(CLO) Nigeria, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi. Nhưng việc thiếu các nhà máy lọc dầu khiến triển vọng của ngành ngày càng lu mờ, buộc nước này phải nhập khẩu nhiên liệu. Giới phân tích cho rằng nước này cần đa dạng hóa nền kinh tế.
Nigeria là một đất nước “khổng lồ” về quy mô dân số và sức mạnh kinh tế. Khoảng 220 triệu người sống ở quốc gia Tây Phi này và đến năm 2050, ước tính sẽ có 375 triệu người.
Riêng vùng Lagos đã có sản lượng kinh tế lớn hơn Kenya. Hơn nữa, Nigeria tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn tất cả các quốc gia Tây Phi khác cộng lại.
Tài xế Nigeria thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu và xếp hàng dài tại các trạm đổ xăng. Ảnh: DW.
Nghèo đói gia tăng và bất ổn xã hội
Bộ máy kinh tế của Nigeria được hỗ trợ bởi nguồn dầu thô dồi dào, được tìm thấy trong các mỏ lớn ở đồng bằng sông Niger. Tuy vậy, bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú, màu mỡ, nền kinh tế nước này vẫn gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn tốc độ tăng dân số; các chuyên gia cảnh báo về tình trạng nghèo đói gia tăng và bất ổn xã hội.
Sản lượng khai thác dầu đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Theo nhà kinh tế người Nigeria Afolabi Olowookere, tỷ trọng doanh thu của ngành dầu mỏ (doanh thu của Chính phủ) đã giảm từ gần 47% trong năm 2017 xuống còn 7,4% ít ỏi trong nửa đầu năm 2022.
Nigeria đã không được hưởng lợi từ sự bùng nổ giá dầu toàn cầu. Do đó, tỷ trọng của ngành dầu mỏ trong GDP của Nigeria cũng gần như giảm một nửa kể từ năm 2010, từ hơn 13% xuống chỉ còn dưới 6%.
Nhà sản xuất dầu thô nhưng nhập khẩu dầu tinh chế
Vấn đề cốt lõi của Nigeria là nước này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu đắt tiền để đáp ứng nhu cầu xăng dầu của mình - mặc dù là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất châu Phi.
Nigeria có tổng cộng bốn nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước, nhưng chúng đã ngày một xuống cấp và ngừng hoạt động do quản lý yếu kém.
Chính phủ nước này đã đổ hàng tỷ đô la vào trợ cấp nhiên liệu hàng năm để giải quyết vấn đề xã hội. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với hoá đơn tăng cao. Thậm chí, thị trường nội địa còn nở rộ nạn buôn lậu xăng rẻ hơn từ các nước láng giềng.
Muazu Magaji, một chuyên gia về tài nguyên dầu mỏ ở Lagos, cho rằng việc các chính trị gia thiếu chiến lược là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình hình kinh tế sa sút này. “Có một thực tế là quốc gia này vẫn chưa chú trọng phát triển tầm nhìn về an ninh năng lượng,” ông Magaji chia sẻ với DW, đồng thời cho biết thêm rằng điều này không chỉ áp dụng cho Chính phủ hiện tại mà còn cho các chế độ trước đó.
Tăng trợ cấp nhiên liệu
Vài ngày trước, Giám đốc điều hành công ty dầu mỏ nhà nước Công ty Dầu khí Quốc gia Nigeria (NNPC), Mele Kyari, cho biết Nigeria sẽ cần khoảng 9,1 tỷ USD (8,5 tỷ euro) để đáp ứng nhu cầu trợ cấp nhiên liệu trong năm nay.
Chi phí trợ cấp nhiên liệu tăng chóng mặt cùng với thiệt hại kinh tế do giá dầu giảm gần đây đã khiến Nigeria chỉ tài trợ ngân sách thông qua khoản vay khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong khi đó, Nigeria đã nhận 5 tỷ đô la được "bơm" từ Ngân hàng Thế giới kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra đã giúp cho nền kinh tế lớn nhất châu Phi không bị sụp đổ.
Nguồn dự trữ ngoại hối eo hẹp
Năm 2018, IMF kêu gọi Nigeria hạn chế nợ gia tăng và đa dạng hóa nền kinh tế để tránh khủng hoảng. Điều này trở nên rõ ràng khi nhìn vào lĩnh vực dầu mỏ. Sản lượng hàng ngày của quốc gia này đạt 1,8 triệu thùng mỗi ngày trước khi xảy ra đại dịch đã giảm mạnh xuống còn khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày.
Nguồn dự trữ ngoại hối của đất nước cũng đang ở trong vùng nguy hiểm. Các chuyên gia tài chính quốc tế cảnh báo, đồng Naira (nội tệ của Nigeria) có thể bị mất giá trị nếu các quỹ giảm xuống dưới mốc 30 tỷ đô la.
Theo nghiên cứu quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới: “Nigeria đang ở trong tình trạng kinh tế khó khăn và tình hình xấu đi”.
Triển vọng kinh tế ảm đạm
Dự kiến, đất nước châu Phi này sẽ còn phải đối mặt với nguồn thu từ thuế giảm, chi phí trợ cấp nhiên liệu tăng và giá dầu giảm khi sản lượng dầu giảm. Thêm vào đó là tỷ lệ lạm phát hơn 20% và triển vọng kinh tế có vẻ không khả quan.
Bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy, tham nhũng tiếp tục làm tê liệt hoạt động kinh tế của Nigeria.
Phần lớn sự thiếu hụt dầu thô và nhiên liệu là do nạn trộm cắp. Các quan chức Chính phủ như Bộ trưởng Tài chính Zainab Ahmed giải thích, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu xăng và dầu diesel là do hành vi trộm cắp nhiên liệu tràn lan. Ngoài ra, vị này nhận định, có những hành động phá hoại đường ống ở đồng bằng sông Niger.
Hy vọng về nhà máy lọc dầu lớn mới
Ngay bên ngoài Lagos, nhà máy lọc dầu Dangote khổng lồ đang được xây dựng. Sau khi đi vào hoạt động, nó sẽ cung cấp đáng tin cậy xăng và dầu diesel cho Nigeria.
Chủ sở hữu nhà máy lọc dầu này là tỷ phú Aliko Dangote, được coi là người giàu nhất châu Phi. Tuy nhiên, việc hoàn thành đã bị trì hoãn trong nhiều năm.
Các nhà phân tích kỳ vọng, với sự đầu tư của khu vực tư nhân sẽ tạo ra một giải pháp thay thế cho các nhà máy lọc dầu của nhà nước. Tổng công suất của bốn nhà máy lọc dầu nhà nước đạt 450.000 thùng/ngày, so với 650.000 thùng/ngày của nhà máy lọc dầu Dangote.
Các chuyên gia từ lâu đã kêu gọi Nigeria tránh xa sự phụ thuộc vào dầu mỏ. “Thật không may, chính sách đa dạng hóa đã diễn ra trong bốn hoặc năm thập kỷ,” ông Magaji nói. “Chúng ta đã nói về những cuộc cách mạng vĩ đại, muốn thúc đẩy lĩnh vực khai khoáng và phát triển nông nghiệp thành một ngành quan trọng, nhưng chúng ta đã không thành công”.
Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari thực sự đã chú trọng nhiều hơn đến phát triển nông nghiệp. Từ một trong những nước nhập khẩu ròng lúa gạo lớn nhất thế giới, đất nước tại “hòn ngọc đen” đã trở thành nước tự cung tự cấp. Nhưng vẫn chưa đủ để xuất khẩu.
Nigeria sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25/2, khi chính phủ tiếp theo cuối cùng cũng có cơ hội thúc đẩy kế hoạch đa dạng hóa kinh tế được yêu cầu từ lâu.
(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 3/2025, tổng số khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai đạt 3.042.190 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng
(CLO) Tối 2/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Công an Hà Nội để thua đáng tiếc với tỷ số 0-1 trước PSM Makassar (Indonesia) ở lượt đi bán kết cúp Đông Nam Á.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Vietnam Airlines kết nối trở lại đồng loạt ba đường bay giữa Việt Nam tới Hong Kong (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Việc khai thác trở lại nhiều đường bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay trong khu vực thể hiện rõ cam kết của Vietnam Airlines trong việc đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngày 1/4/2025, ngân hàng Phương Đông (OCB) đã triển khai tài khoản O-MAX giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% tổng phí dịch vụ tài chính hàng năm và không phát sinh thêm dù tăng số lượng giao dịch hay sử dụng thêm các dịch vụ khác tại OCB.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.