đạo toàn cầu.
Mặc dù USAID chỉ chiếm chưa đến 1% ngân sách liên bang Hoa Kỳ, nhưng tổ chức được thành lập vào năm 1961 này là nhà cung cấp viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới.
(CLO) Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị chọn kịch bản CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024 để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện. Đồng thời, yêu cầu các bộ ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kịch bản điều hành giá của mặt hàng quản lý theo từng quý, gửi cho Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ các biện pháp điều hành khả thi nhất.
(CLO) Sau những ngày vàng tăng giá liên tục, đến chiều nay (6/2), giá vàng đã bắt đầu giảm. Với tâm lý lo ngại sau ngày vía Thần Tài vàng sẽ giảm tiếp, nhiều người dân đã xếp hàng chờ đợi tại tiệm vàng để bán.
(CLO) Ngày 6/2, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam Phan Tấn Sơn (SN 1980, trú tại xã Hòa Thành, TP Cà Mau) để điều tra về hành vi "giết người".
(CLO) Ngày 6/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, vừa phối hợp Công an tỉnh Bến Tre bắt giữ Trần Nguyễn Hữu Thắng (SN 1999) và Nguyễn Chí Linh (SN 2002, cùng trú tại huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người.
(CLO) Nằm ẩn mình giữa những dãy núi trùng điệp, bao quanh là rừng thông xanh ngát, chùa Địa Tạng Phi Lai (Hà Nam) hiện lên như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, luôn thu hút đông đảo giới trẻ đến check-in vào mỗi dịp đầu xuân.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 7/2, không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, trời chuyển rét đậm. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa rải rác. Vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá, có nơi dưới 3 độ.
(CLO) Ngày 06/2/2025 (tức ngày 9/1 âm lịch) là ngày đầu tiên mở "cổng trời" Am Tiên, hàng nghìn du khách đã trở về cõi thiêng này để cầu mong sức khỏe, may mắn, bình an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
(CLO) Ngày 6/2, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Động Tiên - Chợ quê năm 2025. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa - tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của đồng bào các dân tộc huyện Hàm Yên mà còn là dịp để khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất nơi đây.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến dư luận dậy sóng khi tuyên bố Mỹ sẽ "tiếp quản" và "sở hữu" Dải Gaza, đồng thời muốn đẩy người dân Palestine đến các quốc gia lân cận.
(CLO) Đã thành thông lệ, vào mùng 9 Tết Âm lịch hàng năm, Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội) lại được tổ chức thu hút hàng nghìn người dân và khách thập phương tới tham dự. Điểm nhấn đặc sắc của Lễ hội chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” đầy ấn tượng.
(CLO) Lần đầu tiên phim của Trấn Thành không còn độc chiếm rạp chiếu khi "Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang tăng tốc với số suất chiếu và lượng vé bán ra trong ngày chính thức vượt qua đối thủ.
(CLO) Toyota vừa thông báo sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện (EV) tại Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm phát triển mẫu xe điện hoàn toàn mới dưới thương hiệu Lexus.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% cho Hà Nội, 8,5% cho TP. HCM; Chủ tịch Phan Văn Mãi: Mong các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào Thủ Đức; Áp dụng Nghị định 168, vi phạm giao thông giảm hơn 48.000 trường hợp…
(CLO) Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, các nước này lập tức có động thái đáp trả. Điều này cho thấy cuộc chiến thuế quan đang bước vào giai đoạn căng thẳng ngay từ những ngày đầu của chính quyền Trump 2.0.
(CLO) Vào thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump đã áp thuế quan cao đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Trung Quốc và Mexico, viện dẫn tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến dòng chảy fentanyl và người nhập cư không có giấy tờ vào nước này.
(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
(NB&CL) Trật tự địa chính trị toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc với sự trỗi dậy của các tập hợp lực lượng mới, có khả năng dịch chuyển cán cân quyền lực. Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ tạo ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đến phần còn lại của thế giới.
(NB&CL) Đông Nam Á đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi cơ cấu quyền lực toàn cầu chuyển từ đơn cực sang đa cực, được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trên trường quốc tế, nhưng sự thống trị của quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, dẫn đến một trật tự toàn cầu ngày càng phân mảnh và cạnh tranh hơn.
(NB&CL) Trong kỷ nguyên được định hình bởi toàn cầu hóa nhanh chóng và động lực quyền lực thay đổi, khối BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã nổi lên như một thế lực quan trọng trên trường quốc tế. Với số lượng thành viên ngày càng mở rộng, BRICS không còn chỉ là một khối kinh tế mà còn đang trở thành “kiến trúc sư” chính của một trật tự thế giới mới, thách thức sự thống trị lâu đời của các cường quốc phương Tây.
(NB&CL) Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình. Đây cũng sẽ là năm mà chủ nghĩa đa phương, nền tảng cơ bản của hòa bình quốc tế, được kỳ vọng sẽ phát triển. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, các quốc gia mới có thể chống lại sự chia rẽ và khủng hoảng ngày càng sâu sắc.
(NB&CL) Một trong những kỳ vọng lớn của thế giới khi bước vào năm 2025 chính là hàng chục cam kết trong “Hiệp ước cho tương lai” - văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9/2024. Nó được kỳ vọng sẽ chuyển hóa thành hành động mạnh mẽ, tạo ra bước đột phá cho chủ nghĩa đa phương và hòa bình chung của thế giới.
(NB&CL) Thế giới tất nhiên không thay đổi chỉ sau một đêm. Xu hướng đa cực, đa phương là một quá trình dài và là sự kết nối của nhiều mắt xích. Tuy nhiên, đến lúc này, cục diện mới đó của thế giới đang dần hình thành. Nó được xem là nằm trong dòng chảy của lịch sử, phản ánh quy luật khách quan và nhu cầu của nhân loại.