Nỗ lực triển khai Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH

Thứ sáu, 03/04/2015 22:00 PM - 0 Trả lời

Nỗ lực triển khai Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH

(Congluan.vn) – Bộ LĐ-TB&XH vừa phối hợp cùng Bộ Lao động Hoa Kỳ (USDOL) tổ chức Hội nghị triển khai Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH đến năm 2020 cho 33 tỉnh thành phía Nam. Đây là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành LĐ-TB&XH.


Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2115/QĐ – TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH đến năm 2020 với mục đích củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra ngành LĐ-TB&XH, góp phần thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.

 
Báo Công luận
 
Hội nghị triển khai Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH đến năm 2020

Theo Quyết định này, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành kế hoạch triển khai đề án. Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đã nêu 4 mục tiêu chủ yếu của đề án là: Đội ngũ thanh tra viên, công chức của các cơ quan thanh tra ngành LĐ-TB&XH đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thanh tra ngành LĐ-TB&XH được kiện toàn, phù hợp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Thống nhất quy trình, nội dung thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc; Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan thanh tra ngành LĐ-TB&XH được hoàn thiện.

Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh nhấn mạnh: “Đây là đề án của Chính phủ chứ không phải là của Bộ LĐ-TB&XH. Vì vậy, đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận để chúng ta gắn kết các thảo luận này cho đề án được thực hiện tốt hơn. Tôi mong các Sở LĐ-TB&XH để tâm vào các mục tiêu trên để thực hiện, phải nắm vững các mục tiêu để về làm tham mưu cho UBND tỉnh một cách rõ ràng. Đồng thời lập một đề án triển khai trình cho UBND tỉnh, để từ đó UBND tỉnh phân công, chỉ đạo cho Sở LĐ-TB&XH, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh và các cơ quan, ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai đề án tại địa phương!”.

Ông Wiliam Colin – Đại diện dự án hỗ trợ thực hiện pháp luật lao động và thúc đẩy hệ thống thanh tra vững mạnh tại Việt Nam (thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ) đã phát biểu: “Tôi cảm ơn và chúc mừng Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ Việt Nam về việc triển khai đề án này đến năm 2020. Trong cả 2 giai đoạn của dự án, nhiệm vụ khó khăn, quan trọng nhất là cải thiện quan hệ lao động ở Việt Nam. Thực thi pháp luật lao động; hỗ trợ thanh tra ngành lao động là một điều cốt lõi. Hiện nay trên thế giới, người ta luôn tìm kiếm những biện pháp hiệu quả thiết thực để cải thiện việc làm cho công nhân. Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế về việc này. Tuy rằng còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta ở trong ngành lao động đã nhận thức đầy đủ, có những sách lược đưa ra cho ngành thanh tra lao động. Trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra ngành lao động bao giờ cũng có những thách thức về nhân lực, tài chính. Vấn đề này không riêng Việt Nam mà Hoa Kỳ và thế giới cũng gặp phải.

Báo Công luận
 
Ông William Colin - Đại diện Dự án hỗ trợ thực hiện pháp luật lao động và thúc đẩy hệ thống thanh tra vững mạnh tại Việt Nam (thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ)

Tuy nhiên, việc áp dụng những chiến lược, sử dụng nguồn lực, tài chính, Việt Nam sẽ vượt qua được điều này. Trong việc thực hiện đề án này, những việc thực hành tốt nhất của thế giới, chúng ta cũng đã học hỏi và áp dụng cho đề án lớn của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục mối quan hệ giữa Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động Hoa Kỳ để thực hiện tốt hơn công tác nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐ-TB&XH. Giai đoạn 2 của đề án vào kết thúc thì chúng ta sẽ đạt những kết quả khả quan cả hai miền Bắc – Nam!”.

Nỗ lực thanh tra xử lý sai phạm từ năm 2008 - 2012

Trong 5 năm qua (2008 – 2012), thanh tra ngành LĐ-TB&XH đã tiến hành thanh tra đối với 366 đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng các cơ quan LLD-TB&XH, đã phát hiện các sai phạm và ban hành 979 kiến nghị thanh tra. Qua thanh tra 28.038 doanh nghiệp, đã ban hành 171.696 kiến nghị thanh tra, yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Theo số liệu báo cáo năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hàng năm các doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH chiếm tỉ lệ không nhỏ, với số tiền nợ đọng lên đến hàng ngàn tỷ đồng, số đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc còn thấp so với số phải tham gia, tỷ lệ số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội mới chỉ đạt 45%, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt khoảng 78%. Qua 5 năm, thanh tra ngành LĐ-TB&XH đã tiến hành 806 cuộc thanh tra chuyên ngành về thực hiện pháp luật BHXH, ban hành gần 1.000 kiến nghị thanh tra. Tuy nhiên, nếu so sánh với số lượng doanh nghiệp, số lượng đơn vị BHXH cần được thanh tra thì số cuộc thanh tra nêu trên chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Thanh tra ngành LĐ-TB&XH cũng đã tiến hành 1.102 cuộc thanh tra chuyên ngành việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với Cách Mạng, ban hành trên 2.000 kiến nghị thanh tra, cắt trợ cấp, thu hồi về ngân sách số tiền đã chi sai trên 12 tỷ đồng. Hiện tại, với 12 nhóm đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp ưu đãi có công với Cách Mạng, với trên 1.400.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng thì số cuộc thanh tra đã tiến hành trong 5 năm qua và số vi phạm đã phát hiện cũng như số tiền thu hồi về cho ngân sách Nhà nước mới chỉ đạt một tỷ lệ rất nhỏ.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tiến - Chánh thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã chia sẻ: “Trong thực tiễn đã xảy ra không ít những hành vi lợi dụng chính sách này để vụ lợi cá nhân, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, không những không phát huy được tính ưu việt của chính sách xã hội mà nghiêm trọng hơn là làm mất lòng tin của nhân dân đối với chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đây là một thách thức lớn đối với các cơ quan thanh tra ngành LĐ-TB&XH cần phải sớm ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng thụ hưởng, bảo vệ chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước!”.

 
Báo Công luận
 
Lao động rất dễ gặp nguy hiểm khi đang làm việc (Ảnh Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) 

Thêm một thách thức lớn đặt ra cho các cơ quan thanh tra ngành LĐ-TB&XH, đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Theo thống kê của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2010, cả nước có khoảng 25 triệu trẻ em, chiếm khoảng 29% dân số cả nước (trong đó, số trẻ mồ côi không nơi nương tựa và số trẻ em bị bỏ rơi là 126.248; số trẻ em khuyết tật là 326.327; số trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học là 22.559; số trẻ nhiễm HIV/AIDS là 5.704 em; số trẻ nghiện ma túy là 1.064 em; số trẻ lang thang là 21.230 em; số trẻ bị xâm hại tình dục là 919 em; số trẻ vi phạm pháp luật là 13.594 em; số trẻ làm việc xa gia đình là 6.056 em; số trẻ em bị buôn bán, bị bắt cóc là 99 em; số trẻ trong các gia đình nghèo là 1.824.273 em; số trẻ bị tai nạn thương tích là 64.449 em) ngoài hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, theo từng giai đoạn, Nhà nước ta đã ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, trong đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan hữu quan trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng vi phạm các quyền của trẻ em (bạo hành đối với trẻ em; lao động trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em, bắt cóc, buôn bán trẻ em, bỏ mặc sao nhãng đối với trẻ em…) vẫn đang xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc gây bức xúc trong mỗi gia đình, trong cộng đồng và toàn xã hội. Về vấn đề này, trong 5 năm (2008 – 2012), thanh tra ngành LĐ-TB&XH đã tiến hành 194 cuộc thanh tra chuyên ngành việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ban hành trên 300 kiến nghị thanh tra (tính trung bình mỗi năm toàn ngành tiến hành khoảng 38 cuộc thanh tra), một con số quá nhỏ so với yêu cầu thanh tra.

Báo Công luận
 
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thăm gia đình Mẹ VNAH và hộ nghèo tại huyện Củ Chi (Ảnh Sở LĐ-TB&XH TP.HCM)

Ông Nguyễn Văn Tiến cho biết: “Để ngăn ngừa, đẩy lùi các hành vi vi phạm nêu trên, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức hữu quan cần làm hết trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều này, ngoài việc các cơ quan, tổ chức hữu quan tự thân phải nâng cao trách nhiệm của mình, còn đòi hỏi hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần được tăng cường, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đây thực sự là một thách lớn với ngành thanh tra LĐ-TB&XH!”.

Nâng cao năng lực cho thanh tra ngành LĐ-TB&XH là yêu cầu cấp thiết!

Hiện nay số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra ngành LĐ-TB&XH còn hạn chế nhiều so với đòi hỏi thực tiễn của nhiệm vụ được giao. Toàn ngành chỉ có 471 CBCNV thanh tra, tính ra có Sở LĐ-TB&XH chỉ có 3 thanh tra (Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng điều động thanh tra viên làm nhiệm vụ khác, điều này không những gây mất ổn định về tổ chức mà còn làm mất tính chuyên nghiệp của các cơ quan thanh tra). Vì thế không làm hết việc của ngành triển khai tới địa phương, thanh tra lao động chưa vươn tới vùng miền.

Mặc dù số cán bộ thanh tra có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao (trên 98%), nhưng hầu hết số cán bộ này chỉ được đào tạo một chuyên ngành nhất định, số cán bộ có 2 bằng ĐH trở lên chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 2%). Trong khi đó, đòi hỏi của công tác thanh tra thì mỗi cán bộ thanh tra phải được trang bị nhiều chuyên ngành khác nhau mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Báo Công luận

 

 Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Bùi Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo thực hiện đề án
 
Có thể khẳng định rằng, với số lượng và năng lực thanh tra viên, công chức của các cơ quan ngành LĐ-TB&XH như hiện nay khó có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Cơ chế liên quan đến tổ chức, hoạt động còn nhiều hạn chế, bất cập. Điều kiện đảm bảo, hỗ trợ cho hoạt động thanh tra cũng còn hạn chế. Xuất phát từ các yếu tố khách quan, chủ quan cho thấy việc nâng cao năng lực cho thanh tra ngành LĐ-TB&XH là yêu cầu cấp thiết.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, nhiều văn kiện của Đảng, văn bản của Chính phủ, văn bản của Thủ tướng Chính phủ đã ra đời, đồng thời cũng có một số điều ước quốc tế liên quan cũng được đề cập. Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn 18 Công ước của ILO (Tổ chức lao động quốc tế), trong đó có 6 Công ước cơ bản, cụ thể: Công ước số 81 về Thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại; Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ; Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử trong công việc; Công ước số 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Công ước số 182 về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Công ước số 138 về dộ tuổi tối thiểu được nhận vào làm việc. Ngoài ra, Việt Nam cũng phê chuẩn một số Công ước của Liên hợp quốc: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ (CEDAW); Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật.

Để thực hiện và thúc đẩy việc tuân thủ các cam kết khi gia nhập hoặc phê chuẩn các công ước nêu trên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, thanh tra ngành LĐ-TB&XH cần phải nâng cao năng lực đáp ứng tiến trình hội nhập. Bế mạc hội nghị, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh đã phê bình nghiêm khắc các thanh tra ngành LĐ-TB&XH không mặc đồng phục, vì sắc phục chính là tính mạng con người.

Thứ trưởng đã chỉ đạo: “Các đại biểu phải nắm rõ đề án để tham mưu cho tỉnh. Từ thực tế năm 2014, có bao nhiêu biên chế được tuyển dụng trong năm 2015 là vấn đề nghiêm túc cần phải làm. Từ đề án đưa ra so sánh: Tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Tai nạn giao thông, người dân chưa chắc đã chết, nhưng tai nạn lao động là mất mạng. Tai nạ lao động đứng sau tai nạn giao thông, nếu không quan tâm thì sẽ là một “thảm họa”. Do đó, phải làm kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của dự án. Vụ Biên chế cán bộ đã ủng hộ tài, thì ba Bộ phải đưa ra một tỷ lệ để thực hiện vì đề án của Chính phủ còn vướng, có khó cũng phải làm.

Tôi cũng đánh giá cao các ý kiến của đại biểu hết sức nghiêm túc và cởi mở. Các đại biểu nêu ra những cái khó đặt ra mà khi làm đề án chúng tôi cũng lường điều này. Vì người lao động nên phải làm một cách dứt khoát để tạo niềm tin cho người lao động. Từ thực tiễn đại biểu phản ánh tại hội nghị, những ý kiến cần phải được trân trọng. Các mô hình của TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Đà Nẵng rất đáng biểu dương, cổ động, nghiên cứu và tiếp tục bổ sung. Các đại biểu phản ánh khó ở sự phối hợp, do đó cần tham mưu như thế nào để tỉnh thấy được mà phối hợp cùng làm, thực hiện. Đề án đến năm 2020, cần phải làm sao để “mưa dầm, thấm lâu”!”.

  • Hải Âu

Tin khác

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất vật liệt xây dựng bằng đất nung, gồm: gạch, ngói các loạt theo công nghệ tuynel. Tuy nhiên, doanh nghiệp này ngang nhiên thực thiện trái chủ trương đầu tư nhiều năm qua.

Điều tra
Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập 'Viện Đào tạo làm đẹp' để tuyển sinh?

Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập "Viện Đào tạo làm đẹp" để tuyển sinh?

(CLO) Để thu hút người học, Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng đã lập ra các phòng, ban trực thuộc, nhưng lấy tên gọi là "viện đào tạo", khiến cho nhiều người học nhầm lẫn đây là các viện có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động riêng biệt theo quy định.

Điều tra
Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

(CLO) Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị xử phạt hành chính với số tiền 180 triệu đồng vì đưa các hạng mục thuộc công trình thủy điện Nậm He vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh, Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai? Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý và báo cáo về UBND huyện trước ngày 10/5/2024.

Điều tra
Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra