(CLO) Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh, Hồ Xuân Hương là nhà hoạt động vì bình đẳng giới, những tư tưởng của bà mãi về sau trở thành những tư tưởng, nguyên tắc của UNESCO sau này. Việc tổ chức hội thảo cũng là cơ hội để xúc tiến, quảng bá di sản của bà trên toàn thế giới.
Ngày 3/12, tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822) - Danh nhân văn hoá và giá trị di sản.
Chủ trì Hội thảo có các ông: TS. Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; PGS.TS Biện Minh Điền - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Vinh; PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH.
Tham dự hội thảo có ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành; các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đại diện dòng họ Hồ.
Tôn vinh và bảo vệ, phát huy di sản văn hóa gắn với Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 - 1822), là con của ông Hồ Phi Diễn, thuộc dòng dõi họ Hồ Phi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu - dòng họ có truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt cao, là những bậc trí thức đương thời. Quê hương xứ Nghệ, quê hương làng Quỳnh đã góp phần hun đúc nên một Hồ Xuân Hương vừa lãng mạn, tài hoa, vừa mạnh mẽ, khí phách.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, được tôn vinh “Bà chúa thơ Nôm” với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới. Thơ Hồ Xuân Hương thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân bản sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người, mà trước hết là bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ ở Việt Nam.
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Văn bản 211 EX/30.INF, Quyết định số 211 EX của Hội đồng Chấp hành và Nghị quyết số 41C/15 (Nghị quyết số 41C/52): UNESCO vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772 - 1822) Nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam vào năm 2022 (với sự hỗ trợ của Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan).
Nghị quyết 41C/15 của UNESCO đã xác định 7 điểm cốt lõi về danh nhân Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người - con người với tư cách là những thực thể tồn tại trên mặt đất với mọi nhu cầu, khát vọng sống trần thế; Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn hóa - thẩm mỹ đặc biệt với hệ thống quan niệm độc đáo qua các tác phẩm thi ca;
Hồ Xuân Hương có đóng góp lớn cho nữ quyền, cho sự bình đẳng của phụ nữ; Di sản của Hồ Xuân không chỉ là thơ ca, mà còn là hệ ứng xử - tinh thần - ý thức vì một sự tiến bộ tốt đẹp; Hồ Xuân Hương không chỉ đấu tranh, bảo vệ mà còn có ý thức cảnh báo, phê phán, chống lại, phủ định những gì ngăn cản sự tiến bộ của con người; Hồ Xuân Hương và di sản của bà có sức sống mãnh liệt, có sức lan tỏa, truyền cảm hứng đến nhiều dân tộc, nhiều quốc gia; Tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã được giới nghiên cứu nhiều nước thừa nhận và dịch sang tiếng nước mình.
Hội thảo khoa học quốc tế là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động vinh danh và kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đồng thời nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam khi trình hồ sơ lên UNESCO để cùng tôn vinh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh, 200 năm năm mất Danh nhân Hồ Xuân Hương.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong thời đại ngày nay
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, trải qua hơn 200 năm xuất hiện trên văn đàn, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương vẫn là một hiện tượng văn học tài năng nhưng ẩn chứa rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Phong cách với cá tính sáng tạo độc đáo của Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ còn là vấn đề hấp dẫn cho những công trình nghiên cứu trong tương lai.
Với tấm lòng yêu mến Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tâm huyết với việc tôn vinh và bảo vệ, phát huy di sản văn hóa gắn với Nữ sĩ, hội thảo được kỳ vọng sẽ tổng hợp, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về tầm vóc Nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong lịch sử văn học Việt Nam và thế giới, đồng thời có thêm nhiều phát hiện mới, có giá trị về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân, cũng như đề xuất thêm nhiều ý tưởng, sáng kiến hay giúp tỉnh Nghệ An bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương trên quê hương bà.
Tại hội thảo, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tập trung tham luận, làm rõ vị thế, tầm vóc và lịch sử tiếp nhận, chuyển ngữ (dịch thuật) Hồ Xuân Hương; Vấn đề thân thế, quê hương và thời đại Hồ Xuân Hương; Hồ Xuân Hương trong các mối liên hệ với văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực và văn hóa nhân loại; Những vấn đề về thi pháp, phong cách nghệ thuật và sức hấp dẫn, lan toả của thơ Hồ Xuân Hương...
Phân tích, làm rõ vị thế của thơ Hồ Xuân Hương trong truyền thống văn học thế giới, GS.TS.NGND Trần Đình Sử cho rằng, thơ của bà thể hiện một tư tưởng nhân văn/nhân bản mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người; tạo thành hiện tượng đột xuất của giai đoạn thứ ba trong việc biểu hiện nội dung sắc dục trong truyện Nôm và thơ Nôm.
Là người dịch thơ Hồ Xuân Hương ra tiếng Slovakia, bà Eva Antoshchenko Muckova - Nhà thơ, dịch giả nước Cộng hòa Slovakia cho biết, trong những câu thơ của bà có âm điệu gợi tình, đầy châm biếm và mỉa mai; hay trong những bài thơ trữ tình, nữ thi sĩ đã để lại một kho tàng văn học cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX thăng hoa, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Còn bà Lady Borton - Nhà văn, Nhà nghiên cứu, dịch giả đến từ nước Mỹ cho rằng, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng khác thường, phi thường. Và cũng như mọi nhà thơ khác, bà là một hiện tượng độc nhất vô nhị. Nhưng bà không đơn độc vì cuộc đời và sự nghiệp thi ca của bà hẳn đã neo vào dòng phả hệ những nữ thi sĩ Việt Nam tiêu biểu như là những người thầy.
Đi sâu làm rõ biểu tượng nữ và nữ quyền trong thơ Hồ Xuân Hương từ góc nhìn ký hiệu học, PGS.TS. Đinh Hồng Hải - Hiệp hội Ký hiệu học châu Á, Hiệp hội Ký hiệu học Quốc tế cho rằng, thơ Hồ Xuân Hương là sự phản kháng tuyệt vời bằng ngòi bút, thông qua tài năng văn chương xuất chúng của bà, chứ không phải bằng sự nổi loạn của tự do tình dục như thập kỷ 60 của thế kỷ XX hay ăn mặc hở hang - khêu gợi của thế kỷ XXI.
Phát biểu tại hội thảo, ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh, Hồ Xuân Hương là nhà hoạt động vì bình đẳng giới, những tư tưởng của bà mãi về sau trở thành những tư tưởng, nguyên tắc của UNESCO sau này. Việc tổ chức hội thảo cũng là cơ hội để xúc tiến, quảng bá di sản của bà trên toàn thế giới.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS Biện Minh Điền - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Vinh khẳng định, Hội thảo đã đạt được mục đích, mục tiêu đề ra và thành công tốt đẹp. Hội thảo đã khởi tạo bầu không khí mới trong công tác nghiên cứu Hồ Xuân Hương, đề xuất những dự án mới phát huy giá trị Hồ Xuân Hương trong thời đại ngày nay.
Hội thảo cũng đã làm rõ được những vấn đề khái quát lịch sử tiếp nhận, chuyển ngữ Hồ Xuân Hương; về thân thế, quê hương và thời đại Hồ Xuân Hương; về thi pháp và phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương và về tiếp cận Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hoá và giá trị di sản.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.