Những vấn đề về Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Thứ năm, 16/08/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 16/8/2018, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Những vấn đề về Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.

Sự kiện: Đông Nhi

Tham dự Hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp lý, Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao; đồng chí Nguyễn Anh Vũ, Phó Bí thư Đảng ủy Cục HHVN; đồng chí Nguyễn Chu Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Cục HHVN; các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cục HHVN; Bí thư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thuộc Đảng bộ, chi bộ của Cục Hàng hải Việt Nam.

Báo Công luận
Đồng chí Nguyễn Chu Giang phát biểu tại hội nghị 
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Chu Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Cục HHVN nhấn mạnh: “Việt Nam là một quốc gia biển, với đường bờ biển dài trên 3.260km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cả nước có 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số nước ta sinh sống tại các tỉnh, thành phố ven biển. Vùng biển nước ta có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo, thềm lục địa có vị trí chiến lược quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và sự phát triển phồn vinh của đất nước.

Vùng biển Việt Nam nằm trên con đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Biển Việt Nam có tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên biển và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển, đảo. Vì thế, vươn ra biển, làm giàu từ biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển; tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Báo Công luận
Việt Nam luôn tôn trọng Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 
Có thể thấy, biển, đảo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo. Những năm qua, công tác tuyên truyền biển, đảo đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. 

Đồng chí Nguyễn Chu Giang cũng nhấn mạnh, công tác tuyên truyền biển, đảo cũng đã được Cục Hàng hải Việt Nam, bám sát chức năng, nhiệm vụ, chú trọng triển khai thực hiện với các hình thức, nội dung phong phú, thông tin đến nhiều đối tượng và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong thời kỳ mới, nhất là trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông trong thời gian gần đây thì công tác tuyên truyền về biển, đảo cần phải được tăng cường hơn nữa và không ngừng đổi mới nội dung lẫn hình thức, thông tin tuyên truyền, trong đó, nhấn mạnh các thông tin tuyên truyền cần khách quan, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Cũng tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp lý trình bày chế độ pháp lý các vùng biển theo quy định của Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. TS. Nguyễn Đăng Thắng cũng cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề yêu sách biển; phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông; “đường chữ U nét liền”, yêu sách “Tứ Sa” ...

Nam Phong

Tin khác

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

Lào Cai: Sáng sớm nay, mưa đá lớn bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý

(CLO) Theo Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai, trận mưa đá bất ngờ trút xuống vùng cao Y Tý kéo dài khoảng 5 phút, đường kính trung bình từ 1- 2cm đã gây nhiều thiệt hại cho cây ăn quả đặc sản ôn đới ở đây.

Đời sống
Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà 'bất ngờ' bị đá rơi vào

Thanh Hóa: Hàng chục ngôi nhà "bất ngờ" bị đá rơi vào

(CLO) Hàng chục ngôi nhà ở khu vực mỏ đá núi Bền, thôn 9, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa bị đá văng vào gây thiệt hại nhiều vật dụng, cây cối, mái ngói,...

Đời sống
TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

TP HCM giới thiệu 400 món ăn đặc sắc đến du khách trong và ngoài nước

(CLO) Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 nhằm mục tiêu kích cầu du lịch nội địa, đa dạng hóa sản phẩm du lịch TP HCM và phát huy văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đời sống
Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống