(CLO) Khảo sát được thực hiện với 450 nhà đầu tư thuộc giới siêu giàu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra những vấn đề khiến họ không thể “ngồi im và quan sát”.
Ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ - Lombard Odier vừa tiến hành một cuộc khảo sát Nghiên cứu những người siêu giàu (Gọi tắt là HNWI) trên 450 nhà đầu tư thuộc giới siêu giàu ở châu Á - Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát cho thấy nhóm các nhà đầu tư lớn này đang thay đổi dần chiến lược "chờ đợi và quan sát" vốn được áp dụng trong thời kỳ dịch bệnh vừa qua.
Các chiến lược kinh doanh mới của giới siêu giàu đi kèm với đó là những mối quan tâm của các nhà đầu tư thuộc nhóm này bao gồm: cách quản lý tài sản trước những biến động của thị trường hiện tại, rủi ro chính trị cũng như cách đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Ông Jean-Francois Aboulker, lãnh đạo của Lombard Odier, cho biết: "Trong thời kỳ đỉnh điểm của dịch Covid-19 vào năm 2020, phần lớn các nhà đầu tư siêu giàu của châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát đã cho biết sẽ tiếp tục chiến lượng "chờ đợi và quan sát" của mình. Lý do là bởi họ chưa thể lường hết được các rủi ro liên quan và không chắc chắn rằng đại dịch sẽ diễn biến theo chiều hướng nào".
Rủi ro về lạm phát
Theo khảo sát, 65% các nhà đầu tư tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc) và Australia đã phải cơ cấu lại danh mục đầu tư để thích ứng với điều kiện hiện tại của thị trường.
Trong đó, khoảng 77% người được khảo sát cho biết, tình trạng lạm phát gia tăng và viễn cảnh suy thoái là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Các nhà đầu tư Singapore là nhóm tỏ ra lo ngại nhất về vấn đề lạm phát này.
Báo cáo HNWI cho biết: "Ngay cả tại Nhật Bản, nơi mà lạm phát duy trì ở mức 0 trong hơn 3 thập kỷ hiện cũng đang phải chịu áp lực với vấn đề này. Có tới 69% các nhà đầu tư của giới siêu giàu Nhật Bản tỏ ra lo ngại về lạm phát và đặt câu hỏi về việc liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có động thái thắt chặt hay không? 1/3 người thuộc giới siêu giàu Nhật Bản tin rằng điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong 12 tháng tới".
Vấn đề tăng lãi suất
Các nhà đầu tư trong nhóm khảo sát trước đây từng rất ít khi phải lo lắng về vấn đề tăng lãi suất bởi họ cho rằng hầu hết các Chính phủ sẽ vô cùng thận trọng với vấn đề này bởi việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư tại Australia và Indonesia lại đang dần tỏ ra hoài nghi về điều này. 70% các nhà đầu tư siêu giàu tại đây cho rằng lãi suất tăng sẽ là một nỗi lo lớn đối với họ trong thời gian tới.
Rủi ro về địa chính trị
Bên cạnh rủi ro về lãi suất, lạm phát thì tình hình bất ổn về địa chính trị thời kỳ hậu Covid-19, hay các cuộc xung đột căng thẳng giữa một số quốc gia trong thời gian qua cũng là một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư tại Philippines. Trong khi đó, các nhà đầu tư siêu giàu tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore cũng cho rằng căng thẳng địa chính trị là một trong những rủi ro hàng đầu trong 12 tháng tới.
Các nhà đầu tư này lo lắng về tác động rủi ro địa chính trị sẽ gây ra xung đột đối với khoản đầu tư của họ. Nhiều người dự đoán rằng lợi nhuận của họ trong thời gian tới sẽ sụt giảm và họ cũng có nguy cơ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh trong thời gian biến động chính trị.
Các nhà đầu tư tại Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản đặt câu hỏi về hiệu quả của các chiến lược đa dạng hoá hiện tại. Chẳng hạn như đối với bối cảnh thị trường khi giá cổ phiếu giảm, chênh lệch tín dụng nới rộng và lãi suất dài hạn tăng cao đã gây tác động tiêu cực đến danh mục đầu tư của họ.
Hai xu hướng đầu tư đã và đang được giới siêu giàu áp dụng
Trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro và thích ứng với các tác động thị trường mới, hai xu hướng đầu tư đã và đang được giới siêu giàu áp dụng.
Cuộc khảo sát cho thấy giới đầu tư siêu giàu tại châu Á - Thái Bình Dương đã trở nên thận trọng hơn với danh mục đầu tư của mình. Họ có xu hướng chuyển từ các loại tài sản rủi ro truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu sang đầu tư vào chính công ty riêng của họ.
Nhiều người còn đem chuyển hướng đầu tư vào các dạng tài sản an toàn hơn như tiền mặt và vàng. Một số cũng đầu tư vào các tài sản tư nhân bao gồm quỹ đầu tư tư nhân, nợ tư nhân, bất động sản, đầu tư vào cơ sở hạ tầng… Các nhà đầu tư ở Singapore và Australia đang dẫn đầu về xu hướng này.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có xu hướng rời khỏi thị trường nội địa của mình trong 2 năm vừa qua. Nhằm quản lý sự bất ổn sau đại dịch, các nhà đầu tư siêu giàu có xu hướng kết hợp đầu tư tại các thị trường nước ngoài. Báo cáo cho thấy giới đầu tư tại Nhật Bản và Indonesia đang dẫn đầu trong xu hướng này.
Ông Aboulker của Lombard Odier một lần nữa đưa ra ý kiến của mình: "Mặc dù đại dịch tác động đến toàn thế giới, vẫn có những sự khác nhau đáng kể trong tỷ suất sinh lời tại các quốc gia, và một số loại tài sản nhất định không đại diện cho toàn bộ thị trường. Những nhà đầu tư này rất tinh tế và hiểu được tầm quan trọng của cách tiếp cận dài hạn trong việc tìm kiếm tài sản bên ngoài thị trường nội địa của họ, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố trong nước".
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất. Đây là sự công nhận cho những nỗ lực của Bamboo Capital trong việc minh bạch hóa thông tin và không ngừng cải tiến công tác quản trị.
(CLO) Phiên giao dịch hôm nay (22/11), các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong hầu hết thời gian giao dịch, nhưng đến gần cuối phiên lại đuối sức.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Dù đăng ký nhận thừa kế từ cố chủ tịch 20,75 triệu cổ phiếu nhưng ông Nguyễn Hùng Cường chỉ nhận 11 triệu cổ phiếu DIG, nâng lượng sở hữu lên 11,96% vốn điều lệ.
(CLO) CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) đã ghi nhận lãi 9 tháng đầu năm sụt giảm 29%. Cổ đông ngoại dù đã nắm quyền phủ quyết vẫn thâu tóm thêm 30 triệu cổ phiếu.