COP29: Những phản ứng sau khi thỏa thuận tài chính khí hậu đạt được
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
Theo dõi báo trên:
Những tiên đoán về ngày tiếp quản Thủ đô
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ, từ đầu thế kỷ 19, khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, một trong những quyết định đầu tiên là dời đô từ Hà Nội vào Huế. Đến năm 1945, bắt đầu từ quyết định của Quốc dân Đại hội Tân Trào, khẳng định trong lời Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một lần nữa được xác tín trong Hiến pháp năm 1946, Hà Nội trở lại vị trí xưa gọi là kinh đô, nay là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi chiến sĩ Thủ đô quyết định ra đi vào đêm mùa đông năm 1947, rời Hà Nội và hẹn ngày trở về, đó là một quyết định thiêng liêng, thể hiện sức mạnh và quyết tâm. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, vì vậy, đó cũng là sự quyết tâm của cả dân tộc.
Niềm tin ấy đã được tiên đoán từ rất sớm trong ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác năm 1948, sau chiến dịch thu đông gian khổ năm 1947. Những câu hát quen thuộc mà chúng ta thường nghe: "Trùng trùng quân đi như sóng..." đã trở thành biểu tượng cho những diễn biến sau này, đặc biệt là sự kiện Hà Nội rực rỡ trong âm vang của khúc quân ca chiến thắng.
"Chúng ta đã trải qua một thời kỳ thử thách lớn để bảo vệ nền độc lập và danh xưng Thủ đô. Người dân Thủ đô và cả nước đã tiến hành kháng chiến chống Pháp, đúng như lời thề của những chiến sĩ quyết tử sau 60 ngày đêm chiến đấu, rút lên chiến khu để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Hẹn ngày trở về, và sự kiện lịch sử ấy đã diễn ra đúng như niềm tin mà nhạc sĩ Văn Cao đã khắc họa trong tác phẩm của mình từ năm thứ hai của cuộc kháng chiến. Bài hát thể hiện niềm tin sắt đá và kết quả cuối cùng, khi ngày tiếp quản và giải phóng Thủ đô đã minh chứng cho lời hứa ấy".
Một lần nữa, điều này khẳng định ý chí của người dân Việt Nam, đặc biệt là người Hà Nội, quyết tâm bảo vệ danh xưng của một quốc gia độc lập, Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, như đã được hứa trong bản Tuyên ngôn Độc lập.
Nhà sử học Dương Trung Quốc kể rằng, khi đó ông chỉ là cậu bé bảy, tám tuổi, nhưng đến nay vẫn nhớ rõ một chi tiết rất đáng chú ý: Vào tờ Đặc san số Tết năm Giáp Ngọ 1954, có một bức tranh của họa sĩ Lê Văn Xương (một họa sĩ rất nổi tiếng với các bức tranh về Hà Nội). Lúc đó, họa sĩ đang ở vùng tạm chiến và đã vẽ một trong những bức bìa báo xuân đẹp nhất. Bức tranh mô tả hình ảnh lịch sử của vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng thành Thăng Long vào năm 1789. Đáng chú ý, phía xa trên nền trời có một cột cờ và trên đỉnh có lá cờ đỏ, điều khiến nhiều người rất chú ý.
"Điều đó như một lời tiên đoán, một lời nhắc nhở và kêu gọi ngày trở về. Mọi người có niềm tin rằng sau 8 năm kháng chiến chống Pháp, đoàn quân năm xưa, sau 60 ngày đêm quyết tử, đã rút lên chiến khu và sẽ trở về trong niềm tin chiến thắng. Thực tế đã diễn ra như thế, trước khi chúng ta nổ súng khởi đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Điều này cho thấy niềm tin của người dân Hà Nội luôn hướng về kháng chiến, hướng về tương lai tất yếu là giải phóng Thủ đô, kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi, giải phóng miền Bắc, trong đó có Hà Nội."
Đó là những chi tiết đầy ý nghĩa, thể hiện rõ niềm tin vững chắc của người dân vào chiến thắng tất yếu, vì thế họ đã cống hiến hết sức lực và thậm chí cả mạng sống của mình cho ngày trở về" - Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.
Ký ức tháng 10 lịch sử
Trong ký ức ông Nguyễn Văn Khang (sinh năm 1935), Trưởng ban liên lạc của Đội thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô, thời điểm đó ông được tuyển chọn vào Đội Thanh niên xung phong tiếp quản Hà Nội. Đội gồm gần 400 người, có nhiệm vụ về Hà Nội trước từ khoảng ngày 3 đến 6/10/1954.
Ông Nguyễn Văn Khang kể: "Chúng tôi làm nhiệm vụ 'có một không hai', là tiền trạm tiếp xúc với nhân dân Hà Nội trước khi Đoàn quân tiến về tiếp quản. Lúc bấy giờ, do sự tuyên truyền xuyên tạc của địch, giữa người dân vùng tạm chiếm và quân kháng chiến có nhiều hiểu lầm, nên nhiệm vụ của chúng tôi là tuyên truyền, vận động, giúp người dân thông suốt.
Khi tiếp quản, chúng tôi tháo dỡ những khẩu hiệu phản động, giải thích các chính sách của Chính phủ. Gần 400 thanh niên hàng ngày đi gặp gỡ từng hộ dân, bao gồm công chức, người lao động, quản lý, hành chính cho Pháp, và cả các nhà tư sản, tiểu thương... Nhiều khi đến nhà mà chủ nhà không mở cửa, chúng tôi vẫn kiên trì. Họ hỏi chúng tôi nhiều điều, như có được mặc áo dài không, có tiếp tục buôn bán được không, lương có thay đổi không, có bị trả thù không? Chúng tôi trả lời rằng cuộc sống sẽ không có gì xáo trộn, Chính phủ sẽ duy trì như trước. Sự kiên trì giải thích của chúng tôi đã giúp người dân yên lòng.
Đây là quyết định sáng suốt của Chính phủ, giúp người dân hiểu rõ hơn về quân đội tiếp quản Thủ đô. Ngoài việc giải thích chính sách, chúng tôi còn dạy thanh niên, thiếu nhi hát, cùng đồng bào chuẩn bị khẩu hiệu, cổng chào để đón bộ đội vào ngày 10/10/1954".
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà, chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu, vẫn nhớ rõ ký ức về ngày tham gia giải phóng Thủ đô. Ông kể lại:
"Ngày 10/10/1954, tôi vinh dự đứng trong Đoàn quân Đại thắng tiến về tiếp quản Thủ đô, giữ trọn lời thề 'Nguyện tiến về Hà Nội'. Trong những ngày đầu tiếp quản, nhờ biết ngoại ngữ Anh, Pháp, tôi được giao phụ trách Trại hàng binh Âu, Phi.
Đối với người dân Hà Nội, sau 9 năm kháng chiến bị kìm kẹp dưới ách địch, ngày Giải phóng Thủ đô hơn cả một ngày hội. Đây là ngày giải phóng sau thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm, khi người dân không thể bày tỏ lòng yêu nước công khai. Đến ngày giải phóng, họ được tự do giương cao lá cờ đỏ sao vàng, và bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình.
Về mặt tình cảm, ngày Giải phóng Thủ đô là sợi dây gắn kết giữa các cán bộ quân đội với nhân dân. Nhiều người có gia đình sống trong Hà Nội thời kỳ tạm chiếm, và suốt 9 năm kháng chiến không được gặp nhau. Vì vậy, ngày này còn là ngày đoàn tụ gia đình," ông Nguyễn Tiến Hà xúc động chia sẻ.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Đại diện cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, trong năm 2025 sẽ triển khai xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng hạ tầng khu đất còn lại phía Bắc sân bay và mở rộng nhà ga T1.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc sớm nhất là vào tuần tới, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo với các thành viên trong một email tuần này.
(CLO) Vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiết bị của Công ty TNHH Dong A.
(CLO) Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng đã khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo, gọi đến cho phụ huynh thông báo con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cần tiền để mổ gấp.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Nhiều người yêu thích các dòng xe đến từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu: nhiều mẫu xe “đậm chất Mỹ” lại không thực sự được sản xuất tại Mỹ.
(CLO) Tuyển Việt Nam đã có mặt tại Hàn Quốc để tập huấn chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Tại xứ sở Kim chi, đoàn quân áo đỏ có 3 trận giao hữu với CLB Ulsan Citizen (K-League 3), Deagu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC (K-League 1). Nhưng cả hai đội bóng đang chơi ở K-League 1 nhiều khả năng sẽ không thể tung ra sân đội hình mạnh nhất để đấu tuyển Việt Nam.
(CLO) Một nghiên cứu mới đây về dữ liệu tai nạn giao thông tại Mỹ giai đoạn 2018-2022 đã tiết lộ tỷ lệ tai nạn chết người cao bất thường của Tesla, trong đó Model Y được xếp vào nhóm xe nguy hiểm nhất, làm dấy lên lo ngại về hệ thống tự lái của hãng.
(CLO) Theo dữ liệu của trang batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý 3-2024 so với quý 1-2024.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Ngày 24/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 - 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
(CLO) Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, nêu rõ, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.