Nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng thu phát sóng các chương trình truyền hình

Thứ hai, 11/01/2021 19:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam đã hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Chiều 11/1, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) và chính thức hoàn thành Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình) được ban hành theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua 9 năm nỗ lực không ngừng

Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Trải qua 9 năm, đến nay Đề án số hóa truyền hình đã đạt và vượt tất cả các mục tiêu ban đầu đề ra, góp phần thực hiện cam kết của toàn khối ASEAN (tại Hội nghị Bộ trưởng thông tin các nước ASEAN vào năm 2010) là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất (Analog)vào năm 2020.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng công bố việc Việt Nam đã hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất. Ảnh: Lê Tâm

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng công bố việc Việt Nam đã hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất. Ảnh: Lê Tâm

Nếu như trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất thì 1 kênh tần số chỉ có thể phát sóng 1 kênh chương trình truyền hình thì hiện nay 1 kênh tần số có thể phát sóng tới 30 kênh chương trình truyền hình. Vì vậy, tại nhiều địa phương, người dân đã có thể thu xem từ 40 đến 60 kênh chương trình SDTV và hơn 10 kênh chương trình HDTV, trong đó có 7 kênh thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị-xã hội.

Tính tới nay Việt Nam đã hoàn thành 4 mục tiêu lớn của Đề án gồm: Đầu tiên, hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân/26 triệu hộ gia đình. Đã giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz, là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc.

Đã mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số), xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản.

Đặc biệt đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất. Trong 9 năm qua, đầu tư cho phủ sóng truyền hình số mặt đất đã thêm gần 2000 tỷ, trong đó vốn xã hội hóa đạt trên 50%. Hiện 100% các Đài Phát thanh truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng, trong khi trước 2011 thì 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng.

Các nhà báo, phóng viên đặt câu hỏi tại buổi họp báo. Ảnh: Lê Tâm

Các nhà báo, phóng viên đặt câu hỏi tại buổi họp báo. Ảnh: Lê Tâm

Số liệu thống kê tới 2020 cho thấy cả nước có 16 triệu hộ gia đình xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí. Trong giai đoạn số hoá truyền hình mặt đất, Việt Nam đã thực hiện chính sách bắt buộc từ năm 2014 máy thu hình phải tích hợp chức năng thu số DVB-T2. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đã đạt 80% dân cư (vượt 10 % so với mục tiêu đề ra) so với 50% dân cư của năm 2011.

Điểm đột phá lớn nhất là Việt Nam đã đi thẳng vào công nghệ tiên tiến DVB-T2 (bỏ qua công nghệ DVB-T). Vào thời điểm 2011, cũng chỉ có 6 nước sử dụng DVB-T2 trong số 147 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2. Đến 2020, có 102 nước đã sử dụng DVB-T2 trong số 162 nước sử dụng DVB-T hoặc DVB-T2.

Chất lượng hình ảnh truyền hình tốt hơn, nhiều kênh hơn

Việt Nam là nước đông dân trong khu vực, được đánh giá việc tắt sóng tương tự là một việc làm khó, tuy nhiên, với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất trong năm 2020, Việt Nam đứng thứ 5/10 nước ASEAN về hoàn thành số hóa truyền hình (Brunei hoàn thành năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019, Thái Lan năm 2020), giữ đúng cam kết về thời gian hoàn thành.

Trên thế giới, mặc dù Việt Nam có dân số đứng thứ 15 và thu nhập đứng thứ 130/193 nước nhưng đứng thứ 78/193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ảnh: Lê Tâm

Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ảnh: Lê Tâm

Tại buổi họp báo, ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) cho biết: Các nước trên thế giới chi rất nhiều tiền cho quá trình chuyển đổi số, cách làm của chúng ta có những bước đi quan trọng đó là tạo được một thị trường truyền dẫn phát sóng. Trước kia đây là sân riêng của các Đài truyền hình và 100% vốn nhà nước. Hiện nay chúng ta đã tách được phần sản xuất nội dung thông tin ra khỏi lĩnh vực truyền dẫn phát sóng thì doanh nghiệp có thể tham gia vào theo Luật Viễn thông.

“Từ năm 2011 chúng ta chỉ có một doanh nghiệp, đến nay có 5 đơn vị đầu tư vào hệ thống truyền dẫn phát sóng, trong đó có 4 đơn vị là công ty cổ phần. Tổng số vốn đầu tư cho hệ thống phát sóng tính đến nay là hơn 2.000 tỷ, trên 50% số tiền này đến từ xã hội hóa, vậy chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 1.000 tỷ đồng tiền ngân sách” ông Trần Minh Tuấn nhấn mạnh.

Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất được triển khai đầu tiên giải bài toán truyền hình tương tự tốt hơn, đó là chất lượng hình ảnh tốt hơn, nhiều kênh hơn, vùng phủ sóng rộng khắp hơn. Nhà nước giải phóng được nhiều tầng số, một băng tầng trước kia truyền được một kênh truyền hình tương tự thì giờ có thể truyền được 30 kênh truyền hình số.

Theo ông Nguyễn Hà Yên - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá: Trước đây bà con ở nhiều vùng miền chỉ xem được 4 kênh của VTV và 1 kênh của đài truyền hình địa phương. Thì hiện nay bên cạnh việc cung cấp các kênh thiết yếu của trung ương và địa phương thì còn cung cấp, bổ sung thêm miễn phí chất lượng HD 15 đến 20 kênh truyền hình giải trí. Gồm kênh phim truyện, thể thao, kênh tổng hợp, mua sắm… trên hệ thống phát sóng truyền hình số mặt đất.

Lê Tâm

Tin khác

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo
Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

(CLO) Thông qua cuộc thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng, mục tiêu của công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Nghề báo
Người làm báo trẻ kiên định với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi tình huống

Người làm báo trẻ kiên định với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi tình huống

(CLO) Theo đồng chí Lê Quốc Minh: "Ngoài tâm huyết, người làm báo còn cần sở hữu nhiều yếu tố đặc biệt khác. Nhà báo cũng như người gác hải đăng mà cụ thể là tinh thần sẵn sàng đối mặt thử thách, khó khăn, kiên định với nghề, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi tình huống".

Nghề báo