Ninh Thuận: Vì sao tiểu thương chợ Tấn Tài không muốn vào chợ mới?

Thứ năm, 24/11/2016 12:38 PM - 0 Trả lời

Theo kế hoạch, ngày 25/11/2016 tới đây, toàn bộ tiểu thương ở chợ Tấn Tài (Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanh để chuyển sang chợ nông sản Phan Rang. Tuy nhiên, đa số tiểu thương kinh doanh tại chợ Tấn Tài vẫn chưa sẵn sàng chuyển sang chợ mới.

(CLO) Theo kế hoạch, ngày 25/11/2016 tới đây, toàn bộ tiểu thương ở chợ Tấn Tài (Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanh để chuyển sang chợ nông sản Phan Rang. Tuy nhiên, các tiểu thương kinh doanh tại chợ Tấn Tài vẫn chưa sẵn sàng chuyển sang chợ mới và có đơn gửi tới các cơ quan chức năng.

Chợ mới – nhiều bất cập

Chợ Tấn Tài được đầu tư xây dựng từ năm 2003 do UBND phường Tấn Tài quản lý. Đây là chợ rau đầu mối tập trung nguồn rau từ các nơi trong và ngoài tỉnh, từ đó phân phối cho các nơi tiêu thụ. Hiện tại, trong chợ có khoảng 500 hộ tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán. Ngày 16/8/2016, UBND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ban hành thông báo và Kế hoạch ngừng hoạt động kinh doanh tại chợ Tấn Tài.

Theo đó, ngày 25/11/2016, toàn bộ tiểu thương sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanh để chuyển sang chợ nông sản Phan Rang (do công ty TNHH- TMDV sửa chữa ô tô Lân Hà làm chủ đầu tư). Tuy nhiên, các tiểu thương kinh doanh tại chợ Tấn Tài vẫn chưa sẵn sàng chuyển sang chợ mới và có đơn gửi tới các cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí. Vậy đâu là lý do khiến các tiểu thương chưa đồng ý với quyết định của UBND thành phố Phan Rang- Tháp Chàm?

[caption id="attachment_134826" align="aligncenter" width="704"]Lối vào chợ nông sản Phan Rang còn chưa kịp GPMB (vẫn còn một ngôi nhà án ngữ giữa đường vào chợ) Lối vào chợ nông sản Phan Rang còn chưa kịp GPMB (vẫn còn một ngôi nhà án ngữ giữa đường vào chợ)[/caption]

Theo phản ánh của nhiều tiểu thương chợ Tấn Tài thì chợ mới nông sản Phan Rang có nhiều điểm bất cập về quy hoạch, thiết kế. Cụ thể, theo thông báo thì chợ có hai cửa chính để ra vào, cửa phía Đông rộng 12m, cửa phía Tây rộng 23m. Tuy nhiên trên thực tế thì chợ này chỉ có một cửa duy nhất có chiều rộng khoảng 6m. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ luôn diễn ra tấp nập, rất nhiều người qua lại thường xuyên, vì vậy giao thông là vấn đề vô cùng quan trọng để hoạt động buôn bán được thuận lợi, cũng như đảm bảo an toàn cháy nổ.

Liên quan đến vấn đề này, tại Thông báo số 382/TB-VPUB, ngày 25/10/2016 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Hậu tại buổi đối thoại với các tiểu thương chợ Tấn Tài ngày 7/10/2016 cho rằng “việc thẩm định quy trình và các yêu cầu khác về phòng cháy chữa cháy tại chợ mới đã được các ngành thẩm định và đảm bảo”. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cũng yêu cầu UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm làm việc với Chủ đầu tư “mở thêm một số cửa phía Tây, phía Nam và phía Đông” để sử dụng thoát hiểm khi cần thiết. Với thực trạng cửa ra vào nhỏ hẹp như hiện tại, nếu chẳng may có hỏa hoạn hay có chuyện gì đó xảy ra với một lượng người mua bán lên tới hàng nghìn người, liệu rằng tính mạng, tài sản của người dân có được đảm bảo an toàn? Đây là điều băn khoăn, lo lắng không chỉ riêng của các tiểu thương kinh doanh trong chợ mà cả khách mua hàng.

Một vấn đề liên quan đến quy hoạch chợ nông sản Phan Rang mà nhiều hộ tiểu thương còn đang thắc mắc và chưa thật sự hài lòng là việc phân chia còn bất hợp lý, có những gian hàng quá nhỏ hẹp, thường là nhỏ hẹp hơn so với diện tích họ đang kinh doanh ở chợ Tấn Tài.

Thế nhưng, khi trao đổi với PV về vấn đề quy hoạch, xây dựng chợ nông sản Phan Rang, bà Trần Thị Thu Hà, Giám đốc Cty TNHH thương mại- dịch vụ sữa chữa ô tô Lân Hà khẳng định rằng: “Mọi thủ tục pháp lý về  quy hoạch, xây dựng, quản lý...  chúng tôi làm đúng hết”. Khi PV đề nghị bà Hà cung cấp những hồ sơ pháp lý liên quan đến triển khai, xây dựng chợ thì bà Hà lại không cung cấp.

Trả lời câu hỏi của PV: “Khi triển khai xây dựng chợ nông sản Phan Rang, chủ đầu tư có tiến hành họp dân (ở đây là các hộ tiểu thương) để lấy ý kiến người dân không?” thì bà Hà nói rằng: “việc họp dân là việc của cơ quan nhà nước, còn bên chúng tôi chỉ tiến hành xây chợ”.

Lẽ ra, khi triển khai các dự án, chủ đầu tư phải phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành họp dân và thông báo cho người dân sở tại biết về kế hoạch, quy hoạch... về dự án sắp triển khai. Qua đó, chính quyền và chủ đầu tư nắm được ý nguyện của người dân qua đó thực hiện dự án phù hợp với lợi ích giữa các bên, và quan trọng là tránh được bức xúc của người dân.

Qua sự việc ở chợ Tấn Tài, chính quyền phải đối thoại hết sức căng thẳng với người dân có lẽ cũng do ngày từ đầu khi triển khai dự án, người dân không được họp, không được phổ biến công khai quy hoạch về dự án này. Bà Mai Thị Tuyết Thu, một tiểu thương chợ Tấn Tài cho hay: “Chúng tôi không được chủ đầu tư hay chính quyền tổ chức họp dân, cũng không được phổ biến chợ mới được xây dựng quản lý ra sao, giá cả thế nào...  chỉ đến khi chúng tôi được nhận thông báo phải di chuyển sang  chợ mới chúng tôi mới biết và gần đây nhất (ngày 7/10/2016) do các tiểu thương quá bức xúc thì UBND tỉnh mới tỉnh mới có cuộc đối thoại với chúng tôi”.

Việc UBND thành phố Phan Rang- Tháp Chàm ra Thông báo đến các tiểu thương chợ Tấn Tài dừng kinh doanh vào ngày 25/11/2016 cũng làm cho bà con tiểu thương rất lo lắng. Ông Mai Xuân Tiến, một tiểu thương ở chợ Tấn Tài bức xúc: “Di dời vào lúc nào, di dời làm sao để bà con tiểu thương không bị thiệt hại, không bị ảnh hưởng tới việc mua bán mới là điều đáng nói. Đằng này, chính quyền ngừng hoạt động chợ vào ngày 25/11, đây là thời điểm chúng tôi đang chuẩn bị hàng hóa cho Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm “vàng” thuận lợi nhất trong năm để tiểu thương kinh doanh. Thời điểm này, chúng tôi đã phải liên hệ với các mối lái, đối tác đặt hàng hóa, nông sản phục vụ tết. Việc di dời một chỗ kinh doanh đã hàng chục năm trời không thể trong một sớm, một chiều, phải có lộ trình chứ, di chuyển vào lúc này sẽ làm đảo lộn công việc buôn bán của chúng tôi!”. Bà Nguyễn Thị Sáu, cho biết thêm: “Di chuyển chợ vào lúc này, không những ảnh hưởng đến việc buôn bán của các tiểu thương mà còn làm ảnh hưởng đến cả cuộc sống gia đình họ”. Ý kiến của ông Tiến, bà Sáu có lẽ cũng là ý nguyện của đa số tiểu thương ở chợ Tấn Tài.

Theo kế hoạch của UBND thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, khi di dời chợ Tấn Tài, các tiểu thương nếu không vào chợ nông sản Phan Rang có thể đăng ký vào các chợ khác như: chợ Mương Cát, chợ Phước Mỹ, chợ Tháp Chàm và chợ Phan Rang. Tuy nhiên, phương án này không nhận được sự đồng thuận của các tiểu thương bởi các chợ trên là chợ dân sinh, không phải là chợ đầu mối, hoạt động buôn bán kém sôi động lại quá xa nơi họ buôn bán lâu nay. "Buôn bán ở một nơi mới, bạn hàng mất, khách quen cũng mất, ai chịu?", một tiểu thương nêu câu hỏi.

Cần minh bạch về giá thuê mặt bằng kinh doanh

Một vấn đề nữa khiến nhiều tiểu thương chợ Tấn Tài vẫn còn đang phân vân chưa muốn vào chợ mới nông sản Phan Rang là vì mức giá cho thuê mặt bằng còn cao, hơn nữa dường như có sự thiếu minh bạch.

Tại Thông báo số 382/TB-VPUB, ngày 25/10/2016 của Văn phòng UBND tỉnh Ninh Thuận nói rõ về đơn giá cho thuê mặt bằng tại chợ mới: “Chủ đầu tư thu phí chợ theo đúng khung giá quy định tại Quyết định số 79/2015/QĐ- UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh (mức phí sử dụng mặt bằng trong chợ hạng 2 có mái che là 60.000đồng/m2/ tháng)”.

[caption id="attachment_134827" align="aligncenter" width="702"]Cổng vào Chợ nông sản Phan Rang được tiểu thương cho là không đáp ứng được nhu cầu giao thông, không đảm bảo an toàn chấy nổ do quá hẹp Cổng vào Chợ nông sản Phan Rang được tiểu thương cho là không đáp ứng được nhu cầu giao thông, không đảm bảo an toàn chấy nổ do quá hẹp[/caption]

Thế nhưng, trường hợp như bà Lê Thị Thu Trâm ký hợp đồng thuê 2 lô số 03K và 04 K; diện tích 25 m2, giá cho thuê là 98,4 triệu đồng, thời hạn từ 16/11/2016 đến ngày 16/11/2020. Nếu theo quy định, giá thuê mỗi lô 25m2 chỉ là 72 triệu đồng. Như vậy số tiền chênh lệch lên tới hơn 26 triệu đồng; nhiều tiểu thương đặt câu hỏi, chủ đầu tư căn cứ vào đâu để tính giá thuê cao như vậy? Hoặc như trường hợp của bà Mai Thị Tuyết Thu, theo bà Thu thì bà đang kinh doanh tại chợ Tấn Tài với diện tích 40m2, mỗi tháng bà Thu chỉ phải nộp khoảng 500 ngàn đồng nhưng nếu chuyển vào chợ nông sản Phan Rang với diện tích tương đương thì mỗi tháng bà phải nộp cho chủ đầu tư trên dưới 4 triệu đồng, tính ra mỗi tháng bà phải trả 82.000đồng/1m2. Bà Thu cho rằng với mức thu như thế đối với tiểu thương là quá cao.

Những kiến nghị xung quanh đến vấn đề quy hoạch, xây dựng chợ, vấn đề giá thuê mặt bằng... của tiểu thương chợ Tấn Tài đối với chợ nông sản Phan Rang là có cơ sở. Đặc biệt việc chính quyền cho di dời chợ vào thời điểm này là chưa hợp lý, sẽ gây thiệt hại “kép” cho tiểu thương. Đề nghị các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của tiểu thương, xem xét thận trọng các phương án khi tiến hành di chuyển chợ để đảm bảo quyền lợi của họ.

Thế Vũ-Q.Hưng

Tin khác

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra
Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

Công ty CP Tập đoàn Thuận An từng dính sai phạm trong thi công dự án tại Bắc Giang

(CLO) Trong quá trình thi công dự án Xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, đã để xảy ra nhiều sai phạm.

Điều tra
Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

Công ty TNHH Quyết Thắng trúng nhiều gói thầu với giá 'siêu tiết kiệm' cho ngân sách

(CLO) Những năm qua, Công ty TNHH Quyết Thắng đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng... nhưng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách sát mức 0%.

Điều tra
Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

Yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp trao quyết định nghỉ hưu cho người lao động!

(CLO) Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ra công văn yêu cầu Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quỳ Hợp giải quyết ngay các vấn đề phản ánh của người lao động, đặc biệt phải tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho bà Vy Thị Hồng Cứu.

Điều tra
Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

Cơ quan chức năng cần sớm giải quyết khiếu nại của người dân

(NB&CL) Mặc dù người dân đã gửi đơn khiếu nại về việc bị Công ty CP Phú Đức Chính và Công ty Thuận Lập khai thác đá trên núi Thị Vải, tiểu khu Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, chồng lấn trên 24 héc ta đất rừng phòng hộ, nhưng BQL Rừng phòng hộ Bà Rịa - Vũng Tàu suốt một thời gian dài vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

Điều tra