Ninh Bình: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 10.077,5 tỷ đồng

Thứ bảy, 13/01/2024 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2023, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Ninh Bình ước đạt 10.077,5 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 3% so với năm 2022, đạt 150% so với kế hoạch.

Sản xuất nông nghiệp năm 2023 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức về diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu, giá vật tư đầu vào tăng cao, cùng với đó chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng bị đứt gãy làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Đặc biệt tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có nhiều diễn biến phức tạp nhưng ngành vẫn duy trì đà tăng trưởng, phát triển toàn diện.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 10.077,5 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2022, đạt 150% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác ước đạt 155 triệu đồng, vượt 2 triệu đồng so với kế hoạch, tăng 4,9 triệu đồng so với năm 2022.

ninh binh tong gia tri san xuat nong lam nghiep va thuy san uoc dat 100775 ty dong hinh 1

Năm 2023, giá trị sản xuất thủy sản của Ninh Bình tăng 5,2% so với năm 2022. Ảnh: NBTV.VN

Về trồng trọt, 2 vụ lúa đều được mùa, được giá, diện tích lúa chất lượng cao sản xuất theo hướng hữu cơ tiếp tục được mở rộng. Đã hình thành nhiều diện tích cây ăn quả tập trung, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm tại vùng đồi núi khó khăn như ở thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan. Diện tích sản xuất rau, hoa công nghệ cao tăng. Các mô hình cây trồng mới (trồng nho hạ đen, sen Nhật) kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm hứa hẹn đem lại giá trị gia tăng lớn.

Ngành chăn nuôi tuy chịu tác động lớn nhất từ biến động thị trường và tình hình dịch bệnh nhưng nhờ linh hoạt chuyển đổi sang phát triển đàn đại gia súc và các đối tượng đặc sản như dê, hươu, nai, gà đồi... để phục vụ du lịch cũng như giảm thiểu tác động từ giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nên vẫn duy trì được đà phát triển.

Lĩnh vực thủy sản tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển từ quảng canh sang thâm canh, siêu thâm canh, chú trọng các đối tượng thủy, hải sản đặc sản, đặc hữu, con nuôi mới. Tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 69.900 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.228,2 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2022.

Công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng được quan tâm, thực hiện tốt, làm cơ sở, tiền đề cho phát triển du lịch. Về kết quả xây dựng nông thôn mới, đến nay, 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 68/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu và có trên 542 thôn (xóm, bản) được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; hồ sơ đề nghị công nhận huyện Yên Khánh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đã trình Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong năm, có thêm 82 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, vượt 33 sản phẩm so với kế hoạch đề ra. Lũy kế đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 183 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 70 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 113 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm qua, bước sang năm 2024, ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo sản xuất của ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Bình là bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, có trách nhiệm với người tiêu dùng, du khách đến với Ninh Bình.

Phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên lợi thế từng tiểu vùng sinh thái với những sản phẩm chủ lực, đặc sản riêng có và theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 2,5% trở lên; giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt từ 160 triệu đồng.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp Ninh Bình định hướng phát triển bứt phá phải chọn cho mình con đường đi riêng. Đó là gắn phát triển nông nghiệp với phát triển với du lịch. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải giữ gìn được bản sắc lịch sử, văn hóa địa phương; quan tâm phục dựng nông thôn Cố đô Hoa Lư.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) năm 2023 và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Hưng Yên đạt 69,09 điểm (tính theo thang điểm 100), tăng 1,18 điểm so với năm 2022, xếp thứ 12/63 tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

(CLO) Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị tập trung cao độ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

(CLO) Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19 với 67,83 điểm.

Kinh tế vĩ mô
IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự phân mảnh ngày càng tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu đe dọa hợp tác thương mại và tăng trưởng toàn cầu nói chung.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Ưu tiên nguồn lực triển khai đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Ưu tiên nguồn lực triển khai đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

(CLO) Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Kinh tế vĩ mô