(CLO) Đại dịch, khủng hoảng khí hậu, lạm phát... và rồi cả chiến tranh xảy ra liên tiếp trong 5 năm qua đã tác động nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày của người dân trên khắp thế giới, gây ra sự thiếu thốn kéo dài; qua đó đã đẩy thêm hàng triệu người vào chế độ nô lệ thời hiện đại.
Giật mình trước thực trạng
Cụ thể, theo một báo cáo chung được công bố hồi đầu tuần này của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Walk Free và Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO), ước tính có tới khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới đang được xem như những nô lệ thời hiện đại, tương đương với dân số của một quốc gia trung bình. Con số này tăng tới 25% so với ước tính gần nhất trước đó vào năm 2016.
Tình trạng áp bức lao động vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: Getty
Người lao động di cư là một nhóm dễ trở thành nô lệ thời hiện đại. Ảnh minh họa: ILO
Trẻ em ở nhiều quốc gia trên thế giới đang bị tước đi những quyền cơ bản, phải sống và làm việc ở các bãi rác hôi thối. Ảnh minh họa: Getty
Khái niệm nô lệ hiện đại đề cập đến những người bị lao động cưỡng bức và hôn nhân cưỡng bức, tức mất đi những quyền cơ bản nhất của con người. Đó là một người nào đó mà họ không thể từ chối tuân thủ hoặc trốn thoát bởi bị đe dọa, bạo hành và cả lừa dối. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các cuộc khảo sát trên hơn 180 quốc gia để đưa ra kết quả nói trên.
Theo báo cáo, COVID-19, chiến tranh và khủng hoảng khí hậu đã gây ra "sự gián đoạn chưa từng có" đối với việc làm và giáo dục, dẫn đến sự gia tăng nghèo đói, di cư không an toàn và bạo lực giới. Tất cả những điều này đã làm gia tăng nhanh chóng chế độ nô lệ thời hiện đại.
Tổng giám đốc ILO, Guy Ryder, cho biết “không gì có thể biện minh cho sự dai dẳng của hành vi lạm dụng nhân quyền cơ bản này. Chúng ta biết những gì cần phải làm, và chúng ta biết có thể làm được. Các chính sách và quy định quốc gia hiệu quả là điều cơ bản. Nhưng các chính phủ không thể làm điều này một mình”.
Bởi vậy ngoài thực trạng và các thống kê đáng báo động về chế độ nô lệ thời hiện đại, báo cáo cũng đưa ra chỉ dẫn rằng việc trang bị cho người dân sự hiểu biết luật tốt hơn, bảo vệ pháp lý mạnh mẽ hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho phụ nữ, trẻ em gái và những người dễ bị tổn thương có thể làm giảm đáng kể chế độ nô lệ hiện đại.
Phụ nữ, trẻ em và lao động di cư dễ bị tổn thương nhất
Báo cáo cũng cho biết ước tính có khoảng 22 triệu người đang sống trong một cuộc hôn nhân mà họ bị ép buộc - tăng 43% so với số liệu năm 2016. Hơn 2/3 trong số những người bị ép buộc kết hôn là phụ nữ và trẻ em gái, khiến họ có nguy cơ bị bóc lột và bạo lực tình dục nhiều hơn cả.
Hôn nhân cưỡng bức có mối liên hệ chặt chẽ với các quan điểm và tập quán gia trưởng đã có từ lâu đời ở nhiều quốc gia. Phần lớn các cuộc hôn nhân ép buộc (hơn 85%) là do áp lực của gia đình. Có tới 2/3 (65%) các cuộc hôn nhân cưỡng bức được tìm thấy ở châu Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu tính theo quy mô dân số, tỷ lệ này cao nhất ở các quốc gia Ả Rập, với 4,8 trong số 1.000 người trong khu vực này bị cưỡng hôn.
Báo cáo cho biết thêm rằng đại dịch COVID-19 đã “làm trầm trọng thêm các vấn đề cơ bản của tất cả các hình thức nô lệ thời hiện đại, bao gồm cả hôn nhân cưỡng bức”. Ở một số quốc gia, việc phong tỏa ngăn cản những người làm công ăn lương kiếm sống qua ngày. Và với việc trường học đóng cửa, một số gia đình đã gửi con cái của họ đi làm việc, qua đó càng làm trầm trọng thêm tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em.
Thủ đô Delhi của Ấn Độ từng trải qua một trong những vụ phong tỏa lâu nhất thế giới vì đại dịch, buộc hơn 4 triệu trẻ em không thể đến trường trong hơn 600 ngày, tức gần 2 năm. Theo Shaheen Mistri, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Teach For India, khoảng 10% trẻ em tại các trường công lập của thành phố này đã bỏ học vì đại dịch và tác động kinh tế ghê gớm của nó đối với các hộ gia đình nghèo.
Shaheen Mistri, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Teach For India, cho biết: “Tình trạng tảo hôn gia tăng, bạo lực đối với trẻ em gia tăng, dinh dưỡng là một vấn đề rất lớn, vì nhiều trẻ em của chúng tôi phụ thuộc vào bữa ăn ở trường”. Bởi vậy, dữ liệu được công bố trong báo cáo này thậm chí còn không thể mô tả hết được bức tranh tồi tệ về thực trạng.
“Vì dữ liệu chỉ phản ánh một phần ảnh hưởng của COVID-19, nên các ước tính được trình bày trong báo cáo này có khả năng đánh giá thấp hơn toàn bộ mức độ ảnh hưởng của đại dịch”, tuyên bố của ILO cũng thừa nhận điều này.
Theo báo cáo, lao động cưỡng bức đã tăng 11% lên 28 triệu người kể từ năm 2016 - trong đó gần 1/8 là trẻ em, khiến vấn đề càng trở nên “đặc biệt cấp bách”. Đặc biệt, hơn một nửa số trẻ em trong số này bị bóc lột tình dục vì mục đích thương mại.
“Các báo cáo định tính chỉ ra rằng trẻ em có thể bị các hình thức cưỡng bức và lạm dụng nghiêm trọng, bao gồm bắt cóc, đánh thuốc mê, bị giam cầm, lừa dối và siết nợ. Một số hành vi lạm dụng tồi tệ nhất đặc biệt dễ xảy ra trong các tình huống xung đột vũ trang”, ILO cho biết thêm.
Cũng theo báo cáo, khoảng 86% các trường hợp lao động cưỡng bức được tìm thấy trong các ngành công nghiệp tư nhân, bao gồm sản xuất, xây dựng và nông nghiệp, trong đó châu Á và Thái Bình Dương là nơi chiếm hơn một nửa tổng số lao động cưỡng bức toàn cầu.
Chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, làm thế nào?
Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giới tính về thực trạng lao động cưỡng bức, bao gồm cả các ngành sử dụng họ và bản chất của việc cưỡng bức. Cụ thể, phụ nữ bị cưỡng bức lao động thường có xu hướng làm các công việc gia đình, trong khi nam giới bị cưỡng bức thường nằm trong lĩnh vực xây dựng.
Thế giới cần chung tay để bảo vệ trẻ em cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác để giúp họ tránh trở thành nô lệ thời hiện đại. Ảnh: AFP
Ngoài ra, trong khi phụ nữ có nhiều khả năng bị cưỡng bức lao động thông qua lạm dụng và không được trả tiền, nam giới bị cưỡng bức thường phải chịu các lời đe dọa bạo lực và bị phạt tiền.
Đặc biệt, người lao động nhập cư có nguy cơ bị lao động cưỡng bức cao hơn gấp 3 lần so với nhóm người lao động khác. Những phát hiện này cho thấy người di cư đặc biệt dễ bị tổn thương như thế nào, khi mà vấn đề di cư được quản lý kém, phải chịu các phương thức tuyển dụng không công bằng và phi đạo đức.
António Vitorino, Tổng giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO), cho biết: “Báo cáo này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cần phải đảm bảo rằng mọi hoạt động di cư đều an toàn, có trật tự và ổn định”.
Để góp phần chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại, báo cáo chung của các tổ chức nói trên đã đưa ra những khuyến nghị. Trong đó, các quốc gia cần tuyên truyền và thực thi luật pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ những nhóm người đã và sẽ có nguy cơ trở thành nô lệ thời hiện đại, như phụ nữ, trẻ em và lao động di cư.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất như Tổng giám đốc ILO Guy Rider đã nói, để có thể xóa bỏ được chế độ nô lệ thời hiện đại, điều quan trọng nhất là “sự chung tay” của tất cả mọi người từ các chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn... cho tới chính những người lao động.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) Nhật Bản đang tăng tốc trong hành trình trở thành điểm đến hàng đầu thế giới khi đặt mục tiêu đón 60 triệu lượt khách quốc tế và đạt mức chi tiêu du lịch 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.
(CLO) Dù có bàn thắng dẫn trước, U17 Thái Lan vẫn không thể tránh khỏi thất bại 1-3 trước chủ nhà U17 Saudi Arabia ở lượt trận thứ hai bảng A vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trận thua thứ hai liên tiếp đã chính thức khiến đội bóng trẻ xứ Chùa Vàng sớm dừng bước và tan mộng World Cup.
(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Chuỗi trận bất bại kéo dài hơn nửa năm của Liverpool tại Ngoại hạng Anh đã bị chặn đứng sau thất bại 2-3 trước chủ nhà Fulham ở vòng 31. Đây là trận thua đầu tiên của The Kop kể từ tháng 9/2024, khiến cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn trong giai đoạn nước rút.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(CLO) Tối 6/4, fanpage và kênh TikTok của hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt biến mất. Khi truy cập vào fanpage mang tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên, người dùng nhận được thông báo: "Không thể tìm thấy tài khoản này". Tương tự khi truy cập vào kênh TikTok có hơn 5,5 triệu lượt theo dõi của Thùy Tiên, cũng nhận thông báo nói trên.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.