Nợ Trung Quốc gần 1 tỷ USD xây đường cao tốc, quốc gia Nam Âu “cầu cứu” EU

Thứ tư, 14/04/2021 06:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Montenegro - quốc gia vùng Balkan đã phải nhiều lần đề xuất Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ trả khoản nợ gần 1 tỷ USD với Trung Quốc khi hợp tác xây dựng một dự án “đường cao tốc đắt đỏ bậc nhất thế giới”.

“Quá phụ thuộc vào Trung Quốc”

Một đoạn thuộc tuyến đường cao tốc “đắt đỏ bậc nhất thế giới” tại Montenegro. Ảnh: AFP.

Một đoạn thuộc tuyến đường cao tốc “đắt đỏ bậc nhất thế giới” tại Montenegro. Ảnh: AFP.

Chia sẻ với South China Morning Post, ông Peter Stano – phát ngôn viên của EU cho biết khối này sẽ “không trả nợ cho các đối tác với những khoản nợ mà họ vay từ bên thứ ba”. Tuy nhiên, ông Stano cũng bày tỏ mối lo ngại “về tác động kinh tế - xã hội và tài chính từ một số khoản đầu tư của Trung Quốc vào Montenegro” và có nguy cơ gây mất cân bằng kinh tế vĩ mô, phụ thuộc vào nợ.

“EU sẵn lòng hợp tác và hỗ trợ Montenegro trên hành trình trở thành thành viên của khối, và sẽ làm việc với nước này nhằm tìm hướng giải quyết các vấn đề tài chính cho các dự án đầu tư và đảm bảo tính bền vững về nợ công”, vị đại diện của EU nhấn mạnh.

Ông Stano còn lưu ý thêm rằng khối này đang là bên hỗ trợ tài chính nhiều nhất cho chính quyền Podgorica, đồng thời cũng là nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của Montenegro.

Bộ trưởng Tài chính Montenegro -ông Milojko Spajic là thành viên nội các mới nhất của quốc gia Nam Âu này đã đề xuất với EU giúp đỡ trong việc hoàn trả khoản vay bằng USD. Khoản vay này họ đã ký với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc vào năm 2014 để xây dựng đoạn đầu tiên của đường cao tốc dài 165 km nối cảng Bar của nước này với nước láng giềng Serbia.

Ông Spajic lưu ý rằng khoản nợ này nằm trong các thỏa thuận tài chính do chính phủ tiền nhiệm vay. Ông Spajic khẳng định rằng, chính phủ mới – lên nắm quyền hồi tháng 12 năm ngoái – mong muốn xích lại gần phía EU nhiều hơn là Trung Quốc sau khi các chính quyền tiền nhiệm đã khiến cho nước này phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh trong các vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng.

Chia sẻ với giới truyền thông hồi cuối tuần trước, ông Milojko Spajic thừa nhận: “Về vấn đề cơ sở hạ tầng, chúng tôi hiện đang quá dựa vào Trung Quốc. Tình hình rất cấp bách nhìn từ quan điểm địa chính trị”.

“Dính ngoại giao bẫy nợ”

 Ông Peter Stano, phát ngôn viên của EU về các vấn đề đối ngoại và an ninh. Ảnh: FT.

 Ông Peter Stano, phát ngôn viên của EU về các vấn đề đối ngoại và an ninh. Ảnh: FT.

Dự án đường cao tốc dang dở tại Montenegro được giới chuyên gia coi là một ví dụ điển hình của kiểu “ngoại giao bẫy nợ” mà Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế cáo buộc áp dụng đối với nhiều quốc gia trên thế giới khi triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” – một dự án phát triển cơ sở hạ tầng nối đông tây của nước này.

Bác bỏ những cáo buộc trên, phía Bắc Kinh khẳng định các khoản cho vay “theo thỏa thuận” của họ đối với các quốc gia đang phát triển không hề có điều kiện ràng buộc. Trong khi đó, giới chức trong khối EU ngày càng trở nên quan ngại về nguy cơ Trung Quốc tăng mức ảnh hưởng ở Tây Balkan – khu vực mà quốc gia này có quan hệ chặt chẽ với Serbia.

Hồi tháng 3 vừa qua, Phó Thủ tướng Montenegro Dritan Abazovic đã đề nghị các nước thành viên thuộc khối EU hỗ trợ thông qua việc cho quốc gia này vay tiền từ các ngân hàng châu Âu nhằm giảm bớt ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Cụ thể, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho Montenegro vay 809 triệu euro (21.400 tỷ đồng) tương đương với 85% chi phí dự kiến để xây dựng 41 km đường trong giai đoạn 1 do Tập đoàn xây dựng cầu đường Trung Quốc (CRBC) nhận thầu.

Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong, giai đoạn 1 đã đội vốn lên gần 1 tỷ euro, tương đương 1/4 GDP của Montenegro. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chi phí xây dựng phần còn lại của tuyến đường cao tốc này sẽ lên tới khoảng 1,2 tỷ euro.

Financial Times ước tính, với chi phí xây dựng trung bình lên tới 23,8 triệu USD mỗi km, tuyến đường cao tốc của Montenegro trở thành một trong những con đường đắt đỏ bậc nhất thế giới.

Theo thỏa thuận, khoản vay từ Trung Quốc của Montenegro sẽ đáo hạn lần đầu vào tháng 7 tới đây. Theo Nghị viện châu Âu, dự án trên là lý do khiến cho tỷ lệ nợ công trên GDP của Montenegro tăng từ 65,9% lên gần 80% khi nước này trả nợ xong.

                                                                                                  Hương Vũ

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm