Ninh Bình: Kiến tạo thể chế và hành động phát triển thành phố di sản cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO

Thứ sáu, 21/06/2024 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn nâng cao tính đoàn kết, chủ động, sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đạt được nhiều kết quả phát triển nổi bật, toàn diện. Với tư duy quản trị rộng mở, quan điểm phát triển bền vững, định hướng phát triển của Đô thị di sản Ninh Bình đang dần hiện hữu.

UBND tỉnh Ninh Bình vừa phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương”.

ninh binh kien tao the che va hanh dong phat trien thanh pho di san co do so huu danh hieu unesco hinh 1

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Báo NB

Hội thảo khoa học nhằm xác định rõ những quan điểm, định hướng chung, từ đó, thúc đẩy việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị để các đô thị di sản giữ được bản sắc, không xung đột với những giá trị của di sản cố đô trong quá trình hiện đại hóa. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị vốn có.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc khẳng định, Hội thảo là cơ hội để Ban Tổ chức được lắng nghe những ý kiến chuyên sâu, khách quan, đa chiều cho định hướng quản lý và phát triển các thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO, kiến tạo thể chế, xác định hành động địa phương cho các thành phố di sản nói chung. Từ đó khơi mở ra cho các đô thị di sản ở Việt Nam những bước đi rõ ràng, vững chắc.

ninh binh kien tao the che va hanh dong phat trien thanh pho di san co do so huu danh hieu unesco hinh 2

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Báo NB

Trong khuôn khổ Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình mong muốn, các nhà quản lý, nhà khoa học và đại biểu quan tâm, cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm như: Làm rõ những vấn đề lý luận về đô thị di sản, với xu hướng tôn trọng đa dạng hóa loại hình đô thị; xây dựng thương hiệu địa phương; phát triển du lịch, kinh tế di sản, công nghiệp văn hóa, tăng trưởng xanh; nhận diện đặc trưng, cấu trúc, chức năng của đô thị di sản và kinh tế di sản;

Định hướng phát triển và những giải pháp để quản lý, phát triển đô thị di sản nói chung và tại Ninh Bình nói riêng, tập trung phát huy các giá trị độc đáo, tiềm năng, lợi thế riêng có, xây dựng hình mẫu kết hợp giữa bảo tồn, phục dựng và phát triển kinh tế di sản, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Đồng thời có kiến nghị cơ chế, chính sách phát triển đô thị di sản...

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, qua hơn 35 năm tham gia Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đến nay Việt Nam đã có 9 di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các di sản thế giới để các di sản này ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế cho cộng đồng nơi có di sản, góp phần cân bằng, bảo vệ môi trường, củng cố hòa bình và an ninh theo hướng phát triển bền vững cho Việt Nam và thế giới.

ninh binh kien tao the che va hanh dong phat trien thanh pho di san co do so huu danh hieu unesco hinh 3

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Báo NB

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cũng nhấn mạnh, hội thảo là cơ hội để góp thêm tiếng nói, kinh nghiệm, trí tuệ của các nhà khoa học, nhà quản lý không chỉ của Việt Nam mà còn cả cộng đồng quốc tế cho công tác quản lý bảo tồn di sản UNESCO, với mục tiêu kết nối các thành phố sở hữu di sản thế giới ở Việt Nam với các thành phố di sản.

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho biết, là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời, trong nhiều năm qua, các giá trị văn hóa, lịch sử trong đô thị Việt Nam đã và đang được thực hiện bảo tồn một cách đồng bộ. Tuy nhiên, nhiều loại hình quy hoạch ở các cấp độ khác nhau đã được lập với mục tiêu bảo tồn, nhưng còn thiếu đồng bộ và hiệu lực pháp lý còn hạn chế.

Đối với quy hoạch xây dựng đô thị, trên phạm vi toàn quốc, hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn đã và đang được lập nhưng mới chú trọng và tập trung vào mục đích phục vụ quản lý đầu tư xây dựng phát triển đô thị, còn các tiêu chí đánh giá, nhận diện và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử mới chỉ được nêu chung chung, trong khi để các đô thị có bản sắc thì điều này cần phải được xem là các tiêu chí quan trọng, tạo lập nét riêng biệt cho từng đô thị.

Vì vậy, quy hoạch đối với một khu di sản mang tính chất đặc thù, đòi hỏi phương pháp tiếp cận mới, tích hợp các chức năng trong quá trình quy hoạch để chuyển hóa năng lực di sản thành động lực tăng trưởng mới.

Với những ý kiến chuyên sâu, khách quan, đa chiều, kinh nghiệm, tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận vào 4 chuyên đề: Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO; nhận thức lý luận; kiến tạo thể chế; hành động địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn ghi nhận và đánh giá cao ý kiến tham luận của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời khẳng định: Các tham luận, thảo luận đã làm sâu sắc hơn các vấn đề, nội dung đã đặt ra, đặc biệt là đã thống nhất quan điểm về đô thị di sản thiên niên kỷ, trong đó cần có quan niệm của Việt Nam về khái niệm này.

Ngoài ra, về pháp lý đã thúc đẩy áp dụng Nghị quyết 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị hành chính, trong đó có nội dung đặc thù đô thị di sản; làm rõ tính chất di sản hỗn hợp rất đặc thù của Ninh Bình.

ninh binh kien tao the che va hanh dong phat trien thanh pho di san co do so huu danh hieu unesco hinh 4

Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn phát biểu bế mạc Hội thảo. Ảnh: Báo NB

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, Ninh Bình bây giờ đang đảm đương 1 sứ mệnh thay mặt cả nước gìn giữ di sản của nhân loại, thế thì các điều chỉnh về tiêu chí đô thị, cách thức định hướng giúp cho Ninh Bình cơ chế để làm sứ mệnh này, và tỉnh đã áp dụng Nghị quyết 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh bảo tồn phát huy giá trị di sản, các ý kiến cũng chỉ ra nhiều thách thức cần sự tham gia của nhiều ban ngành... Nhưng công việc trước mắt sẽ cần phải có những Hội thảo chuyên đề riêng về những vấn đề mới như: khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; mở lớp đào tạo cán bộ để có nhận thức đầy đủ về quản lý đô thị...

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

(CLO) Triển lãm “Hangeul” - chữ viết tiếng Hàn với mục đích giúp công chúng có cái nhìn trực quan hơn về giá trị của Hàn ngữ.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024: Còn đó những điều nuối tiếc

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024: Còn đó những điều nuối tiếc

(NB&CL) Sau hai tuần diễn ra sôi nổi với các đêm diễn đều chật cứng khán giả, Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024 được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, phía sau nhưng tấm huy chương được trao, vẫn còn đó những trăn trở và cả sự nuối tiếc…

Đời sống văn hóa
Làng gốm Thổ Hà - Hồn quê giữa lòng Bắc Giang

Làng gốm Thổ Hà - Hồn quê giữa lòng Bắc Giang

(CLO) Nằm bên bờ sông Cầu, làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm gốm truyền thống. Không chỉ là nơi sản xuất gốm chất lượng cao, Thổ Hà còn là một di sản văn hóa phong phú, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật của dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khám phá nghề làm ván bóc ở Đồng Cướm, tỉnh Tuyên Quang

Khám phá nghề làm ván bóc ở Đồng Cướm, tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Dưới cái nắng hè gay gắt, nhiều hộ dân ở thôn Đồng Cướm (xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) vẫn hăng say làm việc miệt mài. Kể từ khi các xưởng sản xuất ván bóc ra đời, chất lượng đời sống của người dân nơi đây được nâng cao. Người trồng rừng có đầu ra cho sản phẩm, người dân có công ăn việc làm ổn định, đem lại nguồn kinh tế để trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức chuỗi hoạt động tại Lễ hội khinh khí cầu năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức chuỗi hoạt động tại Lễ hội khinh khí cầu năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch 132/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội khinh khí cầu, Tràng An - Cúc Phương năm 2024.

Đời sống văn hóa