Ninh Bình: Đào tạo khoảng 200 nghìn người có tay nghề cao trong 10 năm

Thứ ba, 27/08/2024 17:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư khóa XI về công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, toàn tỉnh Ninh Bình ước tính đào tạo nghề cho khoảng 200 nghìn người. Dự kiến, đến hết năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 36%.

Ngày 27/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Báo cáo tại hội nghị khẳng định: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và xã hội về đào tạo nhân lực có tay nghề cao ngày càng được nâng lên. Công tác giáo dục nghề nghiệp luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, đạt nhiều kết quả tích cực. Chỉ số về đào tạo lao động trong Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Ninh Bình luôn đạt thứ hạng cao.

Hệ thống chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp từng bước được hoàn thiện, tỉnh Ninh Bình cũng ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, doanh nghiệp có năng lực tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp; ban hành các chính sách để hỗ trợ đào tạo nghề dài hạn cho con em là người Ninh Bình…

ninh binh dao tao khoang 200 nghin nguoi co tay nghe cao trong 10 nam hinh 1

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Đến ngày 30/5/2024, trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 19 cơ sở công lập và 8 cơ sở tư thục. Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo được tăng cường, đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. nghiệp vụ.

Sau 10 năm, toàn tỉnh Ninh Bình ước tính đào tạo nghề cho khoảng 200 nghìn người. Dự kiến, đến hết năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 36%.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành; trong thực hiện cơ chế, chính sách để triển khai các nội dung hoạt động; kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động; kinh nghiệm trong phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo nghề…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất chỉ rõ, bên cạnh những kết quả nổi bật, thực tế vẫn còn một số hạn chế cần có giải pháp khắc phục sớm như: Chất lượng nguồn lao động cơ bản đáp ứng được yêu cầu xã hội nhưng chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế; công tác tuyển sinh của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn…

Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên địa bàn tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội, các huyện, thành phố cần tập trung chỉ đạo thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp đối với công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung, công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao nói riêng; đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội đối với công tác đào tạo nghề chất lượng cao.

Tăng cường gắn kết giữa nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nghề, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp để tăng quy mô, số lượng lao động qua đào tạo phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm của tỉnh;

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội đối với công tác đào tạo nghề;

Biểu dương, khen thưởng, tôn vinh những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế, trao đổi chương trình đào tạo, phối hợp đánh giá chất lượng đào tạo và phát triển thị trường lao động…

Nhân dịp này, 10 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 37 đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

(CLO) Chiều 19/9, đám cháy lớn đã bùng phát tại một xưởng in trên đường Quang Tiến (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với cột khói bốc cao hàng chục mét, thiêu rụi khoảng 400m2 nhà xưởng.

Đời sống
Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

(CLO) Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã nằm trên khu vực phía Nam Lào. Dự báo, mưa lớn vẫn còn tiếp tục ở vùng Thanh Hoá đến Quảng Trị trong đêm nay kéo dài đến hết ngày 20/9, mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Đời sống
Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

(CLO) ​​Khi phát hiện hai người trên xe máy bị cây to đè trúng người, người dân Nghệ An đã tri hô, hỗ trợ chặt cành cây, đưa hai nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 20/9, khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn, có nơi trên 350mm. Dự báo đến ngày 21/9, mưa lớn ở Trung Bộ sẽ giảm dần.

Đời sống
Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống