(CLO) Trước những đề xuất của Bộ Công Thương về việc tăng giá điện, không ít người dân, doanh nghiệp tỏ ra bất ngờ, ngao ngáo. Vừa hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19, việc tăng giá đột ngột sẽ khiến đời sống kinh doanh, sinh hoạt trở nên khó khăn.
Lương ba cọc ba đồng, phải tiết kiệm từng kW
Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Bé Len (30 tuổi, quê An Giang) tỏ ra mệt mỏi khi nghĩ đến các khoản chi hàng tháng. Cùng là công nhân ở một nhà xưởng tại tỉnh Bình Dương, hai vợ chồng chị Len mỗi tháng kiếm được khoảng hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đồng lương ấy phải gánh vác mức chi tiêu chiếm gần 70%.
Được biết, gia đình chị có 5 thành viên, ngụ tại một phòng trọ nhỏ ở TP Dĩ An, với giá thuê hơn 1 triệu đồng/tháng, hiện chủ nhà trọ đang áp giá điện là 3.000 đồng/số. Với thời tiết nóng bức, cả nhà phải dùng điều hòa nhiệt độ hầu như cả ngày. Mỗi tháng, gia đình chị Len dùng ít nhất khoảng 200-300 số điện vì phải chi trả cho các khoản khác như máy giặt, tủ lạnh, đèn,…
“Bé con chỉ mới 2 tuổi nên rất dễ khóc, nếu quá nóng có thể gây nhiều bệnh về da cho bé nên tôi phải mở điều hòa hàng ngày. Tháng nào cũng trả 800 tới 900 nghìn đồng tiền điện, thêm tiền trọ nữa là hơn 2 triệu đồng. Hai vợ chồng luôn tự nhắc phải tiết kiệm hết mức có thể, thậm chí có nhiều hôm chúng tôi chỉ dám mở đèn khoảng vài tiếng”, chị Len nói.
Đồng thời, vì vừa khai giảng, nhiều chi phí lo cho việc học cả 2 đứa con đầu khiến chi tiêu của gia đình ngày càng tăng. Trong tháng 9 vừa qua, chị Len phải chạy khắp nơi để vay tiền, gom đủ 8 triệu đồng để lo cho con đi học rồi đi làm trả dần số nợ.
Nhắc tới việc giá điện sẽ tăng, chị Len thở dài: “Lại tăng à? Bây giờ thịt, cá ngoài chợ, hàng hóa gì cũng tăng, chúng tôi cũng khổ lắm. Tháng đủ, tháng thiếu chứ đâu có dư dả được mấy, nếu cứ đà này vợ chồng tôi lại phải đi vay tiền. Thôi thì tới đâu hay tới đó”.
Anh Hữu Danh (ngụ tỉnh Bình Dương) chia sẻ, hiện anh đang sống cùng vợ sắp cưới và bố mẹ tại một căn trọ trên địa bàn. Hiện tại, bố mẹ anh đã về hưu, vợ ở nhà trông coi nhà cửa và chỉ có anh là ra ngoài làm việc. Với mức lương cơ bản khoảng 8 triệu đồng, nếu chịu khó tăng ca, có thể lên đến 10 triệu đồng, anh chỉ đủ chi trả cho các khoản chi tiêu trong gia đình.
Theo anh Danh, mặc dù được lắp đồng hồ điện riêng, anh vẫn phải trả tiền điện hàng tháng với mức 3.000 đồng/kW, chứ không được tính theo giá điện bậc thang như các hộ dân xung quanh.
Mặc dù chưa tìm hiểu kỹ về phương án 5 bậc giá điện của Bộ Công Thương vừa đề xuất, song anh vẫn hy vọng giá bán lẻ sẽ ở mức ưu ái hơn với người lao động như anh.
Tăng giá điện cần có lộ trình
Theo chủ nhà trọ trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận) - chị Ngọc Dung chia sẻ, dãy trọ của chị hiện đang áp mức giá là 3.500 đồng/kW. Bởi việc lắp đồng hồ riêng cho từng phòng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhiều thủ tục như đăng ký tạm trú cho người ở, nên cả dãy phải sử dụng đồng hồ chung, suy ra số điện hàng tháng cao. Như bao chủ trọ khác, chị Dung đành phải thu ở mức điện như trên thì mới đủ cơ sở để điều hành, duy trì cả dãy trọ.
“Nếu điện tăng giá thì chúng tôi cũng khó xử. Không tăng thì lỗ vốn, tăng thì sợ là mọi người sẽ phản đối do đã ký hợp đồng 1 năm, 2 năm, ghi rõ số điện là 3.500 đồng/kW. Tôi nghĩ cơ quan chức năng cần xem xét lại, thời điểm này có lẽ chưa thích hợp để tăng vì người dân vẫn đang còn chịu nhiều ảnh hưởng từ đợt dịch vừa rồi”, chị Dung tâm sự.
Về phía các doanh nghiệp, theo ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam, mỗi tháng doanh nghiệp của ông chi trung bình khoảng 4-5 tỷ đồng cho tiền điện. Trong trường hợp giá điện tăng gần 4%, chi phí sản xuất sẽ “đội” lên rất lớn.
“Điều này sẽ tạo sức ép rất lớn cho doanh nghiệp, vì chúng tôi chỉ vừa mới phục hồi sau khoảng thời gian khó khăn do dịch bệnh. Hiện tại, lượng đơn hàng vẫn chưa được như trước, công ty cũng vừa phải tăng lương cho nhân viên. Trong khi năm ngoái, doanh nghiệp duy trì sản xuất ‘3 tại chỗ’ đã phải chịu chi phí rất lớn. Vừa mới hồi phục lại thôi, giá xăng dầu vừa giảm thì giá điện lại tăng thì quá khó khăn cho chúng tôi”, ông Hồng nói.
Đồng thời, vị chủ tịch nêu rõ, không chỉ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mà người lao động cũng “khổ sở” theo, tuy nhiên họ chỉ có thể hỗ trợ về chi phí xăng, dầu theo hợp đồng, riêng tiền điện thì khó có khả năng chi trả vì con số quá lớn.
Xét về đề án tăng giá điện mà Bộ Công Thương vừa đề xuất, ông Hồng cho rằng cần có lộ trình tăng chứ không thể tăng đột ngột như kế hoạch.
“Nếu giá điện tăng, bắt buộc chúng tôi phải tăng giá sản phẩm, nhưng thực tế điều đó là không thể. Tâm lý khách hàng luôn muốn giảm giá, tăng giá quá đột ngột sẽ khiến doanh nghiệp chịu không ít rủi ro”, vị này cho biết.
Bên cạnh đó, phương pháp tiết kiệm điện vẫn chưa được các cơ quan chuyên môn phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp khu chế xuất,… Theo ông Hồng, điển hình là năng lượng điện mặt trời - hệ thống đã từng giúp không ít doanh nghiệp giảm được khoảng 70% chi phí so với việc mua từ điện lực.
(CLO) Theo thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương ngày 12/11 cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
(CLO) Sự phát triển của Tổng cục Chính trị và hoạt động công tác đảng, công tác chính trị luôn gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, phát triển, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(CLO) Sau 1 tháng ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh Ninh Bình đã lập biên bản xử lý 2.573 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 1,5 tỷ đồng.
(CLO) Hôm nay (12/11), chỉ số VN-Index giảm 5,5 điểm, xuống mức 1.244,82 điểm. Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng giao dịch điện tử với 236 mã giảm giá, 120 mã tăng giá.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nêu rõ: “Lĩnh vực thông tin và truyền thông khá rộng, liên quan nhiều đến đời sống dân sinh, tác động đến đời sống xã hội. Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khá tự tin, điềm tĩnh, chắc chắn, ý kiến ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề”.
(CLO) Lượng ô tô tiêu thụ trên toàn thị trường tháng 10 tiếp tục tăng trưởng thêm 6% so với tháng liền trước và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 38.761 chiếc.
(CLO) Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP hai con số (tăng trưởng kinh tế quý IV đạt trên 15%), thu ngân sách nhà nước cả năm không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI cả năm đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch cả năm đạt trên 19 triệu lượt khách (trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế).
(CLO) Nguyễn Thanh Long đi mua 1 can xăng 5 lít, sau đó tiếp tục nhắn nhiều tin nhắn có nội dung đe dọa giết chị T và gia đình chị T. Cùng với đó, Long dùng điện thoại quay lại cảnh đổ xăng châm lửa đốt, gửi video cho chị T.
(CLO) Ngày 12/11, Công an TP Hà Nội cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thanh Thúy (SN 1993, chỗ ở Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”.
(CLO) Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (Bộ VHTT&DL) tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật”.
(CLO) Tesla đang đối mặt với sự chững lại trong tăng trưởng doanh số tại Trung Quốc, điều này có thể đưa hãng vào tình thế tụt hậu như General Motors (GM) trước đây tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 12/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng.
(CLO) Giai đoạn thua lỗ hàng trăm tỷ đồng từ 2020-2022 đã bào mòn gần hết vốn chủ của ShopeePay. Dù có lãi trở lại trong năm 2023 nhưng quy mô nợ phải trả vẫn cao gấp 29 lần vốn chủ.
(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.
(CLO) Điểm dân cư mới tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (Lào Cai) được quy hoạch 15ha để bố trí xây dựng 65 nhà ở mới cho các hộ dân bị thiệt hại nhà cửa do bão số 3 của xã Sàng Ma Sáo và các xã lân cận.
(CLO) Sáng nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có Công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các bộ ban ngành liên quan về việc ứng phó với cơn bão số 8.
(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm với mục tiêu tăng tốc triển khai, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(CLO) Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, sáng nay (12/11) bão Toraji đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Sức gió mạnh cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12, sóng biển gần tâm bão cao từ 5-7m.
(CLO) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đề xuất hỗ trợ 50% chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có cho cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời, mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở.
(CLO) UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến vào dự thảo Tờ trình, Nghị quyết quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn.
(CLO) Bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 70-150mm, có nơi trên 250mm.