Ninh Bình: Tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng và mưa lũ

Thứ ba, 09/07/2024 06:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm làm 45 người mắc, không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, nhất là mùa nắng nóng và mùa mưa, lũ; vừa qua, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các Chỉ thị, thông báo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. Trong đó nhấn mạnh: Người đứng đầu các cấp, các đơn vị phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.

ninh binh tang cuong phong chong ngo doc thuc pham mua nang nong va mua lu hinh 1

Tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm, nhất là mùa nắng nóng này.

Giao Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp lựa chọn, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm,thủy sản bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín; cần theo dõi các dự báo, diễn biến tình hình bão, lũ trên địa bàn và chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nướcuống đóng chai, các loại vitamin và các chất sát khuẩn của ngành y tế.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP, tập trung vào đối tượng là các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng liền, cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, thức ăn đường phố, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,... kiên quyết xử lý nghiêm và công khai các cơ sở có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhanh chóng tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân; đồng thời phải đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở gây ra ngộ độc thực phẩm; yêu cầu khắc phục đúng quy định trước khi quay trở lại hoạt động; điều tra, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xác định nguyên nhân và thực hiện truy xuất nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm.

UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh đúng cách và an toàn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hữu cơ, an toàn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản; cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất, chế biến, cung ứng nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm tươi sống... cung cấp cho cộng đồng, đặc biệt là các bếp ăn tập thể,... kiên quyết xử lý nghiêm và công khai các cơ sở có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong truy xuất nguồn gốc, xử lý các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; điều tra, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố về ATTP, ngộ độc thực phẩm.

Giao Sở Công Thương tăng cường tuyên truyền các nội dung bảo đảm ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân công, phân cấp; đặc biệt đối với các mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm qua các sàn thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội,...Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong truy xuất nguồn gốc, xử lý các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; điều tra, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố về ATTP, ngộ độc thực phẩm.

Đối với các sở, ngành, UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm theo quy định.

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương trong điều tra, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm.

Đối với UBND các huyện, thành phố, chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; có biện pháp phù hợp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất ATTP và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.

Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị để tổ chức hoặc phối hợp trong việc điều tra, xử lý khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn (nếu có).

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Tự ý thay đổi thành phần trong sản xuất thuốc, Công ty dược Tùng Lộc bị xử phạt

Tự ý thay đổi thành phần trong sản xuất thuốc, Công ty dược Tùng Lộc bị xử phạt

(CLO) Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu ông Nguyễn Vũ Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Dược Quốc tế Tùng Lộc (Hưng Yên) nộp phạt 30 triệu đồng vì sản xuất thuốc không đúng với thành phần đăng ký đã được phê duyệt.

Sức khỏe
Lần đầu tiên Việt Nam có Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì toàn diện, đa mô thức

Lần đầu tiên Việt Nam có Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì toàn diện, đa mô thức

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm áp dụng mô hình điều trị toàn diện, chuyên sâu, đa mô thức, giúp người bệnh đạt được nhiều kết quả cùng lúc như lấy lại vóc dáng, giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng liên quan đến thừa cân, béo phì.

Sức khỏe
Xử lý môi trường sau bão: Ngăn chặn nguồn gây bệnh để tránh dịch chồng dịch

Xử lý môi trường sau bão: Ngăn chặn nguồn gây bệnh để tránh dịch chồng dịch

(NB&CL) Sau một tuần bão đổ bộ vào nước ta, hậu quả về môi trường mà bão số 3 (bão Yagi) để lại vẫn vô cùng nặng nề, trong đó có tình trạng ô nhiễm cao tại những nơi ngập úng, lũ quét... nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ phát sinh dịch bệnh.

Sức khỏe
VNVC tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

VNVC tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

(CLO) Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP. HCM, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Sức khỏe
Hà Giang: 55 học sinh nhập viện sau khi ăn liên hoan Trung thu ở trường

Hà Giang: 55 học sinh nhập viện sau khi ăn liên hoan Trung thu ở trường

(CLO) Sau khi ăn tiệc liên hoan Trung thu được tổ chức tại trường, 55 học sinh xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn nghi bị ngộ độc và phải nhập viện ngay trong đêm.

Sức khỏe