(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.
Hiện nay, giáo dục đại học đang trong quá trình xã hội hóa mạnh mẽ. Nhiều mô hình trường quốc tế, trường liên doanh, liên kết xuất hiện. Kèm theo những mô hình đó là đi đôi với mức học phí cũng giá quốc tế. Tính trung bình, mỗi năm học phí những trường này từ 300 triệu đến 500 triệu đồng. Có trường mức học phí lên đến gần 1 tỷ đồng.
Với mức học phí như vậy, đại đa số phụ huynh sẽ không có điều kiện để cho con em theo học. Tuy nhiên, vì mong muốn có tương lai tốt cho con nên có những phụ huynh cũng cố gắng xoay xở tài chính. Anh Trần Văn Thắng ở Nam Từ Liêm, Hà Nội là một ví dụ. Với suy nghĩ, học trường quốc tế sau này sẽ có cơ hội làm việc trong các tập đoàn quốc tế nên anh đã dồn sức đầu tư cho cô con gái ruột của mình.
Anh Trần Văn Thắng tâm sự: “Số tiền học phí hơn 300 triệu/năm để được học chương trình chuẩn quốc tế không phải quá đắt đỏ. Trong khi theo học những chương trình này, sinh viên được học với thầy giáo người nước ngoài, có phong cách giáo dục hiện đại. Những trải nghiệm học tập mang phong cách toàn cầu hóa như vậy rất cần thiết cho sinh viên. Tôi kỳ vọng, sau 4 năm học tập trong môi trường như vậy, khi ra trường các con có đủ kỹ năng để làm việc tại những tập đoàn toàn cầu.”
Với những gia đình như anh Trần Văn Thắng, điều kiện kinh tế dư giả, con cái có tố chất để học lên cao thì việc đầu tư theo học các chương trình đắt đỏ cũng là một cách đầu tư tương đối khôn ngoan. Tuy nhiên, hiện không ít phụ huynh kinh tế không khá giả, con cái học “chữ tác đánh chữ tộ” nhưng cũng gồng mình cho con theo học những chương trình đắt đỏ chỉ vì cái mác quốc tế. Xu hướng chạy theo sự phù phiếm, tâm lý sợ người khác coi thường mình và con cái nên “cắn răng”, gồng mình lên để chi trả cho những khoản tài chính chi tiêu giáo dục ngoài tầm với đang là mặt trái của đầu tư giáo dục.
Anh Đỗ Trung Quân ở Hà Tĩnh là một ví dụ, cả hai vợ chồng anh đi xuất khẩu lao động, gần 20 năm lăn lộn tại Hàn Quốc, ăn uống dè xẻn để tiết kiệm với hy vọng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Thấy các trường quốc tế tuyển sinh rầm rộ, anh đã bàn với vợ đầu tư cho con theo học chương trình quốc tế. Nhiều người biết tin anh Quân cho con học đại học có chương trình quốc tế đều khuyên anh, không nên chạy theo những chương trình đắt đỏ chỉ vì cái mác quốc tế. Đầu tư học tập cho con cần đầu tư một cách khôn ngoan, không phải cứ gồng mình để cho con vào trường thật đắt là yêu con. Cách khôn ngoan là căn cứ vào năng lực học tập của con và hoàn cảnh gia đình để chọn cho con ngôi trường phù hợp.
Hiện nay, giáo dục đại học có nhiều mô hình để phụ huynh và thí sinh lựa chọn.
Nhiều bài học nhãn tiền
Việc những người như anh Đỗ Trung Quân có con bước vào đại học, việc đầu tư “thắng hay thua” còn nằm ở tương lai. Tuy nhiên, đã không ít minh chứng cho việc không phải cứ đầu tư mạnh cho giáo dục đều thành công. Đã có nhiều trường hợp “tán gia bại sản” cũng vì cho con theo học trường quốc tế, cho con đi du học thiếu tính toán hợp lý.
Trường hợp ông Nguyễn Trung Học ở TP. Hồ Chí Minh là một ví dụ. Năm nay, ông Học đã hơn 65 tuổi nhưng vẫn đi làm bảo vệ để có tiền chi tiêu hằng ngày. Ở tuổi đó, bạn bè của ông Học đều nghỉ hưu, sống an nhàn vui vẻ. Sở dĩ ông Học phải vất vả như vậy, vì trước đây ông đã dồn hết tiền để cho con trai theo học đại học quốc tế. Mỗi năm, số tiền học tập chi tiêu của con trai đã ngốn của ông hơn 500 triệu đồng. Số tiền ông dành dụm cả đời vẫn không đủ, ông Học còn phải cắt đất bán mới lo cho con học xong 4 năm đại học.
Với tấm bằng đại học quốc tế, cậu con trai của ông ra trường đi làm ở một công ty với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Bao năm, thu nhập vẫn không tăng, chưa hỗ trợ được bố mẹ về kinh tế. Câu chuyện ông Nguyễn Trung Học đầu tư cho con học trường quốc tế đã trở thành bài học để nhiều người đem ra bàn luận mỗi khi trao đổi liên quan đến chủ đề học tập của con cái. Nếu trước đây, ông tự hào vì có cậu con trai học đại học quốc tế bao nhiêu thì giờ ông tự ti bấy nhiêu.
Trường hợp như ông Nguyễn Trung Học nghèo vì cho con ăn học ngày càng nhiều. Thậm chí, nhiều phụ huynh không chỉ đầu tư cho con học các chương trình quốc tế trong nước mà còn đầu tư đi du học nhưng kết quả thu được gần như “trắng tay”. Nhiều du học sinh sau khi học tập ở nước ngoài không thể thích nghi được với cuộc sống xa nhà đã về nước. Tuy nhiên, do thiếu năng lực, kỹ năng nên không xin được việc đành đi lao động chân tay, buôn bán nhỏ lẻ để sống.
Cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng
Liên quan đến vấn đề giáo dục, lựa chọn học tập cho con cái sau bậc THPT, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương). Theo bà Nga, hiện nay mô hình trường đại học đem lại nhiều sự lựa chọn cho phụ huynh và học sinh. Nếu hệ thống trường công, học phí theo quy định của Nhà nước thì các trường tư họ được quyền thu học phí theo tính toán của từng trường. Hiện có nhiều trường đại học ngoài công lập có mức học phí gần 1 tỷ đồng/năm học, nhiều trường mức học phí từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm học.
Quá trình tìm hiểu thực tế, bà Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, sự khác biệt ở những trường học phí khá cao là cơ sở vật chất tốt hơn rất nhiều. Thư viện và các phòng học được đầu tư và thiết kế chuẩn quốc tế. Môi trường cảnh quan xung quanh rất đẹp. “Trong xã hội, có những người có điều kiện và nhu cầu thì người ta sẽ chọn trường học phí cao. Vì trường học phí cao ngoài cơ sở vật chất thì họ còn đầu tư đội ngũ giảng viên. Đặc biệt, có những trường thuê cả giảng viên ở những trường đại học danh tiếng sang giảng dạy. Việc đa dạng các loại hình dịch vụ cho người học lựa chọn cũng là điều tốt. Các bậc phụ huynh căn cứ vào nhu cầu và điều kiện để lựa chọn con mình theo học ở trường nào. Bạn bè của tôi cũng có nhiều con theo học ở các trường quốc tế” – ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga tâm sự.
Cũng theo vị này, không phải lúc nào chi nhiều tiền cũng đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt nhất. Không phải chi tiền cao nhất thì nhận về chất lượng giáo dục cao nhất. “Có những trường đại học công hiện chất lượng đảm bảo. Số đông con em người dân có thể theo học được như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là những trường có bề dày đào tạo lâu năm và mơ ước của nhiều thế hệ sinh viên, phụ huynh học sinh.” – bà Nguyễn Thị Việt Nga phân tích.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, việc lựa chọn trường nào cho con học cái đó phụ thuộc rất nhiều nhận thức của phụ huynh. Để tránh trường hợp phụ huynh nghĩ đại học thu tiền cao thì đào tạo tốt nhất. Trước khi thí sinh lựa chọn trường để học, phụ huynh lựa chọn con em mình theo học trường nào cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng. “Các trường THPT cần quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh để định hướng tốt cho các em lựa chọn trường học và nghề nghiệp cho tương lai phù hợp với năng lực sở trường” – ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nêu.
Cuối cùng, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh: “Trước khi quyết định cho con theo học trường nào, chương trình nào phụ huynh cần quan tâm đến năng lực, sở trường từng cá nhân. Tìm hiểu nguyện vọng của thí sinh và căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình”.
Như vậy, qua tìm hiểu có thể thấy việc học phí đắt cũng chưa chắc có chất lượng đầu ra tương ứng. Học tập còn phụ thuộc vào năng lực của từng cá nhân. Ngoài ra, khi đầu tư giáo dục cho con em, phụ huynh cũng nên có sự so sánh giữa các trường và khả năng điều kiện của gia đình để lựa chọn phù hợp. Tránh vì chạy theo hào nhoáng bên ngoài để rồi có những lựa chọn sai lầm.
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Giá bán lẻ thực tế tại đại lý của mẫu xe Mazda CX-5 hiện đang giảm “thủng đáy” xuống dưới ngưỡng 700 triệu đồng, giảm đến 60 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ và khu vực phố cổ vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4-1/5.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.