Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!

Thứ năm, 15/10/2020 09:14 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những ngày qua, hình ảnh người chồng, người cha ở Thừa Thiên Huế gào thét, vái lạy thủy thần trả lại vợ và hài nhi chưa kịp khóc chào đời đã gây bao ám ảnh, đã cho ta thấy rõ nhất những hậu họa đau thương xảy đến với miền Trung sau những năm tháng phát triển nóng, tàn phá thiên nhiên bất chấp…

1. Mùa mưa năm nào cũng vậy, sẽ có một bản làng, thôn xóm, thậm chí cả một tỉnh rộng lớn trở nên tan tác vì mưa và thủy điện xả lũ.

Miền Trung năm nay, lúc này đang phải hứng chịu những ngày ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản và nhân mạng. Lãnh đạo Ủy ban quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nói thẳng, việc điều tiết xả lũ vừa qua gây nên ngập lụt, nhiều nơi bị ảnh hưởng là do xả lũ. Do đó, Ủy ban này đề nghị phải xả lũ theo đúng quy trình và có thông báo để an toàn, báo động cho người dân và các lực lượng đang tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Bão, lũ lụt còn tiếp tục diễn biến khó lường trong nhiều ngày tới tại khu vực miền Trung. Ảnh: GĐVN

Bão, lũ lụt còn tiếp tục diễn biến khó lường trong nhiều ngày tới tại khu vực miền Trung. Ảnh: GĐVN

Tuy nhiên, Bộ Công thương cho biết khu vực giúp các hồ tích được nước ở vùng núi thì không giữ được nước nên mưa lúc nào xuống lúc đó. Các hồ thủy điện xả lũ căn cứ vào lượng mưa lũ về và vận hành theo đúng thời gian mùa lũ để làm sao đảm bảo an toàn… “Nhận định thủy điện xả lũ gây ngập lụt là chưa toàn diện, không đúng”, đại diện bộ Công thương có ý kiến.

Mặc dù ý kiến của đại diện Bộ Công thương  là vậy, nhưng dư luận đang đặt câu hỏi về việc các hồ chứa các thủy điện đã vận hành đúng quy trình? Và việc quy trình vận hành hồ chứa thủy điện có được kịp thời điều chỉnh? Cơ quan quản lý có chạy theo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp hay không?...

Mặc dù đại diện Bộ Công thương không thừa nhận lỗi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong công điện khẩn về ứng phó mưa lũ, đã yêu cầu các bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động chỉ đạo công tác vận hành an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện, góp phần giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt ở hạ du do xả lũ.

Bão, lũ lụt còn tiếp tục diễn biến khó lường trong nhiều ngày tới tại khu vực miền Trung. Ảnh: GĐVN

Bão, lũ lụt còn tiếp tục diễn biến khó lường trong nhiều ngày tới tại khu vực miền Trung. Ảnh: GĐVN

2. Miền Trung địa hình hẹp, dốc, lượng nước đổ về dồn dập, lại thêm các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến vùng hạ du không kịp trở tay. Nhưng vì sao lượng nước đổ về dồn dập?

Ngoài tình trạng xây dựng thủy điện tràn lan, thì căn nguyên đã được gọi tên đó chính là nạn bạt núi làm dự án và phá rừng đến cạn kiệt, là việc ẩu tả trong chuyển đổi diện tích rừng sang sử dụng cho các mục đích khác…

Năm 2016, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước có gần 14,4 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10,2 triệu ha, rừng trồng 4,1 triệu ha; độ che phủ rừng 41,19%. Những con số đẹp đẽ ấy không che lấp được thực trạng rừng bị tàn phá ngày một nghiêm trọng, khiến Thủ tướng Chính phủ đã phải ra lệnh “đóng cửa rừng”.

Và bất chấp quyết tâm của Thủ tướng, rừng vẫn luôn “rỉ máu”. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại lên tới 7.283ha, tức mỗi năm Việt Nam mất đi 2.430ha rừng.

Đáng chú ý, khu vực Tây Nguyên năm 2019 có hơn 3.239.600 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng 2.559.596 ha. Mặc dù diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387ha so với năm 2018, nhưng  diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753ha.

Các thống kế đều cho thấy tại miền Trung và Tây Nguyên, diện tích rừng rừng phòng hộ đang suy giảm, thay vào đó là gia tăng diện tích rừng sản xuất. Theo GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua… Khi rừng còn “rỉ máu” năm này qua năm khác, thì báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc đã kết luận: Lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn,... ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng do phá rừng, mất rừng!

Một câu hỏi đau xót nữa, là vì sao các tỉnh thành miền Trung đều giáp biển, nhưng thoát lũ lại rất chậm? Các chuyên gia đã nhiều lần chỉ thẳng: Sông ngòi bị san lấp, thu hẹp, đường thoát nước tự nhiên ra biển bị “chắn” bởi hàng loạt resort, khách sạn sừng sững ven biển!

Miền Trung chìm trong biển nước do mưa lớn và thủy điện xả lũ.

Miền Trung chìm trong biển nước do mưa lớn và thủy điện xả lũ.

3. Thủy điện tràn lan, nạn phá rừng và lỗi quy hoạch đô thị ven biển là những nguyên nhân trực tiếp gây lũ lụt trên diện rộng ở miền Trung.

Về thủy điện, như loạt bài của báo CAND chỉ ra: Lịch sử đất nước chưa bao giờ thấy mạng lưới thủy điện đã bủa vây chằng chịt khắp các dòng sông, con suối trên vùng đất miền Trung và Tây Nguyên. Có lúc các “đại gia” tranh nhau “chạy” dự án thủy điện và ví chuyện được dự án như trúng vàng. Và rồi, có ai để ý nhiều con sông sử thi đã biến mất?

Thủy điện đang là những mối họa treo trên đầu các khu dân cư khi không kiểm soát quy hoạch, thi công, vận hành. Ở Huế, vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 đã khiến hàng chục người gặp nạn, trong đó có 17 công nhân của công ty thủy điện và 13 người trong lực lượng cứu hộ mất tích, hiện mới chỉ tìm thấy những thi thể đầu tiên.

Các chuyên gia thủy lợi, môi trường không phủ nhận lợi ích từ các dự án thủy điện, nhưng mặt trái của chúng là làm ngập, phá hủy nhiều diện tích rừng, đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái,… và đang phải coi chúng là “sự đã rồi”. Giờ, các chuyên gia yêu cầu phải thay đổi quy trình vận hành, xả lũ để cứu người dân vùng hạ du miền Trung, đặc biệt là khi những dự báo về mưa lũ còn đầy hiểm họa trong nhiều ngày tới.

Về quy hoạch, theo các chuyên gia, việc cần làm ngay và luôn là ngăn chặn sự thay đổi quy hoạch bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ tại các địa phương, rà soát, thu hồi các dự án vi phạm, sai phạm, hủy bỏ các dự án bạt núi lấp sông, lấn chiếm bờ biển, cửa biển,...

Núi Chụt ở trung tâm TP Nha Trang bị cào nát, phía dưới là các khu dân cư hiện hữu và đường giao thông, bờ biển.

Núi Chụt ở trung tâm TP Nha Trang bị cào nát, phía dưới là các khu dân cư hiện hữu và đường giao thông, bờ biển.

Những hô hào về kiểm soát thủy điện, bảo vệ rừng, thắt chặt quy hoạch đô thị,… cứ ra rả, đến hẹn lại lên. Và lũ lụt thì vẫn ập về miền Trung, vẫn bất ngờ, điên cuồng, rút đi rất chậm sau khi gây tang tóc.

Nhà báo Trần Vương Thuấn đã vừa đặt những dấu hỏi xé lòng: “Có bộ đồ gỗ khủng kỳ công nào được hợp thức hóa từ gỗ phá rừng đầu nguồn góp tay vào chuyến đi định mệnh của sản phụ ấy không? Có sự phát triển nóng, hợp tác lạnh, có lòng tham nhân danh cái đói, miếng ăn nào để phá sơn lâm, đâm hà bá, đào tróc núi, lấp cửa sông, ngăn dòng chảy,... đã đưa bàn tay đen mà bịt chặt tiếng trẻ khóc chào đời?”.

Và câu trả lời thuộc về tất cả chúng ta!

Kiên Giang

Tin mới

Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.

Công luận 24H
Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn